3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ dân
Số lượng và tỷ lệ hộ dân các nhóm phân theo nhóm ngành; độ tuổi và đối tượng tham gia BHYT;
Cơ cấu hộ dân nông thôn theo trình độ học vấn; Cơ cấu hộ dân nông thôn theo thu nhập;
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn dân nông thôn
Tỷ lệ hộ điều tra có KCB dịch vụ, lí do chọn khám chữa bệnh dịch vụ; Tỷ lệ và số lượng người dân nông thôn có nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ phân theo giới tính, độ tuổi, thu nhập và khoảng cách địa lí;
Tỷ lệ và số lượng người dân nông thôn có nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ phân theo chuyên khoa;
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu KCB dịch vụ Tỷ lệ ý kiến đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị khám Tỷ lệ ý kiến đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh dịch vụ.
Số lượng và tỷ lệ ý kiến đánh giá về một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn
Mức độ hài lòng của người dân nông thôn đối với các loại hình khám chữa bệnh dịch vụ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN HUYỆN DÂN NÔNG THÔN HUYỆN
4.1.1. Thực trạng mắc bệnh và cách xử lý khi bị bệnh của người dân nông thôn 4.1.1.1. Thực trạng bệnh của đối tượng điều tra
Qua điều tra 120 hộ với tổng số 584 lượt khám chữa bệnh tại 3 xã cho thấy các loại bệnh thường mắc phải của người dân nông thôn trong huyện chủ yếu là bệnh về RHM-TMH-Mắt (32,19%). Đây là những loại bệnh dễ mắc, dễ lây lan trong môi trường không khí, qua tiếp xúc, nếu không phòng tránh và cứu chữa kịp thời sẽ lây lan rất nhanh và tạo thành dịch. Số trẻ em phải khám chữa bệnh cũng tương đối cao 157 lượt chiếm 26,88% do đây là đối tượng có miễn dịch kém dễ lây nhiễm và mắc bệnh. Các bệnh về nội khoa cũng có lượng khám chữa bệnh cao 18,49% bởi các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường là các bệnh mãn tính, dài ngày hay phải tái khám nên nhu cầu khám chữa bệnh ở nhóm bệnh này cũng sẽ cao. Trong số 457 người được điều tra thì chỉ có 10 lượt người khám sức khỏe định kỳ (1,71%), cho thấy người dân chưa quan tâm tới sức khỏe của mình mà chỉ khi có bệnh mới chữa chứ không chủ động phòng bệnh.
Bảng 4.1. Các loại bệnh của nhóm hộ điều tra
Loại bệnh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Đa khoa 10 1,71 - Chuyên khoa - - Nội khoa 108 18,49 Ngoại khoa 64 10,96 Sản phụ khoa 57 9,76 RHM-TMH-Mắt 188 32,19 Nhi khoa 157 26,88 Tổng 584 100,00
4.1.1.2. Cách xử lí của các đối tượng điều tra
Mỗi lần mắc bệnh là người dân nơi đây khám và chữa ngay điều đó thấy được qua bảng số liệu điều tra, không có trường hợp nào mắc bệnh mà không tìm cách chữa. Tuy nhiên cách chữa chủ yếu vẫn là đi khám BHYT (52,74%) do chính sách phát triển BHYT mấy năm gần đây được khuyến khích và đẩy mạnh, số người dân tham gia BHYT ngày càng đông, cùng với chính sách ưu đãi khi tham gia KCB BHYT. Ngoài ra số người dân tự mua thuốc về chữa chiếm tỷ lệ 11,82%, tỷ lệ này có thể do bệnh mắc phải là biểu hiện bệnh nhẹ hoặc bệnh thông thường nên cứ có bệnh là họ mua thuốc uống chứ không cần qua y bác sĩ để thăm khám. Tỷ lệ người dân tham gia khám chữa bệnh dịch vụ cả ở bệnh viện và phòng khám tư tuy rằng không nhiều như khám BHYT nhưng cũng chiếm tỷ lệ cao (35,45%) cho thấy nhận thức của người dân về những ưu điểm của KCB DV.
Biểu đồ 4.1. Cách xử lý mỗi lần mắc bệnh
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)
4.1.1.3. Phương pháp điều trị
Ngày nay, với sự phát triển của y học, phương pháp chữa trị bệnh của Tây y mang lại kết quả điều trị cao và được người dân sử dụng chủ yếu. Qua bảng 4.2 ta thấy được số liệu điều tra phù hợp với xu thế chung, phương pháp điều trị bằng tây y chiếm đa số (89,55%), bên cạnh đó phương pháp điều trị bằng đông y hoặc kết hợp cả hai chiếm tỷ lệ tương đối thấp (10,45%), hai phương pháp này thường
được sử dụng đối với các trường hợp bệnh nan y, bệnh mãn tính và có thời gian điều trị dài ngày.
Bảng 4.2 Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đông y 12 2,06
Tây y 523 89,55
Kết hợp đông, tây y 49 8,39
Tổng 584 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)
4.1.1.4. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị bệnh sau khi khám và chữa đem lại kết quả tương đối khả quan với tỷ lệ khỏi bệnh cao (60,79%) và thuyên giảm (26,88%), điều này cho thấy công tác KCB đáp ứng khá tốt với nhu cầu KCB của người dân. Tuy nhiên tỷ lệ không khỏi bệnh hoặc trường hợp phải chuyển cơ sở vẫn còn 12,33% do đây là tuyến y tế huyện và cơ sở nên vẫn còn hạn chế nhiều mặt.
Bảng 4.3. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Khỏi bệnh 355 60,79
Thuyên giảm 157 26,88
Không giảm 42 7,19
Chuyển cơ sở 30 5,14
Tổng 584 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) 4.1.2. Loại hình dịch vụ khám chữa bệnh
Qua bảng điều tra về các loại hình dịch vụ KCB của người dân nông thôn Huyện ta thấy rất đa dạng các loại hình, phần nào đáp ứng được nhu cầu về KCB của người dân. Các bệnh về RHM-TMH-Mắt người dân có nhu cầu khám ngoài công lập nhiều hơn cả (29,13%) và các bệnh nội khoa (25,98%) do đây là các bệnh hay mắc phải, bệnh mãn tính và không cần phải điều trị nội trú nên họ chọn
khám ngoài cho nhanh chóng chứ không cần tới bệnh viện, mặt khác các phòng khám tư nhân về loại hình này cũng được mở ra nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân. Các bệnh về ngoại khoa, nhi khoa thường phải nằm điều trị nội trú thì người dân sẽ chọn khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công lập.
Bảng 4.4. Các loại hình KCB DV người dân nông thôn Huyện tham gia
Loại hình DV
Công lập Ngoài công lập Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) -Đa khoa 10 3,70 0 0,00 -Chuyên khoa - - - - Nội khoa 45 27,78 33 25,98 Ngoại khoa 35 21,60 4 3,15 Sản phụ khoa 11 6,79 28 22,05 RHM-TMH-Mắt 24 14,81 37 29,13 Nhi khoa 41 25,32 25 19,69 Tổng 166 100,00 127 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) 4.1.3. Sự hài lòng của người dân đối với khám chữa bệnh dịch vụ
4.1.3.1. Sự hài lòng của người dân về cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh
Các yếu tố để đánh giá về cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận của cơ sở y tế phải đảm bảo: Có phòng/sảnh chờ khám sạch sẽ, thoáng mát; phòng khám chữa bệnh khang trang, sạch sẽ, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu; đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, quyền riêng tư trong KCB; khu vực vệ sinh cho người bệnh thuận tiện, hợp vệ sinh; môi trường cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp; có căng tin phục vụ nhu cầu người đến khám, chữa bệnh; các biển báo, chỉ dẫn đường đến cơ sở, phòng chuyên môn dễ hiểu, rõ ràng; có thể tìm hiểu các thông tin và đăng ký khám qua điện thoại, qua mạng một cách thuận tiện; có máy móc trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hành nghề.
Qua số liệu điều tra cho thấy sự hài lòng của người dân nông thôn về cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (65,84%) là hài lòng hơn khám chữa bệnh dịch vụ (53,75%) cũng bởi lý do các cơ sở y tế
công lập trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư cho cơ sở vật chất rất nhiều, Trạm y tế ở các xã đều rất khang trang, Bệnh viện đa khoa huyện cũng là cơ sở mới hoạt động nên cơ sở vật chất vẫn còn khá mới. Trong khi đó nhiều cơ sở y tế ngoài công lập đã hoạt động từ lâu, cơ sở vật chất xuống cấp và ít được quan tâm sữa chữa, nâng cấp. Do đó số ý kiến của người dân là không hài lòng về khám chữa bệnh dịch vụ chiếm tới 27,5%, ở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chỉ có 8,33% vì vậy cần có các hoạt động để tăng khả năng tiếp cận của người dân nông thôn với khám chữa bệnh dịch vụ như đảm bảo môi trường cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, tuyên truyền, quảng cáo các dịch vụ kỹ thuật. Để người dân tin tưởng lựa chọn làm nơi khám chữa bệnh thì các cơ sở y tế vẫn cần phải đầu tư hơn đến tiêu chí này để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Bảng 4.5. Sự hài lòng của của người dân về cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận
Mức độ hài lòng KCB BYHT KCB DV Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không hài lòng 10 8,33 22 27,50 Bình thường 31 25,83 15 18,75 Hài lòng 68 56,67 31 38,75 Rất hài lòng 11 9,17 12 15,00 Tổng 120 100,00 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)
4.1.3.2. Sự hài lòng của người dân về năng lực, trình độ của nhân viên y tế Năng lực, trình độ của nhân viên y tế là nhân tố đánh giá sự hài lòng của người dân với cơ sở KCB và đây cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng KCB.
Tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng về yếu tố năng lực trình độ của nhân viên y tế là 13,34% ở KCB BHYT và 18,75% ở KCB DV. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là y tế tuyến huyện, nên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế không đáp ứng được hết nhu cầu của người bệnh tuy nhiên tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng cũng là tương đối 35% trong KCB BHYT và 40 % KCB DV. Tỷ lệ ở cả hai hình thức KCB tương đối đồng đều cũng là do cán bộ y tế ở cơ sở y tế công
lập ngoài giờ hành chính còn làm thêm tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Vì vậy cần có những biện pháp đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa năng lực trình độ của nhân viên y tế để đáp ứng nhu cầu KCB của người dân.
Bảng 4.6 Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Năng lực, trình độ của nhân viên y tế”
Mức độ hài lòng KCB BYHT KCB DV Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 5 4,17 1 1,25 Không hài lòng 11 9,17 14 17,50 Bình thường 62 51,67 33 41,25 Hài lòng 34 28,33 27 33,75 Rất hài lòng 8 6,67 5 6,25 Tổng 120 100,00 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016)
4.1.3.3. Sự hài lòng của người dân với yếu tố “Thủ tục khám chữa bệnh” Khi đi khám chữa bệnh việc thực hiện các quy trình, thủ tục là việc phải tuân theo quy định ở mỗi cơ sở y tế. Có những thủ tục là cần thiết không thể bỏ qua và được thực hiện nhanh chóng, nhưng có không ít những thủ tục rườm rà rất mất thời gian cho người bệnh và người nhà người bệnh. Việc phải chuẩn bị các giấy tờ như chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế không có gì là khó nếu mọi người dân đều biết thông tin. Tuy nhiên, thực tế không như vậy, nhiều người dân lần đầu đi khám chữa bệnh, nếu không được tư vấn trước đó sẽ không biết để chuẩn bị. Những tình huống như vậy, nếu nhân viên y tế có trách nhiệm, sẽ thông báo cụ thể để người dân biết bổ sung giấy tờ, nhưng với những nhân viên y tế làm theo nguyên tắc cứng nhắc, chỉ thấy thiếu giấy tờ là loại hồ sơ ra, gọi tiếp hồ sơ khác, người bệnh sau khi chờ đợi cả ngày mới biết hồ sơ khám bệnh của mình bị trả về vì thiếu một loại giấy tờ gì đó. Khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì quy trình và thủ tục khám nhiều và cứng nhắc hơn. Khám chữa bệnh dịch vụ thì các thủ tục được rút gọn đi như việc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và qua bộ phận giám định là không cần thiết, việc xếp
hàng để chờ cấp phát thuốc bảo hiểm cũng không phải thực hiện khi khám chữa bệnh dịch vụ.
Biểu đồ 4.2. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Thủ tục khám chữa bệnh” Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) Qua biểu đồ trên ta thấy sự hài lòng của người dân với thủ tục KCB ở hình thức KCB DV chiếm tỷ lệ cao 76,25% trong khi KCB BHYT chỉ hài lòng 33,33%. Tỷ lệ không hài lòng về thủ tục trong KCB BHYT là 12,50% trong khi KCB DV là 0%, đây cũng chính là ưu điểm của KCB DV khi mà người dân không phải mất nhiều thời gian, công sức để chờ đợi và làm các thủ tục. Một lý do nữa mà người dân hài lòng về KCB DV hơn là do số lượng người tham gia KCB BHYT nhiều hơn vì vậy họ thường phải chờ đợi lâu hơn mới tới lượt mình, hướng tới nhu cầu về KCB DV tăng lên.
Hộp 4.1. Tác động của thủ tục KCB tới nhu cầu KCB DV
Bà Trần Thị Thu, 64 tuổi, xã Kim Sơn chia sẻ:“ Tôi tuổi đã cao nên thường mắc một số bệnh người già như: chóng mặt, tăng huyết áp, ăn uống khó tiêu. Khi cảm thấy mệt mỏi khó chịu, tôi nhờ con cháu đưa tôi đến phòng khám ở ngay ngoài phố để được khám và mua thuốc uống. Mặc dù có BHYT (diện gia đình chính sách), nhưng để khỏi phải chờ đợi lâu nên tôi chọn đến phòng khám tư nhân. Mỗi lần đến khám bệnh tôi chỉ mất khoảng 15 – 20 phút, trong khi ở bệnh viện công lập, thời gian chờ đợi làm các thủ tục hành chính có thể lâu hơn rất nhiều”.
4.1.3.4. Sự hài lòng của người dân với yếu tố “Độ tin cậy và sự minh bạch thông tin khám chữa bệnh”
Độ tin cậy và sự minh bạch thông tin trong KCB cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân nông thôn. Sự tin cậy là yếu tố tâm lý quyết định tới sự lựa chọn cơ sở KCB của người dân.
Bảng 4.7. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Độ tin cậy và sự minh bạch thông tin khám chữa bệnh” Mức độ hài lòng KCB BYHT KCB DV Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không hài lòng 17 14,17 14 17,50 Bình thường 40 35,00 36 45,00 Hài lòng 56 46,67 27 33,75 Rất hài lòng 5 4,17 3 3,75 Tổng 120 100,00 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) Một số các chỉ tiêu đánh giá yếu tố này là “công khai thực hiện đúng quy trình KCB”, “giá dịch vụ y tế niêm yết rõ ràng, công khai”, “chẩn đoán, tư vấn của cán bộ y tế chính xác, tạo niềm tin với người bệnh”. Qua kết quả điều tra thực tế ta thấy người dân nông thôn hài lòng với yếu tố tin cậy và minh bạch thông tin trong KCB BHYT (50,84%) hơn KCBDV (37,5%) cũng bởi nguyên nhân do một số cơ sở KCB ngoài công lập áp dụng giá các dịch vụ không theo quy định, đội giá cao hơn nhiều so với quy định, hoặc giá dịch vụ không được công khai rõ ràng. Ý kiến đánh giá không hài lòng ở KCB DV là 17,5% cao hơn KCB BHYT (14,17%). Để nâng cao nhu cầu KCB DV của người dân nông thôn thì cần có các giải pháp để tăng độ tin cậy của người dân và sự minh bạch trong KCB DV hơn nữa.
4.1.3.5.Sự hài lòng của người dân với yếu tố “Sự cảm thông và thái độ phục
vụ của nhân viên y tế”
Bác Hồ đã dạy cán bộ y tế “Lương y phải như từ mẫu”, mỗi cán bộ y tế