Tình hình lao động của Tổng công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 53)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Tình hình lao động của Tổng công ty

Tính đến 31/12/2015, tổng số lao động trong toàn Tổng công ty (gồm công ty con, không bao gồm viên chức quản lý) là 3.132 người. Trong đó:

- Công ty mẹ: 2.764 người

- Khối cơ quan Tổng công ty: 368 người, chiếm 13,3% - Khối các đơn vị thành viên: 2.396 người, chiếm 86,7% - Công ty con: 368 người

Bảng 3.1. Tình hình lao động của VATM

Đơn vị tính: người

Đơn vị

Giới tính Độ tuổi Trình độ đào tạo

Tổng cộng Nam Nữ < 35 35-45 >45 ĐH, SĐH TrC SC, KĐT Công ty mẹ 1.716 1.048 892 1.029 843 1.732 896 136 2.764 Khối cơ quan

Tổng công ty 214 154 102 126 140 285 56 27 368 Khối các đơn vị thành viên 1.502 894 790 903 703 1.447 840 109 2.396 Công ty con 225 143 98 132 138 241 67 60 368 Tổng cộng 1.941 1.191 990 1.161 981 1.973 963 196 3.132 Cơ cấu % 62 38 31,6 37,1 31,3 63 30,7 6,3 100

Nguồn: Ban TCCB-LĐ của VATM, Công ty TNHH KTQLB 3.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty

Bảng 3.2. Cơ cấu sở hữu vốn của công ty mẹ và công ty con của VATM

Tên, loại công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng) Vốn góp của TCTQLBV N (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn góp (%) Ghi chú

Công ty mẹ - VATM 3.138 Nhà nước sở hữu

100% VĐL Công ty con - Công ty TNHH

Kỹ thuật Quản lý bay 279 279 100

VATM sở hữu 100% VĐL

Đơn vị thực hiện cổ phần hóa - Trung tâm Dịch vụ thương mại Quản lý bay

150 90 60 Vốn điều lệ và vốn góp dự kiến khi cổ phần hóa, dự kiến VATM sở hữu 60% VĐL

Nguồn: Điều lệ hoạt động và Tổ chức của VATM, Công ty TNHH KTQLB, Trung tâm DVTMQLB Tổng công ty không được giảm vốn điều lệ (VĐL). Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ (VĐL) của Tổng công ty có thể tăng lên từ các nguồn như lợi nhuận sau thuế được chia theo nguồn vốn nhà nước; quỹ đầu tư phát triển; chênh lệch tiền thu từ việc bán bớt phần vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần; quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung; các nguồn bổ sung khác nếu có.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu bên trong: Các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, các văn bản quản lý nội bộ… trong Tổng công ty qua các năm từ năm 2010 -2015;

- Số liệu bên ngoài: Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, các giáo trình, bài viết trên Internet, truyền hình, báo chí, tạp san…

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Tổng công ty và Ban Giám đốc, các công ty con, gồm:

+ Ban Tổng Giám đốc về quá trình chuyển đổi mô hình công ty mẹ - công ty con; những khó khăn khi chuyển đổi; những ưu, nhược điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con; các giải pháp hoàn thiện; định hướng phát triển của Tổng công ty và các công ty con trong thời gian tới.

+ Kế toán trưởng của các đơn vị: công ty Quản lý bay miền Bắc, công ty Quản lý bay miền Nam; Trung tâm DVTMQLB; công ty TNHH kỹ thuật QLB: về những khó khăn và thuận lợi trong Cơ chế quản lý tài chính, phương pháp hạch toán của Tổng công ty

- Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

+ 05 Giám đốc, Phó Giám đốc các công ty Quản lý bay miền Bắc, công ty Quản lý bay miền Nam; công ty Quản lý bay miền Trung; Trung tâm DVTMQLB; công ty TNHH kỹ thuật QLB về công tác chuyển đổi.

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ đồng thuận của các công ty con về công tác chuyển đổi công tác chuyển đổi

Mức độ đồng ý của ông, bà với các ý kiến sau?

K h ôn g đ ồn g ý Đ ồn g ý H oà n to àn đ ồn g ý K h ôn g có ý k iế n

1. Cần thiết phải chuyển đổi    

2. Lộ trình chuyển đổi phù hợp    

3. Mục tiêu chuyển đổi rõ ràng    

4. TCT tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi     5. Mô hình mới tăng tính chủ động cho các công ty     6. Mô hình mới tăng hiệu quả cho các công ty    

+ Phỏng vấn 50 Cán bộ công nhân viên thuộc các bộ phận trực tiếp và gián tiếp của 03 công ty: Công ty Quản lý bay Miền bắc, Công ty Quản lý bay Miền Trung, Công ty Quản lý bay Miền Nam; Trung tâm DVTMQLB và Công ty TNHH kỹ thuật Quản lý bay về mức độ hài lòng đối với TCT sau khi chuyển đổi bằng các bảng câu hỏi, với cơ cấu:

+ Nữ: 25 người = 50%, Nam: 25 người = 50%

+ Độ tuổi từ 20 -35: 20 người = 40%; từ 35 – 45: 20 người = 40 %; 45 tuổi trở lên: 10 người = 20%.

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ phát triển của VATM

Suy nghĩ của Ông, bà đói với VATM ?

1. VATM sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai  có

 không

2. Ý định chuyển khác công ty khác  có

 không

Bảng 3.5. Đánh giá mức độ hài lòng đối với VATM

Nội dung nhận định Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng

Thu nhập, các chế độ khác 1 2 3 4

Môi trường làm việc 1 2 3 4

Phương pháp quản lý của

LĐ 1 2 3 4

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp: Phân tổ thống kê

Căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

- Công cụ hỗ trợ: Phần mềm excel

Theo mục tiêu của tình huống nghiên cứu, tác giả chọn phần mềm excel để vẽ biểu đồ và xử lý số liệu thủ tục thống kê cần áp dụng: Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh các giá trị trung bình để chỉ ra sự khác biệt, kiểm tra sự khác biệt giữa các gía trị trung bình, đánh giá mối tương quan giữa chỉ tiêu đánh giá đồng thời biết được xu hướng tăng (giảm) của chỉ tiêu đánh giá theo thời gian.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn

giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu, giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh. So sánh số liệu với kế hoạch kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu, so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu để nói lên tốc độ tăng trưởng, những tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục

3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia để tìm ra giải pháp tối ưu, sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Trong đề tài này tác giả đã trực tiếp tham khao ý kiến của Ban lãnh đạo tổng công ty và Ban Giám đốc của các đơn vị thành viên.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG VATM CON TRONG VATM

4.1.1. Căn cứ, mục tiêu và lộ trình chuyển đổi mô hình quản lý

4.1.1.1. Căn cứ chuyển đổi

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT Nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển TCT Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, trong đó TCT đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty TNHH một chủ (100% vốn TCT) hoặc là những công ty cổ phần mà TCT giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, TCT có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác”.

- Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ 01/07/2006; Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015. Đã đề cập đến mô hình công ty mẹ - công ty con như là một hình thức của nhóm công ty. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm: công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc có quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng Giám đốc hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đó. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con và bản chất mối quan hệ mà công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty con với tư cách thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông. Các hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con phải thực hiện bình đẳng như giao dịch giữa những chủ thể pháp lý độc lập, ngoại trừ những chi phối mang tính chất thực hiện các quyền của công ty mẹ đối với công ty con theo quy định.

- Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại công ty nhà nước

- Nghị định của Chính phủ số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty Nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà

nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp.

- Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

- Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch điều chỉnh tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải.

- Quyết định số 526/QĐ-BGTVT ngày 03/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt danh sách, kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.

- Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Điều 38 của Nghị định quy định: Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.

- Thông tư số 79/2010/TT-BTC ngày 24/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Thông tư 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

- Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

4.1.1.2. Mục tiêu chuyển đổi

- Thực hiện kế hoạch phát triển theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; Duy

trì nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là chính, bao gồm: Dịch vụ không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động); Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; Dịch vụ thông báo tin tức hàng không; Dịch vụ khí tượng và Dịch vụ tìm kiếm- cứu nạn cho tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không trong và ngoài nước đi đến các cảng hàng không sân bay tại Việt Nam, bay qua vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam và bay qua vùng thông báo bay do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Việt Nam kiểm soát và điều hành;

- Xây dựng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phát huy vai trò của một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng; Xây dựng thành một doanh nghiệp hoạt động có uy tín, đảm bảo cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động bay an toàn, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả; khắc phục triệt để những nhược điểm của mô hình cũ, hình thành cơ chế hoạt động của Tổng Công ty thông qua quan hệ kinh tế - tài chính giữa Tổng công ty với các Công ty con trên cơ sở sở hữu về vốn và phát huy quyền tự chủ của các công ty con trực thuộc Công ty mẹ.

- Xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

- Chuyển Tổng công ty từ liên kết hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết, tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết.

- Phát triển năng lực, quy mô và phạm vi kinh doanh của Tổng công ty, thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của Tổng công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, đẩy mạnh việc cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu các đơn vị thành viên của Tổng công ty.

- Sắp xếp lại tổ chức để có bộ máy quản lý, điều hành gọn, nhẹ, giảm bớt đầu mối trung gian, chủ động phân bổ lại lực lượng lao động hiện có cho phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

- Cổ phần hóa các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo lộ trình đã phê duyệt. - Huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên và các thành phần kinh tế khác phục vụ công tác đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Đầu tư, góp vốn, thành lập các công ty liên kết để khai thác các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)