Nhu cầu KCB dịch vụ theo nguồn thu nhập chính của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 69 - 70)

Thu nhập chính

Đối tượng điều tra

Tỷ lệ KCB (% ) Nhu cầu KCB dịch vụ (hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Công chức, viên chức 32 22,50 22,26 21 CN- TTCN 18 13,33 15,41 12 Dịch vụ 29 24,17 18,84 27 Nông nghiệp 45 35,83 38,36 20 Khác (trợ cấp,…) 5 4,17 5,14 0 Tổng 120 100,00 100,00 80

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)

4.1.4.5. Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ theo loại hộ điều tra

Thu nhập của người dân nông thôn là nhân tố quyết định có tham gia khám chữa bệnh dịch vụ hay không. Bởi vì, không có thu nhập, thu nhập không được đáp ứng thì không thể tham gia, mặc dù họ có nhận thức đầy đủ, có muốn tham gia đến đâu đi nữa.

Qua kết quả điều tra về kinh tế theo thu nhập hộ gia đình cho thấy số hộ gia đình có mức thu nhập tập trung ở nhóm trung bình chiếm tỷ lệ cao 64,17%, nhóm khá, giàu cũng chiếm tỷ lệ tương đối là 33,33%, bên cạnh đó nhóm nghèo và cận nghèo chỉ chiếm 2,5%. Kết quả trên cho thấy sự phát triển kinh tế trong khu vực huyện đang trên đà phát triển, thu nhập của người dân bị tác động mạnh mẽ bởi diễn biến kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. Thu nhập của người dân cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu KCB. Khi người dân có thu nhập ổn định họ sẽ lựa chọn cho mình cơ sở để KCB tốt hơn. Nhóm hộ khá, giàu

có nhu cầu cao về KCB DV 32/40 hộ. Hộ có thu nhập cao quan niệm có tiền thì lỡ ốm đau bệnh tật sẽ KCB DV vừa nhanh, vừa đảm bảo chất lượng phục vụ, được chăm sóc tốt hơn. Trong khi đó nhóm nghèo và cận nghèo là không có nhu cầu về hình thức này, nhóm trung bình thì cũng có nhu cầu khá cao về KCB DV 48/77, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)