Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hoạt động của mô hình quản lý công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam
2.2.1.1. Sự phát triển của mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Mục tiêu 10 năm (2001 – 2010) là “Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ra nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ đó, các công ty nhà nước (Các TCT 91 và 90) tiến hành đổi mới, sắp xếp lại.
Các TCT 91 và 90 được hình thành trong một bối cảnh kinh tế kế hoạch tập trung mà Nhà nước trực tiếp điều hành. Cơ chế này đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế về thương mại, công nghiệp và kỹ thuật... ở một mức độ nhất định. Hiện nay, cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những thay đổi về quyền tự chủ, chủ động của các TCT. Trong thời đại công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi phải có sự phản ứng linh hoạt của những người quản lý các doanh nghiệp TCT 91 và 90...
Ngoài ra, các TCT 91 và 90 của VN còn gặp một số khó khăn khác, đó là nền kinh tế bây giờ có một đặc trưng là sự biến động khó dự đoán so với thế kỷ 20. Các nền kinh tế quốc gia, khu vực, quốc tế lệ thuộc nhau một cách khăng khít. Chính vì thế, giải pháp công ty mẹ - công ty con phải tạo ra những thế đột phá để các TCT 91 và 90 chuyển đổi nhanh, đạt được thế tự chủ mạnh để chủ động đón đầu những biến động hơn là ở thế “từng bước tháo gỡ những khó khăn!” (xi măng lò đứng, nhà máy đường, đầu ra dệt may, xây dựng cơ bản...). Mặt khác cần phân rõ hai loại doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận và loại doanh nghiệp hoạt động công ích.
Việc chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con là hệ quả tất yếu từ thực tế của việc cổ phần hóa, từ việc tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, từ việc thâu tóm, sáp nhập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, doanh nghiệp sẽ có những chủ động hơn trong hoạt động. Chẳng hạn, cơ chế cấp phát, giao nhận sẽ chuyển sang đầu tư trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chuyển hoạt động chi phối từ mệnh lệnh hành chính sang sở hữu vốn, công nghệ, thị trường...
Kết quả, hơn 10 năm qua cả nước có 14 tổng công ty được sắp xếp theo các hình thức: giải thể cơ quan văn phòng, sáp nhập, hợp nhất, chia tách. 8 tổng công
ty 91 và 12 tổng công ty 90 đã được tổ chức lại để hình thành 11 tập đoàn kinh tế. Hiện nay cả nước có 101 tập đoàn, tổng công ty và 2 ngân hàng thương mại do Nhà nước giữa 100% vốn. Các công ty nhà nước được tổ chức lại, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con là bước đổi mới mối quan hệ giữa công ty mẹ-tổng công ty với các doanh nghiệp trong tổng công ty.
2.2.1.2. Các công ty mẹ-công ty con điển hình ở Việt Nam
- Tập đoàn sơn Kova: hình thành từ liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh là Tập đoàn sơn Kova. Tập đoàn sơn Kova có các công ty thành viên gồm Công ty sơn Kova Hà Nội, Công ty sơn giao thông Kova, Công ty cơ điện Bắc Sơn, Công ty cổ phần kiến tạo địa ốc Koci Kova, Công ty sơn Kova Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty đầu tư quốc tế Kova, Công ty liên doanh sơn Kova Soma Campuchia, Sơn Kova Lào, Công ty sơn Kova Singapore, Sàn bất động sản Kova. Công ty mẹ của Tập đoàn sơn Kova mà đứng đầu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe đã thực hiện việc nghiên cứu công nghệ mới để sản xuất loại sơn theo yêu cầu nhiệt đới hóa cao. Tập đoàn đã có chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật Việt - Mỹ với công ty sơn hàng đầu của Mỹ là Công ty sơn SMILAND, CALIFORNIA để nghiên cứu các sản phẩm sơn trang trí và chất chống thấm đạt chất lượng cao. Tập đoàn Sơn KOVA đã đầu tư xây dựng 5 nhà máy: Nhà máy Sơn KOVA Tp.HCM, Nhà máy Sơn KOVA Cầu Diễn, Nhà máy Sơn Giao thông, Nhà mày Bắc Sơn và Nhà máy Sơn KOVA Campuchia. Các nhà máy đều được lắp dây chuyền sản xuất hiện đại và còn có các phòng thí nghiệm hiện đại, với các máy so màu, đo độ nhớt, độ mài mòn, độ bóng, độ va đập, độ bền, độ thấm nước đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Sản phẩm Sơn và Chống thấm KOVA đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm Sanfrancisco (Mỹ), Trung tâm nhiệt đới hóa Singapore, Trung tâm kỹ thuật I và III - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam và được đánh giá có chất lượng cao, phù hợp với khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất thành công, công ty mẹ của tập đoàn sẽ đưa mẫu mã, công thức cho các doanh nghiệp thành viên sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.
- Ngân hàng VCB: có 7 công ty con trong đó VCB đầu tư 100% vốn vào 3 công ty (Công ty TNHH một thành viên Cho thuê tài chính Vietcombank, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank, Công ty TNHH Tài chính Việt Nam - Hồng Kông), 75% vốn vào Công ty Chuyển tiền Vietcombank, 70% vốn vào Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198; đầu tư 52% vốn vào Công ty Liên
doanh TNHH Vietcombank-Bonday-Ben Thanh, đầu tư 51% vốn vào Công ty Liên doanh Quản lý quỹ Vietcombank. Ngân hàng VCB đầu tư vốn thành lập 4 công ty liên kết trong đó VCB đầu tư 50% vốn vào Ngân hàng Shinhan Vina, 45% vốn vào Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardiff, 16,03% vốn vào Công ty TNHH Vietcombank – Bonday, 11% vốn vào Quỹ Vietcombank Partners.
Năm 2015, lợi nhuận của công ty cho thuê tài chính Vietcombank là 47,8 tỷ đồng; lợi nhuận của công ty Tài chính Việt Nam - Hồng Kông là trên 1 triệu đô la Hồng Kông; lợi nhuận của công ty Chứng khoán Vietcombank xấp xỉ 8 tỷ đồng. Tổng thu nhập năm 2015 của VCB từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần là 1.440,225 tỷ đồng (Nguồn báo cáo tài chính riêng năm 2015 của VCB).
- Công ty Vinamilk: Bằng các nguồn vốn tự có và tận dụng các nguồn vốn khác, Công ty đã tự mình đáp ứng đầy đủ nhu cầu thật sự cần thiết, nhất là những chương trình kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang, Trang trại bò sữa Nghệ An, Trang trại bò sữa Thanh Hóa, Trang trại bò sữa Bình Định, Trang trại bò sữa Lâm Đồng với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao (cao hơn giá thế giới), chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến (mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng) để bù vào giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân.
Công ty Vinamilk đã đầu tư 100% vốn vào công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất sữa; đầu tư 100% vốn vào công ty TNHH MTV Sữa Lam Sơn và Công ty TNHH MTV Sữa Dielac để sản xuất các sản phẩm sữa. Đồng thời công ty cũng góp 15.79% vốn vào công ty liên kết CTCP Nguyên liệu Thực phẩm Á Châu Sài Gòn để tận dụng nguồn nguyên liệu sữa có sẵn.
2.2.1.3. Kết quả áp dụng thí điểm mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con
Theo báo cáo sơ kết, kết quả áp dụng thí điểm quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong thời gian vừa qua thì việc thực hiện thí điểm đã có một số kết quả bước đầu:
* Về cơ chế
xây dựng nội dung cơ bản của mô hình công ty mẹ – công ty con và đã đưa nội dung đó vào Luật DNNN 2003; ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP hướng dẫn chuyển đổi tổng công ty nhà nước và các loại DNNN khác sang mô hình công ty mẹ – công ty con, làm rõ tính pháp lý, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và mô hình của tổ hợp công ty mẹ-công ty con; ban hành quy định quản lý tài chính trong loại hình tổ hợp này…
- Tạo ra được mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp mới phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là công ty mẹ là DNNN (có thể 100% vốn nhà nước, có thể công ty mẹ cũng là công ty cổ phần nhưng Nhà nước nắm cổ phần chi phối), còn công ty con thì rất đa dạng. Cũng là mô hình công ty mẹ – công ty con nhưng đa dạng trong loại hình tổ chức. Nhờ vậy đã tạo ra được mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hòa các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khả năng chi phối của doanh nghiệp Nhà nước đối với các thành phần kinh tế được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược thị trường công nghệ, lực lượng khoa học kỹ thuật… Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn cho các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn được đẩy mạnh. Việc mở rộng áp dụng quy mô này là hướng quan trọng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiến tới hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất ở nước ta.
- Chưa tạo ra được cơ chế thay đổi đội ngũ cán bộ điều hành, nhất là cán bộ chủ chốt, khi chuyển sang mô hình tổ chức kinh tế mới.
* Các mặt quản lý
- Tạo ra cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Nhà nước theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ. Các quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính hành chính, mệnh lệnh thu nộp. Điều này khắc phục được hạn chế của mô hình Tổng công ty đang áp dụng hiện nay. Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua các hợp đồng kinh tế, bình đẳng, cùng có lợi.
- Các công ty mẹ và các công ty con đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức. Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt thông qua hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển về quy mô, năng lực ngày càng lớn mạnh và vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình thành nên những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng qua nhiều năm.
- Việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép chúng ta đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước không làm yếu đi doanh nghiệp đó như một số Tổng công ty đã gặp phải, ngược lại cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước vẫn được bảo đảm. Việc cho phép các doanh nghiệp độc lập có thể tự nguyện tham gia vào tổ chức mô hình công ty mẹ - công ty con mở ra hướng để đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước yếu kém về hiệu quả, nhỏ bé về quy mô.
- Cả nước sắp xếp được trên 4.750 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa gần 3.390 doanh nghiệp; nếu tính cả thời gian trước đó là trên 5.370 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa gần 3.980 doanh nghiệp. Trong số này có 14 tổng công ty được sắp xếp theo các hình thức: giải thể cơ quan văn phòng, sáp nhập, hợp nhất, chia tách. 8 tổng công ty 91 và 12 tổng công ty 90 đã được tổ chức lại để hình thành 11 tập đoàn kinh tế. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đã thành lập mới 128 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chủ yếu là chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp và trên cơ sở Ban quản lý các dự án đã đầu tư. Đến nay, cả nước còn 1.309 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 452 doanh nghiệp an ninh, quốc phòng tham gia hoạt động công ích, 857 doanh nghiệp kinh doanh; tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực theo chốt, địa bàn quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ít hoặc chưa tham gia. Hiện nay cả nước có 101 tập đoàn, tổng công ty và 2 ngân hàng thương mại do Nhà nước giữa 100% vốn. Các công ty nhà nước được tổ chức lại, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con là bước đổi mới mối quan hệ công ty mẹ-tổng công ty với các doanh nghiệp trong tổng công ty.
- Kết quả bước đầu về sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ khá tốt: doanh thu sau khi chuyển đổi tăng cao, bình quân 48%, nộp ngân sách tăng 9%, lợi nhuận tăng 24%;tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn của các công ty mẹ đạt 10,83%; số lao động của các công ty con sau khi sắp xếp, tuyển dụng tăng thêm 11%. Các đơn vị này cũng thừa nhận, việc chuyển sang hoạt động theo công ty mẹ - công ty con đã làm thay đổi bản chất, phương thức tổ chức và phương thức quản lí điều hành từ kiểu hành chính(cấp trên – cấp dưới) sang phương thức đầu tư chi phối về vốn, công nghệ, thương hiệu đối với các công ty con.
Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của nhà nước sở hữu gần 400.000 tỷ đồng, chiếm hầu hết vốn nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 69% tín dụng của ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến nay, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%.
Bảng 2.1. Kết quả tài chính doanh nghiệp theo ngành ở một số TCT Đơn vị tính: (%) Đơn vị tính: (%)
STT Ngành Tỷ suất lãi gộp Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 1 Giấy 13,20 1,80 3,50 2 Thép 7,10 3,10 6,00 3 Xi măng 27,40 13,90 22,50 4 Lương thực 11,30 4,00 14,30 5 Cao su 29,00 8,30 9,90 6 Thủy sản 3,40 1,40 7,40 7 Dệt may 10,30 4,00 5,70 8 Hàng không 23,20 4,30 5,80