Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 53 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

4.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.8.1. Thuận lợi

So với các huyện của tỉnh Nam Định, Mỹ Lộc có diện tích khiêm tốn 7448,87 ha. Dân số không lớn 69.486 người trước kia được coi là huyện nghèo của tỉnh. Song về “địa lợi” thì Mỹ Lộc có ưu thế riêng: không chỉ là “cửa ngõ” Tây Bắc của tỉnh mà còn nằm giáp ranh thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản và huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam với nhiều khu công nghiệp, đô thị, thương mại sôi động. Thế đi lên của huyện càng rộng mở bởi có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có hệ thống đường thủy trên sông Hồng, Đào, Châu Giang nối liền Mỹ Lộc với các vùng, miền cả nước. Những năm gần đây, Trung ương và tỉnh Nam Định còn quan tâm đầu tư và thu hút các nguồn lực hoàn thành nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ 21A, 21B, 10, các tuyến tỉnh lộ và giao thông nông thôn càng làm tăng thêm tính kiên kết và giúp huyện có nhiều động lực mới phát triển mới.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép Mỹ Lộc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó với lợi thế nằm bao quanh phần lớn thành phố Nam Định với nhiều khu công nghiệp, đô thị, thương mại là thị trường tiêu thu rộng lớn của các sản phẩm nông nghiệp.

Môi trường sinh thái trên địa bàn hiện nay đã được đầu tư quan tâm bảo vệ, môi trường nông thôn từng bước được bảo vê, phục hồi và phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững.

Hệ thống chính trị trên địa bàn đã được tăng cường, dân chủ cơ sở đã từng bước được phát huy, vị thế giai cấp nông dân đã được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được giữ vững tạo điều kiên để nông dân yên tâm sản xuất. Nông nghiêp luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thể hiện qua các chính sách và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.1.8.2. Khó khăn

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm. Diện tích nông nghiệp trên địa bàn huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, tư duy sản xuất của bà con nông dân vẫn theo mổ hình sản xuất hộ gia đình mạnh ai người đấy làm, ít áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Huyện Mỹ Lộc nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, lại bùng phát các loại dịch bệnh chính vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Tỉ lệ lao động có kỹ thuật còn thấp, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, đất đai đã được cải thiên tuy nhiên vẫn còn hạn chế do bị áp lực về kinh tế chi phối.

Trong những năm qua bà con nông dân không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp, tình trạng bỏ hoang ruộng diễn ra ngày càng phổ biến với diện tích ngày càng tăng. Gây khó khăn rất nhiều cho việc chỉ đạo sản xuất.

Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động tiêu cực của con người vào đất đã và đang gây ra những biến động xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Do trong thời gian qua trên địa bàn huyện nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi, công trình công cộng là rất lớn diện tích dành cho các công trình dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)