Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất huyện Mỹ Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 84 - 89)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Lộc,

4.3.5. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất huyện Mỹ Lộc

Trên cơ sở đánh giá các loại sử dụng đất để lựa chọn các loại hình đảm bảo về hiệu quả kinh tế còn phải thích hợp với với các điều kiện về đất đai khí hậu, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi,...Đồng thời phát huy thế mạnh kinh nghiệm sản xuất của nông dân tại địa phương. Ngoài ra, LUT đó còn phải đảm bảo hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giảm áp lực mùa vụ đối với đất đai giúp cho đất có thời gian phục hồi các chất dinh dưỡng, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 4.13. Đánh giá và tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Lộc

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả xã hội

Hiệu quả môi trường

Đánh giá chung Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá

2 lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 3 Thấp 2 Thấp 4 Thấp 9 Thấp

2 lúa - màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 3 Thấp 2 Thấp 5 TB 10 Thấp

3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 3 Thấp 2 Thấp 6 TB 11 Thấp 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 5 TB 3 TB 5 TB 13 TB

1 lúa - 2 màu

5. Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 3 Thấp 2 Thấp 6 TB 11 Thấp 6. Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 3 Thấp 2 Thấp 5 TB 10 Thấp 7. Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 6 TB 4 TB 5 TB 15 TB 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 5 TB 4 TB 5 TB 14 TB

Chuyên màu

9. Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 3 Thấp 2 Thấp 5 TB 10 Thấp 10. Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 3 Thấp 2 Thấp 6 TB 11 Thấp 11. Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 5 TB 4 TB 5 TB 14 TB

73

12. Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 5 TB 3 TB 5 TB 13 TB 13. Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 5 TB 3 TB 5 TB 13 TB 14. Lạc xuân - Đỗ xanh - Cà chua 6 TB 3 TB 5 TB 14 TB 15. Lạc xuân - Ngô - Ngô 3 Thấp 2 Thấp 5 TB 10 Thấp 16. Lạc xuân - Ngô - Su hào 6 TB 4 TB 5 TB 15 TB 17. Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 4 Thấp 3 TB 6 TB 13 TB 18. Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 4 Thấp 3 TB 6 TB 13 TB 19. Bí xanh - Cà chua - Bắp cải 9 Cao 5 Cao 5 TB 19 Cao 20. Bí xanh - Cà chua - Su hào 9 Cao 5 Cao 5 TB 19 Cao

Cây ăn quả

21. Vải 7 Cao 4 TB 5 TB 16 TB 22. Nhãn 7 Cao 4 TB 5 TB 16 TB 23. Bười 5 TB 4 TB 5 TB 14 TB 24. Xoài 7 Cao 4 TB 5 TB 16 TB 25. Chuối 5 TB 4 TB 5 TB 14 TB

Nuôi trồng thủy sản 26. Cá 9 Cao 5 Cao 4 TB 18 Cao

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

74

Số liệu ở bảng 4.13 cho chúng ta thấy trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc chỉ có 3/26 kiểu sử dụng đất chiếm tỉ lệ 11,53% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn đạt hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao. Có 15/26 kiểu sử dụng đất chiếm tỉ lệ 57,7% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn đạt hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức trung bình, còn 8/26 kiểu sử dụng đất chiếm tỉ lệ 30,77% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ thấp. Cụ thể như sau:

- LUT I (2 lúa): Với kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân có diện tích lớn nhất chiếm hơn 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, tuy nhiên đánh giá 3 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường kiểu sử dụng đất này chỉ đạt 9/24 điểm, được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp ở mức thấp.

- LUT II (2 lúa - màu): Với 3 kiểu sử dụng đất trong đó chỉ có kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân – Cà chua được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ trung bình với 13/24 điểm, còn hai kiểu sử dụng đất còn lại chỉ được đánh giá hiệu quả ở mức thấp khi chỉ đạt 10/24 điểm.

- LUT III (1 lúa – 2 màu): Với 4 kiểu sử dụng đất trong đó có 2 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức trung bình đó là kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai tây với 15/24 điểm và Lạc xuân – Lúa mùa – Cà chua với 14/24 điểm, còn hai kiểu sử dụng đất bị đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức thấp đó là Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô đông với 11/24 điểm và Lạc xuân – Lúa mùa – Đỗ tương với 10/24 điểm.

- LUT IV (Chuyên màu): Trong tổng số 12 kiểu sử dụng đất của LUT có 2 kiểu sử dụng đất chuyên về rau đó là Bí xanh – Cà chua – Bắp cải và Bí xanh – Cà chua – Su hào được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao với 19/24 điểm, đây là các kiểu sử dụng đất đem lại được số ngày công cũng như giá trị ngày công cao, trong tương lai cần được mở rộng diện tích canh tác. Có 7/12 kiểu sử dụng đất của LUT được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức trung bình và còn 3/12 kiểu sử dụng đất có hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức thấp.

- LUT V (Cây ăn quả): 5 kiểu sử dụng đất của LUT đều được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ trung bình. Kiểu sử dụng đất có số điểm đánh giá hiệu quả cao nhất LUT là Xoài, Nhãn và Vải với 16/24 điểm. Bưởi, Chuối có số điểm đánh giá hiệu quả thấp nhất LUT với 14/26 điểm.

- LUT VI (nuôi trồng thủy sản): Với kiểu sử dụng đất cơ bản là Cá kiểu sử dụng đất này được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong các kiểu sử dụng đất có trên địa bàn huyện Mỹ Lộc với 18/24 điểm. Trong tương lai hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của LUT này còn có thể cao hơn được nữa khi bà con nông dân áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và giống có giá trị năng suất, kinh tế cao vào sản xuất, thay cho việc nuôi trồng tự pháp và chủ yếu là theo kinh nghiệm như hiện tại.

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc ở mức độ trung bình, việc sản xuất nông nghiệp chưa đem lại thu thập cao cho người dân. Một số loại cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao là Cá và diện tích đất màu chuyên về rau, tuy nhiêu diện tích này so với diện tích đất nông nghiệp còn nhỏ và chỉ giải quyết công ăn việc làm cho một số ít bà con nông dân, số còn lại mặc dù sản xuất nông nghiệp tuy nhiên thu nhập chính không phải từ nông nghiệp mà là các ngành nghề khác. Nguyên nhân của hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc không cao là do:

- Việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn huyện vẫn theo phong tục tập quán truyền thống, tự phát, làm theo phong trào với tư duy sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ manh mún, mạnh ai người đấy làm, thiếu thông tin về sản xuất. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế. - Diện tích ruộng hẹp, manh mún dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong các khâu, không những vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ trên cánh đồng cũng khó thực hiện… Yếu tố cũng không kém phần quan trọng là do ruộng đất ít nên bà con nông dân ít chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà chỉ sản xuất theo thời vụ, thời gian còn lại họ làm các nghề khác để kiếm sống…

- Hiện tại bà con nông dân không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp do hiệu quả đem lại thấp, rủi ro trong sản xuất cao khi gặp thiên tai, dịch bệnh cũng như hạn chế đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy rất ít người dám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Hiện tại sản xuất nông nghiệp không còn là nghề chính cũng như thu nhập chính của bà con nông dân, khi họ có nhiều lựa chọn tốt hơn để đảm bảo cuộc sống như đi làm công nhân tại các khu công nghiệp, thợ xây, lái xe.... đây cũng chính là nguyên nhân của việc trong thời gian qua tình trạng bỏ hoang ngày càng tăng trên địa bàn huyện năm 2015 diện tích bỏ hoang đất lúa là 195,29 ha.

- Việc quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế, các buổi tập huấn hướng dẫn về sản xuất nông nghiệp cho bà con còn ít, mà chủ yếu là các văn bản chỉ đạo sản xuất mang nặng tính quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)