Quá trình hình thành và sự phát triển của Tổng công ty Quản lý bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 41 - 47)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của Tổng công ty Quản lý bay

Việt Nam (VATM)

Cùng với ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN), VATM đã có hơn 55 năm hình thành và phát triển, từ những bước chập chững trong lòng Quân đội, đi qua 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền đất nước, thoát ly khỏi môi trường Quân đội để vươn lên tầm cao mới. Dưới đây là một số mốc phát triển chủ yếu như sau:

Đúng 0 giờ ngày 01/01/1955, tại Sở chỉ huy sân bay Gia Lâm đã phát đi bức điện thông báo cho toàn thế giới biết: “Kể từ 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1955, theo giờ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn ra vào miền Bắc Việt Nam, từ vĩ thuyến 17 trở ra, phải xin phép cơ quan Điều phái nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đặt tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội”. Đây là bản thông điệp khẳng định quyền làm chủ, quản lý vùng trời miền Bắc Việt Nam, quyền quản lý điều hành, chỉ huy máy bay đi và đến trên tất cả các sân bay miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Quản lý bay dân dụng nói riêng. Kết thúc năm 1955, cán bộ, chiến sỹ của cơ quan bảo đảm bay đã hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động bay an toàn. Với sự kiện lịch sử tiếp quản sân bay Gia Lâm, công bố cho toàn thế giới về quyền quản lý không phận chủ quyền quốc gia, có thể khẳng định ngày 1/1/1955 là Ngày truyền thống của ngành Quản lý bay dân dụng Việt Nam.

Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN). Cục HKDDVN là một tổ chức quân đội trực thuộc Bộ quốc phòng; gồm nhiều đơn vị hợp thành, trong đó Quản lý bay là một trong những cơ quan chủ yếu.

Truyền thống vẻ vang và những bài học kinh nghiệm quý báu của 20 năm (1955 – 1975) xây dựng và trưởng thành trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tọc đã đặt nền móng vững chắc để xây dựng ngành Quản lý bay phát triển trong

giai đoạn mới của cách mạng – giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 11/2/1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 28-CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng được tổ chức theo Quyết định số 666/TTg ngày 15/01/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đây, Tổng cục HKDDVN là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, ngành Hàng không tách khỏi Quân chủng Phòng không – Không quân, có hệ thống tổ chức của một ngành kinh tế - kỹ thuật trong phạm vi cả nước, thành một binh đoàn làm kinh tế hàng không, đồng thời sẵn sàng làm nhiệm vụ của những đơn vị vận tải quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam khi có chiến tranh và có sự động viên. Theo Nghị định 28-CP, Cục Quản lý bay là một thành viên trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục HKDDVN. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, trên cơ sở thực tế, Cục Quản lý bay đổi tên thành Cục Kế hoạch và Quản lý bay.

Tháng 5/1977, Cục Kế hoạch và Quản lý bay được tách thành Vụ Kế hoạch và Cục Quản lý bay. Ngày 14/7/1977, Tổng cục trưởng Tổng cục HKDDVN ký Quyết định số 856/QĐ-TC phê chuẩn nhiệm vụ, chức trách, tổ chức của các Cục trong Tổng cục HKDDVN. Theo Quyết định này Cục Quản lý bay được đổi tên thành Cục Tham mưu. Cục Tham mưu là cơ quan tham mưu của Tổng cục HKDDVN về các mặt kế hoạch, xây dựng, huấn luyện, quản lý bay và quản lý trang bị kỹ thuật chỉ huy bay của toàn Tổng cục HKDDVN; là cơ quan trung tâm giúp thủ trưởng Tổng cục xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng không, phát triển hàng không dân dụng và là cơ quan giúp thủ trưởng Tổng cục nghiên cứu các nhiệm vụ quân sự, các kế hoạch tác chiến, cơ bản là cơ quan giúp thủ trưởng Tổng cục chỉ huy và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động bay của toàn Tổng cục. Nhiệm vụ trung tâm của Cục Tham mưu vẫn là tổ chức công tác hiệp đồng, chỉ huy, điều hành các chuyến bay. Để phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh hàng không kết hợp với nhiệm vụ sẵn sang chiến đấu, ngày 25/9/1981, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 334-QĐ/QP đặt phiên hiệu quân sự cho Tổng cục HKDDVN là Binh đoàn không quân vận tải 909; Cục Tham mưu được tách thành hai cơ quan là Vụ Kế hoạch và Cục Quản lý bay trực thuộc Tổng cục HKDDVN. Ngày 14/10/1988, Tổng cục trưởng ra quyết định số 802-QĐ/TCHK xác định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý bay. Theo đó, Cục Quản lý bay có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ thông tin, khí tượng, tìm kiếm cứu nguy cho các chuyến bay trong nước và quốc tế; phát hiện, xử lý những vi phạm quy tắc bay và không

phận; cùng với phòng không và không quân tham gia quản lý vùng trời; nghiên cứu để Tổng cục ban hành và chỉ đạo toàn ngành chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc, thể lệ, quy chế quản lý điều hành bay.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, do nhu cầu mở cửa và đổi mới, mối quan hệ giao lưu giữa hai miền Nam-Bắc, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng và theo đề nghị của Tổng cục Hàng không, ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112- HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục Hàng không. Nghị định chỉ rõ: Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Từ đây, Tổng cục Hàng không tách khỏi sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Cùng ngày, Hội đồng Bộ trưởng cung ký Quyết định số 225-CT thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tên tắt là Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trên cơ sở tài sản của Tổng cục Hàng không. Đây là sự thay đổi lớn nhất của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam sau 35 năm xây dựng và trưởng thành.

Để giúp lãnh đạo Tổng cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành quản lý bay, ngày 21/12/1989, Tổng cục trưởng ra quyết định số 837-TCHK xác định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Vụ Quản lý bay. Vụ Quản lý bay có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý bay trong mọi hoạt động bay hàng không dân dụng trong nước và quốc tế của ngành. Vụ Quản lý bay là cơ quan lập quy hoạch phát triển về nhiệm vụ, đường bay, hành lang bay và các trang thiết bị cơ sở hạ tầng đồng bộ của chuyên ngành quản lý bay hàng không dân dụng Việt Nam; soạn thảo điều lệ, quy chế quản lý bay hàng không Việt Nam, các đề án thay đổi đường bay, các hành lang bay khi nhiệm vụ phát triển; cung cấp các dịch vụ không lưu, thông tin, khí tượng cho hoạt động bay của hàng không trong nước và quốc tế có liên quan; tham gia vào việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Phối và chỉ đạo việc tìm kiếm cứu nguy với các tổ chức tìm kiếm cứu nguy quốc gia và quốc tế khi máy bay lâm nạn.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức Vụ Quản lý bay theo hướng đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 15/10/1990 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Bưu điện ban hành quyết định số 1888 QĐ/TCCB-LĐ thành lập Công ty Quản lý bay Hàng không Việt Nam - gọi tắt là Công ty Quản lý bay (Vietnam Air Traffic Services - VINAIRTRAS), trực thuộc Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam. Công ty Quản lý bay thực hiện chức năng quản lý, điều hành và kiểm soát

các hoạt động bay trên các hành lang bay và vùng trời được phân công; bảo đảm các dịch vụ không lưu, không báo và khí tượng hàng không, tham gia tổ chức công tác tìm kiếm, cứu nguy máy bay dân dụng trong nước và nước ngoài theo phạm vi phụ trách. Công ty vừa là tổ chức sự nghiệp bảo đảm hàng không, đồng thời là đơn vị kinh tế thực hiện dịch vụ hàng không. Sự ra đời của VINAIRTRAS đặt nền móng cho sự phát triển ngành Quản lý bay trở thành một tổ chức độc lập và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Bước vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế của đất nước tiếp tục có những bước phát triển vững chắc theo đường lối đổi mới mà Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng. Ngành hàng không là một trong những ngành mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Sau khi tách khỏi cơ chế quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng, trong những năm 1990 – 1993, Chính phủ đã có nhiều quyết định quan trọng chuyển đổi về tổ chức và từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành hàng không theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao khả năng hạch toán kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ, phân định cụ thể hơn nữa về chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh vận tải hàng không. Ngày 30/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 242-HĐBT, thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông - vận tải. Bộ Giao thông vận tải sau khi tiếp nhận Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã có các quyết định kiện toàn tổ chức của Công ty Quản lý bay Hàng không Việt Nam. Ngày 20/4/1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 746/QĐ-BGTVT chuyển đổi tổ chức của Công ty Quản lý bay thành Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam được thành lập trên cơ sở Công ty Quản lý bay và là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Cùng với hoàn thiện cơ chế tổ chức mới, hoạt động tài chính của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam cũng có những chuyển đổi phù hợp. Ngày 7/8/1993, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 67-TC/GTBĐ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Hai quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý. Từ đây Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam chính thức là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp các dịch vụ điều hành bay tiếp cận (trừ tiếp cận khu vực sân bay Tân Sơn Nhất) và đường dài thống nhất trên phạm vi cả nước. Trung tâm được thực hiện một phần quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động như vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, thực hiện chế độ hạch

toán kế toán (hạch toán báo sổ, hạch toán phụ thuộc), chủ động lập kế hoạch thu chi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt. Nhà nước cho phép trích một tỷ lệ thích hợp doanh thu của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam để làm các quỹ như quỹ khen thưởng,…So với cơ chế quản lý tập trung bao cấp trước đây, cơ chế này đã có những thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực kế hoạch, quản lý và sử dụng nguồn vốn, phân phối kết quả sản xuất.

Năm 1998, cơ chế tổ chức quản lý trong ngành hàng không tiếp tục có sự đổi mới. Ngày 24/01/1998, sau khi đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những thay đổi về cơ chế, tổ chức và tên gọi, theo Quyết định số 15/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam được chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Từ đây, Trung tâm chính thức hoạt động như một doanh nghiệp, độc quyền cung cấp toàn bộ các dịch vụ điều hành bay trên vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng thông báo bay do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) giao cho Việt Nam điều hành.

Năm 2008, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam được tổ chức lại, hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2003 theo Quyết định số 1789/QĐ-BGTVT ngày 19/6/2008 của Bộ Giao thông vận tải và đổi tên thành Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Năm 2010, thực hiện Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “chuyển đổi công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”, Quyết định số 177/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch điều chỉnh tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty một lần nữa được chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 thành công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Luật Doanh nghiệp 2005, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo Quyết định số 1754/QĐ-BGTVT ngày 25/06/2010 và đổi tên thành Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).

Theo Quyết định 1754/QĐ-BGTVT ngày 25/06/2010, Công ty mẹ - VATM được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành của Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam. Công ty mẹ - VATM là công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động ban hành tại Quyết định số 3448/QĐ- BGTVT ngày 30/11/2010 của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty có các nhiệm vụ như sau:

- Cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả tàu bay dân dụng và vận tải quân sự (khi được ủy quyền) hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các vùng thông báo bay (FIRs) so Việt Nam quản lý và các vùng không phận được quyền hợp pháp khác, bao gồm: Dịch vụ không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động); dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ khí tượng; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn;

- Tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình bảo đảm hoạt động bay;

- Sản xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư và các trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay và các trang thiết bị, linh kiện khác;

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo đảm hoạt động bay. - Cung ứng dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị phụ trợ dẫn đường, giám sát hàng không;

- Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh, mua bán vật tư, thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không và các chuyên ngành khác;

- Huấn luyện, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)