Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016) 4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH DỊCH VỤ CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN
4.3.1. Thúc đẩy xã hội hóa trong khám chữa bệnh
4.3.1.1. Nâng cao vai trò của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCB
Nâng cao chất lượng KCB DV là điều cần thiết để thu hút người dân tham gia KCB DV. Vì vậy, cần chú trọng cải thiện chất lượng KCB DV.
BỆNH NHÂN KHÔNG BHYT ĐẾN KHÁM BỆNH
BÀN HƯỚNG DẪN - Tiếp đón hướng dẫn
- Mua sổ khám bệnh, lấy số thứ tự - Điền thông tin và đóng phí khám bệnh
PHÒNG KHÁM BỆNH Khám theo số thứ tự
Đóng phí và làm cận lâm sàng
MUA THUỐC TẠI QUẦY THUỐC BỆNH VIỆN
RA VỀ
Có cận lâm sàng
Kết quả được trả về phòng khám
Để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế các cơ sở y tế cần phát triển các dịch vụ kỹ thuật tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao đòi hỏi cơ sở y tế phải xây dựng và thực hiện kế hoạch để tiếp nhận kỹ thuật mới, chuyên sâu. Cơ sở y tế cần đặt ra chỉ tiêu cụ thể nhằm tăng cường điều trị ngoại trú, nhất là đối với những bệnh mãn tính, giảm ngày điều trị nội trú, bảo đảm chất lượng điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện không cần thiết, giảm chi phí cho người bệnh.
Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, giảm nguy cơ sai sót trong chuyên môn làm ảnh hưởng tới chất lượng KCB. Sự an toàn của người bệnh được đặt lên trên,. Vì vậy các cơ sở y tế cần có sự cam kết đảm bảo an toàn cho người bệnh để người bệnh có thể yên tâm điều trị, đồng thời cũng làm tăng uy tín của cơ sở KCB với người dân, từ đó người dân sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ và giới thiệu những người xung quanh cùng tham gia, đây cũng là một kênh để quảng bá hiệu quả.
Tăng cường trao đổi kỹ thuật với các cơ sở y tế tuyến trên để học hỏi, tiếp thu được các kỹ thuật cao.
Tăng cường phát triển kỹ thuật, thực hiện đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh; chú trọng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền để đạt hiệu quả tốt trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, người dân có quyền được hưởng những dịch vụ cao cấp với cơ sở vật chất khang trang, vệ sinh sạch sẽ và các trang thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy các cơ sở KCB cần huy động mọi nguồn lực, khai thác kêu gọi đầu tư từ phía các nhà đầu tư, các cơ quan, tổ chức để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Các cơ sở y tế được phép huy động vốn, liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nươc để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu người dân.
Để triển khai được các kỹ thuật cao thì phải đồng bộ trang thiết bị, máy móc hiện đại, khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết bi hiện đại đó. Áp dụng công nghệ thông tin trong KCB là một việc làm cần thiết để có thể phát triển được công tác KCB.
4.3.1.2. Mở rộng mạng lưới KCB DV cả công lập và dân lập
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân ngày càng tăng, cùng với sự phát triển chung của hệ thống bệnh viện và để
giải quyết tốt các vấn đề bất cập về tình trạng quá tải của bệnh viện, phục vụ tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần giảm áp lực quá tải tại Bệnh viện, việc thành lập các khoa khám chữa bệnh chất lượng cao là rất cần thiết.
Thành lập khoa KCB theo yêu cầu là thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chính sách khuyến khích xã hội hóa ngành y tế. Bên cạnh đó, khoa KCB theo yêu cầu giải quyết tốt các vấn đề bất cập về tình trạng quá tải của bệnh viện, phòng khám đồng thời đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân.
Mô hình phòng khám chữa bệnh ngoài giờ: Các cơ sở y tế tăng cường tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu KCB cho nhân dân đồng thời giải quyết khó khăn đời sống cho cán bộ y tế. Về nguyên tắc, các hoạt động dịch vụ y tế không ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật theo tiêu chuẩn chung của ngành y tế.
Ở các cơ sở y tế công lập cần xây dựng thêm các phòng, buồng dịch vụ, mở rộng phát triển thêm các loại hình khám chữa bệnh dịch vụ chất lượng cao.
Mô hình giường dịch vụ: bệnh nhân được chăm sóc điều trị về chuyên môn theo giá viện phí quy định của nhà nước, nhưng nếu có sử dụng dịch vụ giường bệnh theo yêu cầu phải chi trả cho cơ sở y tế theo giá thỏa thuận.
Phát triển, cải thiện mô hình “bác sĩ gia đình”: Chức năng quan trọng nhất của bác sĩ gia đình là công tác dự phòng bệnh. Họ vận động bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham gia các chương trình tiêm chủng, tham vấn sức khỏe, theo dõi giám sát bệnh nhân, phòng ngừa bệnh tật, nhận ra những ảnh hưởng bệnh tật của bệnh nhân với gia đình và ngược lại. Sự hiểu biết của bác sĩ gia đình về tỉ lệ mắc bệnh hay các vấn đề về sức khỏe, các loại bệnh thường gặp trong cộng đồng sẽ giúp ngành y tế chẩn đoán chính xác bệnh tật, dịch bệnh để có biện pháp chăm sóc thích hợp cho các bệnh nhân. Hoạt động y tế gia đình nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí điều trị. Bác sĩ gia đình có thể giúp bệnh nhân và gia đình họ giải quyết các vấn đề sức khỏe thông thường cùng các bệnh lý cấp hay mạn tính chưa có biến chứng cũng như chưa cần chuyển khám chuyên khoa. Từ đó giảm áp lực cho các chuyên khoa, hạn chế quá tải cho các bệnh viện.
Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà là một trong những giải pháp góp phần giảm quá tải và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Hình thức đăng ký khám qua mạng, qua điện thoại sẽ giảm được rất nhiều thời gian chờ đợi cho người bệnh và cơ sở y tế cũng sẽ chủ động hơn trong việc phục vụ người bệnh.
Mô hình dịch vụ phẫu thuật, sinh theo yêu cầu: Bệnh nhân được phép chọn bác sĩ theo ý muốn để được hưởng sự chăm sóc của các bác sĩ giỏi chuyên môn và không phải chờ đợi lâu, tiền dịch vụ thu của bệnh nhân được trích một phần để bồi dưỡng cho bác sĩ được chọn hoặc cho kíp phẫu thuật.
Khuyến khích thành lập những cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có chất lượng cao, đa dạng các loại hình khám chữa bệnh.
4.3.1.3. Tổ chức quản lý các hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác KCB DV Chất lượng khám chữa bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chất lượng chuyên môn, vấn đề an toàn người bệnh, coi người bệnh là trung tâm, hiệu quả, hiệu suất, tính kịp thời và vấn đề công bằng là những nội dung cơ bản. Để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thì phải quan tâm và định hướng các dịch vụ y tế theo các nội dung trên. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh với nhiều hoạt động và các nhóm giải pháp đồng bộ: chuẩn hóa và nâng cao năng lực của người hành nghề; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của các cơ sở khám chữa bệnh; chuẩn hóa và cải tiến các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng thông qua các kênh thông tin thu thập ý kiến đánh giá và phản hồi của người dân. Việc thực hiện đồng bộ trương trình này, cùng với sự nỗ lực của các cơ sở y tế thì chất lượng khám chữa bệnh sẽ ngày càng được cải thiện.
Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chi phí điều trị, thu tiền, quản lý thông tin của bệnh nhân...tiết kiệm thời gian cho cả bệnh nhân và cơ sở y tế.
Tiếp nhận bệnh nhân, quản lý bệnh nhân, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kê đơn… đều được thực hiện đồng bộ trên hệ thống quản lý mạng giúp tiết kiệm thời gian cho công tác khám chữa bệnh, thanh toán viện phí, nhận thuốc và thuận tiện cho việc theo dõi bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, lắp đặp nhiều bảng hướng dẫn, hệ thống màn hình chờ với nhiều thông tin hữu ích cho người bệnh…
Ứng dụng bảng số điện tử, bảng thông báo điện tử, thẻ thanh toán điện tử để người bệnh tiện theo dõi, thực hiện và thanh toán viện phí. Xây dựng phương án đáp ứng linh hoạt khi có số lượng người bệnh đến khám và điều trị tăng đột biến.
Thực hiện khám theo giờ, theo lịch hẹn tùy theo nhu cầu của người bệnh để người bệnh biết trước lịch khám và thời gian khám cụ thể của mình để thu xếp cho thuận lợi nhất.
Thực hiện công khai giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, bảng giá viện phí, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế để người bệnh dễ quan sát, thực hiện và giám sát thực hiện.
4.3.2. Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn trên địa bàn huyện về KCB DV
4.3.2.1. Cải thiện yếu tố văn hóa
Tình trạng người dân có bệnh là ra hiệu thuốc mua thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ đang diễn ra phổ biến. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân do nhận thức của người dân còn hạn chế, họ lầm tưởng bệnh gì cũng có thể chữa bằng kháng sinh, và ra hiệu thuốc mua là được chứ không cần phải đi khám. Tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc mà người bệnh gặp phải thường là dị ứng, có nguy cơ gây sốc phản vệ với diễn biến nhanh, có thể gây tử vong. Phản ứng của thuốc đối với cơ thể rất đa dạng tùy theo cơ địa mỗi người. Vì thiếu hiểu biết, nhiều người đã để bệnh ngày càng nặng do tự ý mua thuốc mà chưa được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, điều này gây ra không ít tác hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy người dân không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Khi có bệnh thì người dân đi khám để được bác sĩ khám, kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc.
4.3.2.2. Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về KCB dịch vụ
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức đúng đắn về KCB DV có ý nghĩa và vai trò quan trọng như thế nào. Thực tế cho thấy, có nhận thức đúng hành động mới đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện vì đây là nguyên nhân quan trọng của việc nhiều người dân nông thôn chưa quan tâm hoặc không muốn tham gia KCB DV là do họ chưa hiểu biết, chưa thấy được
lợi ích của việc sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Bên cạnh đó là những nguyên nhân về việc làm, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc KCB DV.
Người dân nông thôn cần nắm được quyền và lợi ích cũng như những ưu điểm, thuận lợi mà KCB DV mang lại cho họ.
Tiếp cận thông tin trong khám chữa bệnh dịch vụ, cập nhật những thay đổi về chính sách trong công tác KCB để từ đó dễ tiếp cận hơn với các cơ sở KCB DV.
Có thái độ đúng, hợp tác với nhân viên y tế, tin tưởng vào y bác sĩ để việc KCB có được kết quả tốt.
Cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân hiểu biết về bệnh tật và sức khỏe, cách phòng chống bệnh tật, và khi có bệnh thì lựa chọn cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu của người bệnh.
4.3.2.3 Cải thiện yếu tố tâm lí của người dân nông thôn khi KCB dịch vụ Trình độ chuyên môn của các y, bác sĩ và các nhân viên y tế là các yếu tố quyết định kết quả KCB, chính vì thế các cơ sở KCB cần tạo cơ chế thu hút nguồn lực có chuyên môn cao, đồng thời thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật các phương pháp điều trị mới, thuốc mới để điều trị có hiệu quả nhất khiến cho người bệnh yên tâm tin tưởng.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực của các cơ sở y tế bằng cách tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao, có các chế độ chính sách đãi ngộ để thu hút họ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật để nâng cao chất lượng KCB, đồng thời thường xuyên trau dồi nâng cao nhận thức chính trị, y đức, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về cả kỹ năng và chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, để cán bộ y tế có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh. Đặc biệt nên thường xuyên mở các lớp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, chú ý nâng cao về giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể như là tươi cười, cử chỉ thân thiện…Ngoài ra việc giáo dục y đức cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là ở các cơ sở y tế công lập là rất cần thiết nhằm hạn chế những tình trạng tiêu cực.
Có thái độ cảm thông với người bệnh, hướng dẫn, tư vấn giải thích cho người bệnh, cung cấp các thông tin về KCB cho bệnh nhân, theo dõi sát sao người bệnh tránh xảy ra tai biến.
Thực hiện các thủ tục KCB DV nhanh, gọn và dễ dàng như đặt lịch KCB DV qua điện thoại, qua mạng, cụ thể cho từng bệnh nhân nhằm giảm thời gian chờ khám và lấy kết quả khám.
Áp dụng các danh mục kỹ thuật và các mức giá liên quan theo quy định. Niêm yết công khai, rõ ràng các dịch vụ thực hiện và giá cả các dịch vụ để người dân nắm được.
Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, nhu cầu KCB của nhân dân ngày càng cao và đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần có một hệ thống các tác động trong đó chính sách giá cả các dịch vụ khám chữa bệnh có vai trò then chốt. Để đảm cho hoạt động thường xuyên và tái đầu tư phát triển của các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ các chi phí. Mặt khác, để cho mọi người dân đều có thể tiếp cận và thoả mãn các yêu cầu về dịch vụ y tế thì trên cơ sở một dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản, với mức giá mà tự mỗi người bệnh (hoặc thông qua bảo hiểm y tế) có thể chi trả cần có thêm các dịch vụ ở các cấp độ chất lượng cao hơn. Đây cũng chính là hình thức huy động sự đóng góp của nhiều đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ y tế cùng Nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển ngành y tế nước ta. Tuy vậy, nguồn tài chính cơ bản cho các hoạt động của hệ thống y tế vẫn là nguồn ngân sách Nhà nước, việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ nhân dân qua