3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Huyện Mỹ Lộc là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, tổng diện tích tự nhiên là 7.448,87 ha, dân số của huyện là 69.486 người. Huyện là một trong những vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố Nam Định, khu công nghiệp Hòa Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp Mỹ Trung ...
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiêp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định được thực hiện tại thời điểm năm 2015.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp, các loại sử dụng đất, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Mỹ Lộc. - Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Lộc.
- Nhận xét chung.
3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
3.4.2.1. Đất nông nghiệp 3.4.2.2. Đất phi nông nghiệp 3.4.2.2. Đất phi nông nghiệp 3.4.2.3. Đất chưa sử dụng
3.4.2.4. Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015
- Biến động đất nông nghiệp. - Biến động đất phi nông nghiệp. - Biến động đất chưa sử dụng.
3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp: + Hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội. + Hiệu quả môi trường.
3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mỹ Lộc huyện Mỹ Lộc
- Lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm điều tra 3.5.1. Phương pháp chọn điểm điều tra
Huyện Mỹ Lộc là một huyện có diện tích nhỏ 7.448.87 ha với 11 xã, thị trấn, huyện nằm giáp ranh thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản và huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam. Địa hình, đặc điểm của đất đai, hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phân bố cây trồng và tập quán canh tác trên địa bàn huyện là tương đối giống nhau. Chúng tôi chọn hai xã Mỹ Hưng, và Mỹ Thịnh để điều tra nông hộ bởi hai xã trêncó đầy đủ những đặc điểm chung nhất về cây trồng, vật nuôi phân bổ các dạng địa hình phản ánh đúng thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất cho toàn huyện Để phản ánh chính xác.
3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, như phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện, UBND các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn nông hộ ở hai xã Mỹ Hưng và Mỹ Thịnh, tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu. Thông tin thu thập được thể hiện ở phiếu điều tra nông hộ (Phụ lục số 5).
3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.5.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất (GTSX) = giá nông sản × sản lượng Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản cố định... và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình.
Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG). Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất, chúng tôi tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế thành 3 mức khác nhau. Các cấp đánh giá được căn cứ theo số liệu điều tra nông hộ, thực tế đời sống tại địa phương và sử dụng phương pháp thống kê để chia khoảng giữa các cấp đánh giá.
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng/ha) TNHH (Triệu đồng/ha) HQĐV (lần) Cao 3 ≥ 330 ≥ 230 ≥ 2,3 Trung bình 2 200 - <330 130 - <230 1,8 - <2,3 Thấp 1 < 200 < 130 <1,8
Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế cho một loại sử dụng đất theo phương pháp cho điểm. Tổng số có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế của một loại sử dụng đất. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.
- Nếu số điểm của một LUT ≥ 75% tổng số điểm thì hiệu quả kinh tế của loại sử dụng đất đó là cao.
- Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 - <75% tổng số điểm thì hiệu quả kinh tế của loại sử dụng đất đó là trung bình.
- Nếu số điểm của một LUT đạt <50% tổng điểm thì hiệu quả kinh tế của loại sử dụng đất đó là thấp.
3.5.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu:
- Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ. - Giá trị ngày công lao động của các loại sử dụng đất
- Các chỉ tiêu được phân thành 03 mức khác nhau. Các cấp đánh giá được căn cứ theo số liệu điều tra nông hộ, thực tế đời sống tại địa phương và sử dụng phương pháp thống kê để chia khoảng giữa các cấp đánh giá (bảng 3.2):
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Cấp đánh giá Điểm CLĐ (Công/ha) GTNCLĐ (nghìn đồng/công)
Cao 3 ≥ 930 ≥ 250
Trung bình 2 640 - <930 200 - <250
Thấp 1 <640 < 200
- Tổng hợp hiệu quả xã hội của một loại sử dụng đất tương tự tổng hợp hiệu quả kinh tế.
3.5.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường của một loại sử dụng đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu:
- Mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: So sánh mức sử dụng của người nông dân với hướng dẫn sử dụng của trung tâm khuyến nông huyện Mỹ Lộc và khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Mức độ che phủ đất của cây trồng: Tính bằng% thời gian che phủ đất của cây trồng trong năm.
- Các chỉ tiêu được phân thành 03 mức khác nhau: (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường Cấp Cấp đánh giá Điểm Lượng phân bón sử dụng hoặc thức ăn NTTS Lượng thuốc BVTV sử dụng, kháng sinh hoặc chất kích thích Mức độ che phủ
Cao 3 Đúng định mức về phân vô cơ và hữu cơ
Sử dụng thuốc thảo
mộc, hoặc sinh học ≥ 75%
Trung
bình 2
Đúng định mức vô cơ, không bón hữu cơ hoặc bón hữu cơ không đúng định mức
Đúng khuyến cáo 50% -75%
Thấp 1 Không đúng định mức Không đúng khuyến
cáo <50%
- Tổng hợp hiệu quả môi trường của một loại sử dụng đất tương tự tổng hợp hiệu quả kinh tế.
3.5.4.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của một loại sử dụng đất
Tổng số có 8 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các LUT. LUT có số điểm tối đa là 24 điểm .
- Nếu số điểm của một LUT ≥ 75% tổng số điểm (≥18 điểm): Tính hiệu quả cao.
- Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 - <75% tổng số điểm (12 - <18 điểm): Tính hiệu quả trung bình.
- Nếu số điểm của một LUT đạt <50% tổng điểm (<12 điểm): Tính hiệu quả thấp.
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường
Tổng điểm Đánh giá chung
≥ 18 Cao
12 - <18 Trung bình