Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Lượng phân bón sử dụng hoặc thức ăn NTTS Lượng thuốc BVTV sử dụng, kháng sinh hoặc chất kích thích Mức độ che phủ HQMT
Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá
2 lúa 1 Lúa xuân - Lúa mùa 1 Thấp 1 Thấp 2 TB 4 Thấp
2 lúa - màu 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB
3 Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 Cao 6 TB 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB
1 lúa - 2 màu
5 Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 Cao 6 TB 6 Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 7 Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 8 Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB
Chuyên màu
9 Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 10 Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 Cao 6 TB 11 Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 12 Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 13 Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB
70
Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Lượng phân bón sử dụng hoặc thức ăn NTTS Lượng thuốc BVTV sử dụng, kháng sinh hoặc chất kích thích Mức độ che phủ HQMT
Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá
14 Lạc xuân - Đỗ xanh - Cà chua 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 15 Lạc xuân - Ngô - Ngô 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 16 Lạc xuân - Ngô - Su hào 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 17 Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 Cao 6 TB 18 Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 Cao 6 TB 19 Bí xanh - Cà chua - Bắp cải 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 20 Bí xanh - Cà chua - Su hào 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB
Cây ăn quả
21 Vải 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 22 Nhãn 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 23 Bưởi 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 24 Xoài 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB 25 Chuối 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 5 TB Nuôi trồng thủy sản 26 Cá 2 TB 2 TB 4 TB
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
71
Nhìn bảng 4.12 chúng ta thấy: Trong 26 kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc không có kiểu sử dụng đất nào được đánh giá hiệu quả môi trường ở mức cao, có 25/26 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả môi trường ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 96,1% tổng các kiểu sử dụng đất. Có 1/26 kiểu sử dụng đất (Lúa xuân – Lúa mùa) được đánh giá hiệu quả môi trường ở mức thấp chiếm tỉ lệ 3,9% tổng các kiểu sử dụng đất. Nguyên nhân của việc hiệu quả môi trường không được đánh giá cao là do:
Các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng nhiều lần với lượng lớn các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, của tình trạng tích lũy các chất độc hại trong nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
Chế độ canh tác của bà con nông dân thiếu hợp lý, một chiều, là nguyên nhân của những trận dịch sâu bệnh bùng phát gây hại nghiêm trọng, dẫn đến phải sử dụng một lượng chất hóa học BVTV lớn và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường.
Các giống cây trồng mới phần lớn được chọn tạo theo hướng cho tiềm năng năng suất cao, nên thường rất yếu chống chịu sâu bệnh. Các giống mới này khi đưa vào sản xuất thường dễ bị sâu bệnh gây hại, vì vậy đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động bảo vệ thực vật tích cực hơn, khẩn trương hơn. Trong khi người nông dân còn chưa có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng thực hiện tổng hợp bảo vệ cây, họ thường chỉ biết phun thuốc nhiều lần để phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, lượng thuốc BVTV lớn được sử dụng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và để lại tàn dư trong nông sản. Mặt khác, các giống cây trồng mới với tiềm năng cho năng suất cao thường đòi hỏi một lượng phân bón lớn. Lượng phân hóa học được dùng nhiều, lại không cân đối, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất, ô nhiễm các nguồn nước và tích lũy nhiều nitrat (NO3) trong nông sản.
4.3.5. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất huyện Mỹ Lộc.
Trên cơ sở đánh giá các loại sử dụng đất để lựa chọn các loại hình đảm bảo về hiệu quả kinh tế còn phải thích hợp với với các điều kiện về đất đai khí hậu, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi,...Đồng thời phát huy thế mạnh kinh nghiệm sản xuất của nông dân tại địa phương. Ngoài ra, LUT đó còn phải đảm bảo hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giảm áp lực mùa vụ đối với đất đai giúp cho đất có thời gian phục hồi các chất dinh dưỡng, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất nông nghiệp.