3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên;
Phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai;
Phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh;
Phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lâm là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua: đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, ga Phú Thụy; đường hàng không có sân bay Gia Lâm; đường quốc lộ có Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 để nối với các tỉnh khác là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại. Ngoài ra Gia Lâm có thể được coi là lợi thế so sánh to lớn của huyện Gia Lâm (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
Vị trí địa lí tạo cho huyện Gia Lâm một lợi thế lớn trong giao thương kinh tế và phát triển các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ khám chữa bệnh.
3.1.1.2 Địa hình, khí hậu * Đặc điểm địa hình
Huyện Gia Lâm với diện tích 114,79 km2,thuộc vùng đông bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bổi đắp phù sa dày là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cũng như xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
* Điều kiện thời tiết khí hậu
tính chất và đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa đông từ 15-210C. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, ngày có nhiệt độ nóng nhất là 42,80C và thấp nhất là 5,60C. Lượng mưa trung bình là 1400 – 1600 mm/năm. Độ ẩm không khí từ 81,4-87,9%. Những lúc mưa phùn liên tục độ ẩm đạt 97-100%. Do vậy bệnh dịch cũng phát sinh nhiều từ những điều kiện thời tiết như vậy (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
3.1.2. Đặc điểm dân số lao động
Tính đến hết năm 2015 dân số trung bình của huyện Gia Lâm là 253.348 tăng 1,02% so với năm 2014, trong đó nam là 124.689 người (chiếm 49,22%) và nữ là 128.659 người (chiếm 50,78%). Dân số ở khu vực nông thôn là 213.617 người (84,32%), dân số khu vực thành thị 39.731 (15,68%).
Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.183 người/ km2, dân số phân bổ không đều giữa các huyện trên địa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thành phần dân tộc kinh là chính.
Gia Lâm là cửa ngõ phía đông của thủ đô, trong đó có các khu công nghiệp tập trung lớn và các vùng phát triển đô thị thuận lợi, đồng thời nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái và bảo vệ môi trường. Vì thế tốc độ đô thị hóa của huyện diễn ra với tốc độ khá nhanh. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn chiếm 84,32% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 15,68% tổng dân số toàn huyện. Ngoài ra, huyện cũng là địa bàn có nhiều các cơ sở nghiên cứu, trường đại học nên lượng người chuyển đến đây sinh sống ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên.
Năm 2015, toàn huyện có 143.276 người trong độ tuổi lao động chiếm 56,55% tổng dân số tự nhiên toàn huyện. Số lao động nông thôn năm 2015 là 120.041 người (83,78%), số lao động thành thị 23.235 người (16,22%).
Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề là 19%. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động, để giải quyết việc làm đòi hỏi phải có các giải pháp mang tính khả thi.
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm năm 2013 - 2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 243.957 100 248.991 100 253.348 100 102,06 101,75 101,91 1. Theo giới tính
Nữ Người 124.190 50,91 126.673 50,87 128.659 50,78 102,00 102,18 102,09 Nam Người 119.767 49,09 122.381 49,13 124.689 49,22 102,18 101,89 102,04 2. Theo khu vực
Dân số thành thị Người 31.611 12,96 35.163 14,14 39.731 15,68 111,24 112,99 112,12 Dân số nông thôn Người 212.346 87,04 213.828 85,86 213.617 84,32 100,70 99,90 100,30
II. Số hộ Hộ 59.896 61.860 64.130 103,23 103,67 103,45
III Mật độ dân số Ng/km2 2.125 2.169 2.183 102,07 100,65 101,36
IV. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 13,13 12,97 12,50 98,78 96,38 97,58
V. Lao động 134.864 139.412 143.276 103,37 102,77 103,07
1. Thành thị LĐ 19.876 14,74 21.653 15,53 23.235 16,22 108,94 107,31 108,13 2. Nông thôn LĐ 114.988 85,26 117.759 84,47 120.041 83,78 102,41 101,94 102,18 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016a)
3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn.
UBND huyện Gia Lâm, 2016 có báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 như sau: kết quả kinh tế duy trì ở mức ổn định: Giá trị các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước 0,39%); trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng 9,65%; Thương mại dịch vụ tăng 14,24%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,73%.
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ chiếm phần lớn là 51,28% và 35,09 vào năm 2015. GTSX của ngành công nghiệp và xây dựng giảm dần qua 3 năm từ 53,87% năm 2013 đến năm 2015 chỉ còn 51,28% giảm 2,59%. Nguyên nhân là do giá cả vật tư đầu vào tăng cao, việc tiếp cận các nguồn vốn vay gặp khó khăn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, tồn kho lớn. GTSX của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đang có xu hướng giảm dần, năm 2015 tổng sản phẩm nội địa của ngành chỉ chiếm khoảng 13,63 % tổng giá trị sản xuất và giảm 1,88% so với năm 2013. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Về văn hoá-xã hội: Trong 3 năm trở lại đây, đời sống của người dân huyện Gia Lâm được nâng lên một cách rõ rệt. Năm 2015 đã có hơn 12.000 lao động của huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định; số hộ nghèo giảm còn 1,3%; xóa xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thôn, xã được bê tông hóa; 22 xã, thị trấn giữ vững và duy trì xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Để đạt được kết quả như vậy là do việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy hoạch vùng sản xuất; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cấy trồng vật nuôi trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng chợ tại một số xã, thị trấn. (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 8163,55 100,00 9307,81 100,00 10466,93 100,00 114,02 112,45 113,24 1. Ngành Thương mại, dịch vụ 2499,67 30,62 3097,21 33,28 3672,76 35,09 123,90 118,58 121,24 2. Ngành Công nghiệp và xây dựng 4397,40 53,87 4899,02 52,63 5367,69 51,28 111,41 109,57 110,49 3. Ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1266,48 15,51 1311,58 14,09 1426,48 13,63 116,75 118,98 117,87
Triển khai chiến dịch truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tới các xã, thị trấn; thành lập và đưa vào hoạt động bộ phận tư vấn, dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình. Kết quả, tỷ suất sinh 9 tháng năm 2015 đạt 10,69 ‰, giảm 0,32‰ so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 8,17%, giảm 0,31% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức cấp 2.699 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, vận động Quỹ bảo trợ trẻ em được 175 triệu đồng, đạt 125% kế hoạch (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
Theo UBND huyện Gia Lâm, đến nay huyện có 181.000 người tham gia BHYT, chiếm 70% dân số, trong đó nhóm đối tượng nhà nước hỗ trợ đạt 100%; nhóm doanh nghiệp tham gia đạt 54%; nhóm học sinh đạt 93%; nhóm tự nguyện đạt 27%.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Dựa vào các tiêu chí đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn như thu nhập, trình độ học vấn, khoảng cách địa lý chúng tôi chọn 3 xã điển hình được đánh giá là có sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua, 3 xã đại diện cho 3 vùng của Huyện, cụ thể là xã Đa Tốn, xã Kim Sơn, xã Yên Viên.
Xã Đa Tốn: nằm ở phía Đông Nam huyện Gia Lâm, tổng diện tích tự nhiên của xã 716,04 ha với 12.291 người sống tập trung tại 5 thôn. Đa Tốn có vị trí thuận lợi, có lợi thế trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế, đặc biệt khi hai tuyến giao thông huyết mạch chạy qua Đa Tốn (tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến Hà Nội – Hưng Yên) đưa vào khai thác sử dụng sẽ là cơ hội rất tốt và tạo ra diện mạo mới cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vu và công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đạt 15%, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 20,5%, thương mại dịch vụ đạt 35%, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 44,4% (UBND huyện Gia Lâm, 2016b).
Xã Kim Sơn: nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Lâm, có diện tích đất tự nhiên 629,98 ha trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 2/3. Toàn xã có 6 thôn với tổng số dân là 12.169 người. Là vùng đất có tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên tốt, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kỹ thuật Kim Sơn đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông
nghiệp. Vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 14%/năm, cơ cấu kinh tế với tỷ trọng của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,8%, thương mại dịch vụ chiếm 27% và nông nghiệp chiếm 42,2% (UBND huyện Gia Lâm, 2016c).
Xã Yên Viên: nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, diện tích đất tự nhiên 361,2ha, dân số 13.250 người sinh sống tại 5 thôn. Yên Viên là xã có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại đặc biệt phát triển nghề truyền thống của địa phương. Là một xã có hệ thống giao thông đường bộ nối liền với các tỉnh lộ tạo cho Yên Viên một vị thế địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Sự phát triển đồng đều trên cả 3 lĩnh vực đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của xã. Kinh tế phát triển kéo theo những thay đổi tích cực trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân trên địa bàn.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 17%, cơ cấu kinh tế với tỷ trọng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 29,8%, thương mại dịch vụ chiếm 37,4% và nông nghiệp chiếm 32,8% (UBND huyện Gia Lâm, 2016d).
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các báo cáo, chuyên đề hội thảo, sách, báo, và từ internet.
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp Loại thông tin Mục đích nghiên
cứu
Nguồn
Các khái niệm, nội dung KCB dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng
Làm rõ cơ sở lí luận Sách, báo, tạp chí, internet
Thực trạng KCB dịch vụ trên thế giới và Việt Nam, Các mô hình và kinh nghiệm trong KCB dịch vụ
Làm rõ cơ sở thực tiễn
Sách, các nghiên cứu liên quan, ssinternet
Đặc điểm địa bàn huyện Gia Lâm Giới thiệu bức tranh chung về Huyện
Các phòng ban, báo cáo tổng kết,…
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016) * Thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn. Tiến hành chọn 120 mẫu hộ có đi KCB bao gồm cả KCB dịch vụ và KCB thẻ bảo hiểm để điều tra khảo sát tại 3 xã, mỗi xã 40 hộ theo tỷ lệ hộ khá, hộ
trung bình và hộ nghèo tại một số điểm khám chữa bệnh và đến nhà điều tra một số hộ.
Bảng 3.4. Mẫu điều tra hộ
Loại hộ
Đa Tốn Kim Sơn Yên Viên
Tỷ lệ toàn xã (%) Lượng mẫu điều tra (hộ) Tỷ lệ toàn xã (%) Lượng mẫu điều tra (hộ) Tỷ lệ toàn xã (%) Lượng mẫu điều tra (hộ) Khá 33,34 13 31,15 12 37,56 15 Trung bình 65,29 26 67,41 27 61,32 24 Nghèo 1,37 1 1,44 1 1,12 1 Tổng 100 40 100 40 100 40
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015) Nội dung điều tra phỏng vấn gồm các phần:
+ Thông tin cơ bản của hộ điều tra;
+ Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ; + Sự hài lòng của người dân trong KCB DV;
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến KCB dịch vụ (thu nhập, độ tuổi, khoảng cách địa lí,…và các ý kiến đánh giá).
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Y tế Huyện, tham khảo chi phí khám chữa bệnh dịch vụ và chi phí khám BHYT tại một số cơ sở khám chữa bệnh công lập (Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, Trung tâm y tế huyện Gia Lâm) và một số cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập (phòng khám chuyên khoa Mai Anh ở xã Kim Sơn về khám răng hàm mặt, phòng khám sản phụ khoa ở xã Kim Sơn chuyên khám chữa bệnh về sản phụ khoa, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân của bác sĩ Nguyễn Thị Năm ở xã Kim Sơn khám chuyên khoa ngoại, phòng khám bệnh tư nhân của bác sĩ Đỗ Xuân Hùng ở xã Đa Tốn khám các bệnh về mắt, phòng khám chuyên khoa nhi ở xã yên viên khám nhi khoa) làm căn cứ đánh giá và xác định sự thay đổi về mức viện phí trong khám chữa bệnh dịch vụ đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn và thu thập một số thông tin có liên quan đến công tác khám chữa bệnh dịch vụ cho người dân nông thôn của địa phương.
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu * Xử lý dữ liệu * Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu điều tra phỏng vấn tại thực địa, tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh, và xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ theo giới tính, theo độ tuổi, theo thu nhập, theo tình trạng hoạt động kinh tế và ngành nghề có nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn.... Các thông tin dữ liệu đã thu