thế giới
Các nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới đều cho thấy quyết định của người bệnh đi đâu, làm gì khi bị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào tính sẵn có dịch vụ, chất lượng dịch vụ y tế, giá thành cũng như cấu trúc xã hội niềm tin về sức khỏe và các đặc trưng cá nhân của người bệnh cũng như loại bệnh mức độ
bệnh, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế và khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế của người dân.
Một điều tra tại 4 làng của Thái Lan với 1755 trường hợp ốm được ghi chép lại cho thấy có tới 70% tự điều trị khi ốm được khám bởi các cán bộ chuyên môn. Việc cung cấp dịch vụ y tế và chất lượng ảnh hưởng tới tiếp cận và sử dụng của người dân. Ở nông thôn chỉ có 15,5% và 0,8 lần tiếp xúc/người/năm tìm kiếm dịch vụ khám chữa chữa bệnh nhà nước (Kauffman K.S and Myers D.H, 2007).
Một tỷ lệ số người tự điều trị là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc. Đối với các nước đang phát triển, hiện tượng lạm dụng thuốc càng xảy ra nghiêm trọng hơn, tình trạng tự mua thuốc điều trị đã trở thành phổ biến. Một nghiên cứu 25.951 trường hợp ở Andhra Pradesh cho thấy 47% thuốc ở các hiệu thuốc trong thành phố được bán không có chỉ định của thầy thuốc (Kauffman K.S and Myers D.H, 2007).
Theo Kajal and Guibo (2003) tiến hành nghiên cứu phân tích nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại viện của các cựu chiến binh được hỗ trợ bởi Medicare phát hiện rằng số tiền chênh sau khi được Medicare hỗ trợ và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện làm giảm khả năng lựa chọn dịch vụ chăm sóc ngoại viện. Một số yếu tố khác như thu nhập, tình trạng bảo hiểm, phương tiện đi lại, công việc, sức khỏe và tình trạng các chẩn đoán cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại viện.
Theo LG Glynna et al. (2004) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng dịch vụ ngoài giờ được bác sỹ gia đình cung cấp ở Cộng hòa Ireland cho thấy người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hơn có mức độ hài lòng cao hơn với dịch vụ này. Đồng thời họ cũng khuyến nghị đây là một trong các chỉ số để triển khai dịch vụ ngoài giờ.
Theo Eric et al. (2007) tiến hành nghiên cứu về nhu cầu khám, chăm sóc và điều trị ngoài giờ trong dịch vụ khám bệnh và cấp cứu ở Hà Lan thấy rằng bác sỹ tiếp nhận 88% thăm khám ngoài giờ, trong khi đó bộ phận cấp cứu chỉ phải tiếp nhận 12% các dịch vụ này. Phần lớn các nhu cầu khám ngoài giờ của các đối tượng nam giới trưởng thành là các chấn thương, trong đó có 19% là các chấn thương gẫy xương.
Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB liên quan tới tình trạng kinh tế cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Kristianson et al. (2009) đã tiến hành nghiên cứu tại khu vực Amazon của Peru với mục đích điều tra nhu cầu sử dụng
dịch vụ CSSK và sử dụng thuốc có liên quan đến tình trạng kinh tế hộ gia đình tại 2 cộng đồng vùng Amazon của Peru. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn 780 người trực tiếp nuôi trẻ trong độ tuổi từ 06 đến 72 tháng tại Yurimaguas và 793 người nuôi dưỡng trẻ có cùng độ tuổi tại Moyobam. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn về hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khám chữa bệnh (kể cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân) và hành vi sử dụng thuốc cho con họ liên quan đến tình trạng bệnh tật, tình trạng kinh tế gia đình và xã hội. Kết quả là: tầng lớp nghèo nhất (16%) ít sử dụng thuốc kháng sinh cho con khi con họ cảm lạnh so với người nghèo (31%). Đối với viêm phổi và lỵ, ỉa chảy tỷ lệ này là (16%) so với (80%). Qua đó nghiên cứu đã đưa ra kết luận: những gia đình nghèo nhất ít tìm đến các dịch vụ KCB cũng như sử dụng thuốc cho trẻ cả bệnh nhẹ cũng như bệnh nặng chứng tỏ rằng điều kiện kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và ảnh hưởng đến nhu cầu KCB cho trẻ.
Ở các nước đang phát triển, với nhiều lý do khác nhau, y tế tư nhân đã được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng của y tế nhà nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Ở các nước mới công nghiệp hoá và các nước khu vực Đông Nam Á do sự tăng trưởng kinh tế cao, nên mức sống của người dân tăng lên và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cũng tăng nhưng y tế nhà nước chưa đáp ứng đủ. Đối với một số nước đang trải qua thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nguồn bao cấp của nhà nước. Bị cắt giảm dẫn đến tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, suy giảm tinh thần và thái độ phục vụ trong đó có Việt Nam. Đây là những yếu tố và lý do dẫn đến sự phát triển của hệ thống y tế tự nhiên tại các nước này (Trần Thị Kim Lý, 2008).