Khả năng chấp nhận KCBDV so với KCB BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

ĐVT: hộ Tên dịch vụ Khám Chữa Cao hơn 2 lần Cao hơn 5 lần Cao hơn 10 lần Cao hơn 15 lần Cao hơn 2 lần Cao hơn 5 lần Cao hơn 10 lần Cao hơn 15 lần - Đa khoa 78 66 58 55 - Chuyên khoa Nội khoa 75 62 55 50 66 52 36 28 Ngoại khoa 78 72 65 63 71 58 44 26 Sản phụ khoa 78 76 70 66 74 60 42 35 RHM-TMH-Mắt 80 77 75 70 77 62 57 43 Nhi khoa 79 75 72 68 75 65 59 49

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (2016) Khi chi phí chữa bệnh tăng lên cao hơn 2 lần thì số hộ có nhu cầu KCB DV ở chuyên khoa nội là 66/80 hộ do thời gian chữa của bệnh nội khoa là lâu dài, chi phí điều trị lớn nên số hộ có nhu cầu chữa dịch vụ là ít hơn so với các chuyên khoa khác, chuyên khoa ngoại 71 hộ, sản phụ khoa 74 hộ, RHM-TMH- Mắt 77 hộ, chuyên khoa nhi 75 hộ. Khi tăng mức giá chữa cao hơn 5 lần chỉ còn 52 hộ chấp nhận ở dịch vụ nội khoa, ngoại khoa 58 hộ, sản phụ khoa 60 hộ, RHM-TMH-Mắt 62 hộ, nhi khoa 65 hộ. Khi giá tăng cao hơn 10 lần số hộ có nhu cầu ở dịch vụ nhi khoa chiếm số lượng nhiều nhất với 59 hộ, bệnh nội khoa số hộ có nhu cầu chữa dịch vụ ít nhất 36 hộ. Mức giá cao hơn 15 lần thì lúc này chi phí để chi trả cho hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ là rất lớn vì vậy mà số hộ có nhu cầu chữa dịch vụ là không nhiều, nội khoa chỉ có 28 hộ có nhu cầu KCB DV, ngoại khoa 26 hộ, sản phụ khoa 35 hộ, RHM-TMH-Mắt 43 hộ, nhi khoa 49 hộ. 4.1.4.9. Thuận lợi và khó khăn trong quyết định lựa chọn khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn

* Thuận lợi

Người dân lựa chọn khám chữa bệnh dịch vụ bởi những lý do sau

Nhanh chóng thuận lợi: Đây có lẽ là lý do đầu tiên mà bất cứ người sử dụng dịch vụ khám theo yêu cầu nào cũng nghĩ tới bởi hiện nay ở các cơ sở y tế

công đều xảy ra tình trạng quá tải trầm trọng, vì vậy người bệnh có thể khám theo yêu cầu thay vì khám thông thường. Người bệnh có nhu cầu thăm khám có thể đặt lịch khám qua mạng, qua điện thoại trước để loại bỏ khoảng thời gian phải chờ đợi, xếp hàng cũng như làm thủ tục, phần nào giúp người bệnh bớt căng thẳng mệt mỏi. Và khi đã đặt trước người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian tới khám theo giờ hẹn. Hoặc tại một số cơ sở khám chữa bệnh dịch vụ bệnh nhân được chăm sóc tại chỗ sẽ giúp quá trình khám theo yêu cầu nhanh, thuận lợi.

Khám theo yêu cầu mong muốn: bất cứ ai đi khám bệnh cũng mong muốn được thăm khám hay tìm ra bệnh và chữa trị đúng bệnh của mình. Thay vì phải chờ đợi, người bệnh khi KCB dịch vụ được trực tiếp “yêu cầu” khám về đúng bệnh của mình. Trước đó, người bệnh được tư vấn kỹ trước khi khám bệnh và điều thuận lợi giúp bệnh nhân giảm bớt thời gian thăm khám đó là thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sớm hơn.

Được tư vấn trước và sau khám: trước khi đăng ký khám, người bệnh được lựa chọn dịch vụ, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sẽ được bác sĩ tư vấn về tình trạng bênh, đưa ra các lời khuyên cũng như giải đáp thắc mắc của người bệnh. Một số cơ sở KCB dịch vụ, bệnh nhân sau khi khám xong sẽ có nhân viên đem toa đi làm thủ tục, người bệnh chỉ chờ ít phút đóng tiền và lấy thuốc.

Phục vụ người bệnh kịp thời do không phải đi xa, tiết kiệm cả thời gian di chuyển và thời gian chờ đợi.

KCB dịch vụ không chỉ phục vụ người giàu mà còn phục vụ một bộ phận lớn người có thu nhập trung bình và cả thấp do tính mềm dẻo trong chi trả phí khám chữa bệnh, tạo cho người dân nông thôn nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo khả năng của mình và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nói chung.

Khám chữa bệnh dịch vụ đi từ đúng nhu cầu của người bệnh và giúp bệnh nhân hài lòng, yên tâm khi thăm khám. Quá trình khám và trả kết quả nhanh chóng, chính xác cùng với việc được tư vấn của bác sĩ khám sau khi nhận kết quả là điều mang lại sự yên tâm cho bệnh nhân nhất.

Khám chữa bệnh dịch vụ đã được tính đủ chi phí và người bệnh được chăm sóc chu đáo nên hạn chế tình trạng tiêu cực, bệnh nhân hay người nhà của họ đưa “phong bì” cho cán bộ nhân viên y tế để không phải chờ đợi hay để được chăm sóc

tốt hơn. Những “phong bì” này nhiều khi chỉ để cho bệnh nhân yên tâm hơn chứ không tác động nhiều tới kết quả khám chữa bệnh nhưng nó đã làm xói mòn đạo đức xã hội, tạo ra một tiền lệ xấu, một hình ảnh xấu của cơ sở y tế công lập.

* Khó khăn

Một số người cho rằng khám chữa bệnh dịch vụ không có gì khác khám chữa bệnh thông thường ngoài mức chi phí cao hơn phải bỏ ra. Chạy theo xu hướng thị trường, ngày càng có nhiều cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập được mở ra, tuy nhiên một số cơ sở trình độ y bác sĩ có chuyên môn không cao, cơ sở vật chất không tương xứng với chi phí phải bỏ ra của người bệnh, kết quả điều trị không khỏi….

Người dân khó tiếp cận với cơ sở khám chữa bệnh dịch vụ do những thông tin về khám chữa bệnh dịch vụ còn hạn chế, chủ yếu họ chỉ biết qua sự giới thiệu của bạn bè, họ hàng, làng xóm.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN

4.2.1. Yếu tố khách quan

4.2.1.1. Chủ trương xã hội hóa trong khám chữa bệnh

Công cuộc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích người dân tham gia khám chữa bệnh dịch vụ.

Theo Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Thông tư đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các cơ sở y tế trên địa bàn Huyện đẩy mạnh huy động hiệu quả nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển y tế, đẩy mạnh xã hội hóa trong khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, phát triển các loại hình khám chữa bệnh dịch vụ, các kỹ thuật chuyên sâu. Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực y tế và các hình thức thu hút đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trong lựa chọn dịch vụ y tế được quan tâm.

4.2.1.2. Số lượng cơ sở khám chữa bệnh và khám chữa bệnh dịch vụ tại Huyện

a. Số lượng cơ sở khám chữa bệnh công lập tại Huyện

Số lượng cơ sở khám chữa bệnh và khám chữa bệnh dịch vụ công lập trên địa bàn Huyện có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định khám chữa bệnh của người dân nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 3 cơ sở khám chữa bệnh công lập là Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Trung tâm y tế huyện Gia Lâm và Trạm y tế Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm với 14 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, thực hiện chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Bệnh viện khám chữa bệnh dịch vụ, điều trị cả nội trú và ngoại trú với tất cả các dịch vụ kỹ thuật đã được triển khai như các bệnh ngoại khoa, nội, sản, nhi, đông y, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, xét nghiệm, siêu âm, X- quang …

Trung tâm y tế huyện Gia Lâm: với hệ thống 05 khoa, 03 phòng khám khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn. Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác như các hoạt động phòng chống dịch bệnh; y tế trường học; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, vắc xin… Trung tâm khám chữa bệnh dịch vụ với tất cả các dịch vụ kỹ thuật đã được triển khai về lâm sàng và cận lâm sàng, chỉ điều trị ngoại trú.

Trạm y tế Học viện Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện công tác khám chữa bệnh ban đầu; công tác bảo vệ, giáo dục chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và sinh viên trong trường; công tác vệ sinh, phòng dịch trong Học viện vì vậy Trạm y tế của Học viện không thực hiện khám chữa bệnh dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)