Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê, phân theo các nhóm hộ khảo sát và phân theo nghề nghiệp, thu nhập, giới tính, độ tuổi. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh, mức giá của dịch vụ, sự hài lòng về dịch vụ…

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nông thôn được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về nhu cầu đối với các chỉ tiêu theo phân tổ thông kê như so sánh nhu cầu giữa các đối tượng theo độ tuổi, giới tính hay theo thu nhập... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong việc khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân ở nông thôn.

3.2.4.3. Phương pháp đánh giá nhu cầu

Thông qua phương pháp định tính với các loại câu hỏi nhằm tìm hiểu mục đích, mong muốn của người dân nông thôn trước vấn đề khám chữa bệnh dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Mục đích của phương pháp này là thu thập các ý kiến, quan điểm, ứng xử và nhận thức của người dân nông thôn về nhu cầu của

họ đối với các vấn đề như chất lượng dịch vụ, chi phí dịch vụ, mức độ hài lòng về dịch khám chữa bệnh.

Các bước đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm:

(1) Tiếp cận cá nhân phụ trách các đơn vị/tổ chức/địa phương/xã hội có những những luồng thông tin đáng tin cậy về xu hướng khám chữa bệnh dịch vụ của người dân ở địa phương thông qua trao đổi/phỏng vấn;

(2) Tiếp cận các cá nhân đã tham gia khám chữa bệnh dịch vụ thông qua trao đổi/phỏng vấn;

(3) Tiếp cận các cá nhân, người dân ở nông thôn để nắm bắt, xác định nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của họ ở hiện tại và tương lai thông qua trao đổi/phỏng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)