Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

4.1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN HUYỆN DÂN NÔNG THÔN HUYỆN

4.1.1. Thực trạng mắc bệnh và cách xử lý khi bị bệnh của người dân nông thôn 4.1.1.1. Thực trạng bệnh của đối tượng điều tra

Qua điều tra 120 hộ với tổng số 584 lượt khám chữa bệnh tại 3 xã cho thấy các loại bệnh thường mắc phải của người dân nông thôn trong huyện chủ yếu là bệnh về RHM-TMH-Mắt (32,19%). Đây là những loại bệnh dễ mắc, dễ lây lan trong môi trường không khí, qua tiếp xúc, nếu không phòng tránh và cứu chữa kịp thời sẽ lây lan rất nhanh và tạo thành dịch. Số trẻ em phải khám chữa bệnh cũng tương đối cao 157 lượt chiếm 26,88% do đây là đối tượng có miễn dịch kém dễ lây nhiễm và mắc bệnh. Các bệnh về nội khoa cũng có lượng khám chữa bệnh cao 18,49% bởi các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường là các bệnh mãn tính, dài ngày hay phải tái khám nên nhu cầu khám chữa bệnh ở nhóm bệnh này cũng sẽ cao. Trong số 457 người được điều tra thì chỉ có 10 lượt người khám sức khỏe định kỳ (1,71%), cho thấy người dân chưa quan tâm tới sức khỏe của mình mà chỉ khi có bệnh mới chữa chứ không chủ động phòng bệnh.

Bảng 4.1. Các loại bệnh của nhóm hộ điều tra

Loại bệnh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Đa khoa 10 1,71 - Chuyên khoa - - Nội khoa 108 18,49 Ngoại khoa 64 10,96 Sản phụ khoa 57 9,76 RHM-TMH-Mắt 188 32,19 Nhi khoa 157 26,88 Tổng 584 100,00

4.1.1.2. Cách xử lí của các đối tượng điều tra

Mỗi lần mắc bệnh là người dân nơi đây khám và chữa ngay điều đó thấy được qua bảng số liệu điều tra, không có trường hợp nào mắc bệnh mà không tìm cách chữa. Tuy nhiên cách chữa chủ yếu vẫn là đi khám BHYT (52,74%) do chính sách phát triển BHYT mấy năm gần đây được khuyến khích và đẩy mạnh, số người dân tham gia BHYT ngày càng đông, cùng với chính sách ưu đãi khi tham gia KCB BHYT. Ngoài ra số người dân tự mua thuốc về chữa chiếm tỷ lệ 11,82%, tỷ lệ này có thể do bệnh mắc phải là biểu hiện bệnh nhẹ hoặc bệnh thông thường nên cứ có bệnh là họ mua thuốc uống chứ không cần qua y bác sĩ để thăm khám. Tỷ lệ người dân tham gia khám chữa bệnh dịch vụ cả ở bệnh viện và phòng khám tư tuy rằng không nhiều như khám BHYT nhưng cũng chiếm tỷ lệ cao (35,45%) cho thấy nhận thức của người dân về những ưu điểm của KCB DV.

Biểu đồ 4.1. Cách xử lý mỗi lần mắc bệnh

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)

4.1.1.3. Phương pháp điều trị

Ngày nay, với sự phát triển của y học, phương pháp chữa trị bệnh của Tây y mang lại kết quả điều trị cao và được người dân sử dụng chủ yếu. Qua bảng 4.2 ta thấy được số liệu điều tra phù hợp với xu thế chung, phương pháp điều trị bằng tây y chiếm đa số (89,55%), bên cạnh đó phương pháp điều trị bằng đông y hoặc kết hợp cả hai chiếm tỷ lệ tương đối thấp (10,45%), hai phương pháp này thường

được sử dụng đối với các trường hợp bệnh nan y, bệnh mãn tính và có thời gian điều trị dài ngày.

Bảng 4.2 Các phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Đông y 12 2,06

Tây y 523 89,55

Kết hợp đông, tây y 49 8,39

Tổng 584 100,00

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)

4.1.1.4. Kết quả điều trị

Kết quả điều trị bệnh sau khi khám và chữa đem lại kết quả tương đối khả quan với tỷ lệ khỏi bệnh cao (60,79%) và thuyên giảm (26,88%), điều này cho thấy công tác KCB đáp ứng khá tốt với nhu cầu KCB của người dân. Tuy nhiên tỷ lệ không khỏi bệnh hoặc trường hợp phải chuyển cơ sở vẫn còn 12,33% do đây là tuyến y tế huyện và cơ sở nên vẫn còn hạn chế nhiều mặt.

Bảng 4.3. Kết quả điều trị

Kết quả điều trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Khỏi bệnh 355 60,79

Thuyên giảm 157 26,88

Không giảm 42 7,19

Chuyển cơ sở 30 5,14

Tổng 584 100,00

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) 4.1.2. Loại hình dịch vụ khám chữa bệnh

Qua bảng điều tra về các loại hình dịch vụ KCB của người dân nông thôn Huyện ta thấy rất đa dạng các loại hình, phần nào đáp ứng được nhu cầu về KCB của người dân. Các bệnh về RHM-TMH-Mắt người dân có nhu cầu khám ngoài công lập nhiều hơn cả (29,13%) và các bệnh nội khoa (25,98%) do đây là các bệnh hay mắc phải, bệnh mãn tính và không cần phải điều trị nội trú nên họ chọn

khám ngoài cho nhanh chóng chứ không cần tới bệnh viện, mặt khác các phòng khám tư nhân về loại hình này cũng được mở ra nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân. Các bệnh về ngoại khoa, nhi khoa thường phải nằm điều trị nội trú thì người dân sẽ chọn khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)