Tên dịch vụ Giá BHYT (ngđ) Giá DV (ngđ) So sánh (lần) 100% Mức hưởng 80% (1) BV huyện (2) PK tư (3) (2)/(1) (3)/(1) I. Khám đa khoa
Khám sức khỏe toàn diện (không
kể xét nghiệm, x-quang) - - 100 - II. Chuyên khoa
2.1. Nội khoa Khám nội chung 35 7 12 80 1,71 11,43 Chọc hút khí màng phổi 136 27,2 58 150 2,13 5,51 Hút ổ viêm phần mềm 145 29 136 150 4,69 5,17 2.2. Ngoại khoa Khám ngoại chung 35 7 12 80 1,71 11,43 Nắn, bó bột trật khớp gối 250 50 130 350 2,60 7,00 Thụt tháo 78 15,6 28 100 1,79 6,41 2.3. Sản phụ khoa Khám 35 7 12 100 1,71 14,29 Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung 109 9,8 72 200 3,30 9,17 Soi cổ tử cung 59 11,8 42 100 3,56 8,47 2.4. TMH-RHM-Mắt Khám 35 7 12 80 1,71 11,43 Lấy dị vật họng miệng 40 8 19 50 2,38 6,25 Điều trị tủy răng sữa (một chân) 261 52,2 210 300 4,02 5,75 2.5. Nhi khoa
Khám 35 7 12 50 1,71 7,14
Theo bảng 4.17 mức giá BHYT được lấy mức hưởng chung là 80% cho khám chữa bệnh đúng tuyến, người dân phải chi trả 20% còn lại, ta thấy số tiền chênh lệch khá nhiều so với giá dịch vụ cả ở cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Tùy từng loại dịch vụ mà mức giá cũng chênh lệch khác nhau giữa hai loại hình KCB. Trong cơ sở y tế công lập thì tiền công khám các chuyên khoa đều như nhau. Còn cơ sở y tế ngoài công lập thì công khám so với giá khám BHYT chênh lệch lớn nhất ở khám chuyên khoa sản ở mức 14,29 lần, khám DV ở chuyên khoa nhi cao hơn khám BHYT 7,14 lần. Tùy từng loại bệnh mà có các mức giá chữa khác nhau. Khám đa khoa tổng quát thì không áp dụng cho hình thức khám BHYT….
* Khả năng chấp nhận chi phí KCB dịch vụ của người dân nông thôn Khám chữa bệnh dịch vụ có mức phí cao hơn KCB thông thường, song nhiều bệnh nhân vẫn chấp nhận bỏ tiền để được khám để được hưởng dịch vụ tốt, bác sỹ giỏi là các chuyên gia hoặc các bác sỹ chuyên khoa. Tuy nhiên khi giá các dịch vụ này tăng lên thì khả năng chi trả của người dân có phần hạn chế và nhu cầu của người dân giảm đi. Nghiên cứu đã chỉ ra khi giá khám dịch vụ tăng lên, trong số 80 hộ dân có nhu cầu KCB DV thì hầu hết đều chấp nhận với mức cao hơn 2 lần, tuy nhiên khi giá khám cao hơn 5 lần thì nhu cầu của các hộ đã giảm đi. Ở dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa RHM-TMH-Mắt thì số hộ chấp nhận ở mức giá khám cao hơn 5 lần vẫn chiếm số lượng nhiều nhất 77/80, nhưng khám chuyên khoa nội thì số người có nhu cầu đã giảm đi nhiều hơn cả chỉ còn 62 hộ. Khi tăng mức giá lên cao hơn 10 lần thì chỉ còn 55 hộ chấp nhận ở dịch vụ nội khoa, đa khoa 58 hộ, ngoại khoa 65 hộ, sản phụ khoa 70 hộ, nhi khoa 72 hộ và RHM-TMH-Mắt là 75 hộ. Ở mức giá dịch vụ cao hơn lên đến 15 lần thì chỉ có 50 hộ chấp nhận mức giá này ở dịch vụ chuyên khoa nội, số lượng ít nhất trong các loại hình, do đây là những bệnh mãn tính nên nếu giá dịch vụ tăng quá cao thì một số người sẽ không đủ khả năng chi trả và họ chuyển sang khám chữa bệnh thông thường. Các dịch vụ khác thì số hộ có nhu cầu cũng giảm đi hơn cụ thể khám đa khoa tổng quát 55 hộ chấp nhận mức giá cao hơn 15 lần, ngoại khoa 63 hộ, sản phụ khoa 66 hộ, nhi khoa 68 hộ, RHM-TMH-mắt 70 hộ.
Chi phí khám dịch vụ tăng lên thì số hộ có nhu cầu KCB DV giảm đi, tỉ lệ thuận với nó là chi phí chữa bệnh dịch vụ tăng lên thì nhu cầu KCB DV của người dân cũng giảm đi rõ rệt.