Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Lộc,
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất
Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại sử dụng đất trong địa bàn nghiên cứ. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và các chi phí đều được dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu đã dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Mỹ Lộc năm 2015.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc được trình bày ở bảng 4.5:
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất huyện Mỹ Lộc
ĐVT: triệu đồng/ ha
Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV
2 lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 84,23 47,47 36,76 0,77
2 lúa - màu
2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 122,00 70,73 51,27 0,72 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 127,39 69,60 57,78 0,83 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 234,61 102,55 132,06 1,29
1 lúa – 2 màu
5. Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 163,13 60,46 102,68 1,70 6. Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 157,22 62,21 95,01 1,53 7. Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 226,14 77,94 148,20 1,90 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 264,64 95,12 169,52 1,78
Chuyên màu
9. Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 160,70 81,74 78,96 0,97 10. Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 164,41 81,29 83,12 1,02 11. Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 281,10 104,50 176,60 1,69 12. Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 231,27 99,05 132,22 1,33 13. Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 270,85 116,51 154,34 1,32 14. Lạc xuân - Đỗ xanh - Cà chua 265,05 88,87 176,19 1,98 15. Lạc xuân - Ngô - Ngô 159,09 65,68 93,41 1,42 16. Lạc xuân - Ngô - Su hào 220,50 74,25 146,26 1,97 17. Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 170,31 59,22 111,09 1,88 18. Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 162,30 52,35 109,95 2,10 19. Bí xanh - Cà chua - Bắp cải 451,62 128,08 323,54 2,53 20. Bí xanh - Cà chua - Su hào 397,73 116,97 280,76 2,40
Cây ăn quả
21. Vải 230,81 45,72 185,09 4,05 22. Nhãn 206,35 48,50 157,85 3,25 23. Bưởi 162,99 43,88 119,10 2,71 24. Xoài 244,80 43,88 200,91 4,58 25. Chuối 171,07 43,09 127,97 2,97 Nuôi trồng thủy sản 26. Cá 395,10 79,28 315,82 3,98 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Số liệu ở bảng 4.5 cho chúng ta thấy:
- Về giá trị sản xuất: Kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Bắp cải có giá trị sản xuất cao nhất đạt 451,62 triệu đồng/ha, gấp 5,4 lần giá trị sản xuất của kiểu sử dụng đất có giá trị sản xuất thấp nhất là Lúa xuân – Lúa mùa với giá trị sản xuất chỉ đạt 84,23 triệu đồng/ha. Hai kiểu sử dụng đất Cá và Bí xanh – Cà chua – Su hào cũng cho giá trị sản xuất tương đối cao khi lần lượt đạt 395,10 triệu đồng/ha và 397,73 triệu đồng/ha. Trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất có 3/26 kiểu sử dụng đất có giá trị sản xuất lớn hơn 330 triệu đồng/ha chiếm 11,5% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn, có 11/26 kiểu sử dụng đất có giá trị sản xuất lớn hơn 200 triệu đồng/ha và nhỏ hơn 330 triệu đồng/ha chiếm 42,3% tổng các
kiểu sử dụng đất trên địa bàn, và có 12/26 kiểu sử dụng đất có giá trị sản xuất nhỏ hơn 200 triệu đồng/ha chiếm 46,2% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn.
- Về chi phí trung gian: Kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Bắp cải có chi phí trung gian cao nhất với 128,08 triệu đồng/ha gấp 2,7 lần chi phí trung gian của kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa khi kiểu sử dụng đất này chỉ mất 47,47 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Su hào và Lạc xuân – Lạc mùa – Cà chua cũng có chi phí trung gian ở mức cao với 116,97 triệu đồng/ha và 116,51 triệu đồng/ha. Nguyên nhân của chi phí trung gian cao là do phải đầu từ vào giống, phân bón, thuê công lao động trong việc chăm sóc, thu hoạch….
- Về thu nhập hỗn hợp: Với 323,54 triệu đồng/ha kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Bắp cải có thu nhập hỗn hợp cao nhất gấp 8,8 lần kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa với thu nhập hỗn hợp thấp nhất trong các kiểu sử dụng đất khi chỉ đạt 36,76 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Cá cũng có thu nhập hỗn hợp cao với 315,82 triệu đồng/ha gấp 8,6 lần thu nhập hỗn hợp của kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa. Một kiểu sử dụng nữa cũng có thu nhập hỗn hợp cao là kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Su hào khi đạt 280,76 triệu đồng/ha. Có 3/26 kiểu sử dụng đất có thu thập hỗn hợp lớn hơn 230 triệu đồng/ha chiếm 11,5% tổng các kiểu sử dụng đất, có 8/26 kiểu sử dụng đất có thu nhập hỗn hợp nhỏ hơn 130 triệu đồng/ha chiếm 30,8% tổng các kiểu sử dụng đất. Và có 15/26 kiểu sử dụng đất có thu nhập hỗn hợp lớn hơn 130 triệu đồng/ha và nhỏ hơn 230 triệu đồng/ha chiếm 57,7% tổng các kiểu sử dụng đất.
- Về hiệu quả đồng vốn: Trong 26 kiểu sử dụng đất của 6 loại sử dụng đất thì loại sử dụng đất cây ăn quả có hiệu quả đồng vốn ở mức cao, trong đó kiểu sử dụng đất Xoài có hiệu quả đồng vốn cao nhất đạt 4,58 lần gấp 6,4 lần kiểu sử dụng đất có hiệu quả đồng vốn thấp nhất là kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông khi chỉ đạt 0,72 lần. Một số kiểu sử dụng đất cũng cho hiệu quả đồng vốn cao là Vải đạt 4,05 lần, Cá đạt 3,98 lần, Nhãn đạt 3,25 lần. Ngoài kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông có hiệu quả đồng vốn thấp thì một số kiểu sử dụng đất cũng có hiệu quả đồng vốn thấp là Lúa xuân – Lúa mùa đạt 0,77 lần, Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương đạt 0,83 lần. Với 26 kiểu sử dụng đất của 6 loại sử dụng đất có 13/26 kiểu sử dụng đất có hiệu quả đồng vốn nhỏ hơn 1.8 chiếm 50% tổng các kiểu sử dụng đất, có 8/26 kiểu sử dụng đất có hiệu quả đồng vốn cao hơn 2,3 lần chiếm 30,8% tổng các kiểu sử dụng đất, có 5/26 kiểu sử
dụng đất có hiệu quả đồng vốn nhỏ hơn 2,3 lần và lớn hơn 1,8 lần chiếm 19,2% tổng các kiểu sử dụng đất.
Dựa trên số liệu tính toán hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất trong Bảng 4.5 và tiêu chí phân cấp trong Bảng 3.2, tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất của huyện Mỹ Lộc được thể hiện trong Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất huyện Mỹ Lộc Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX TNHH HQĐV HQKT Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá
2 lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp
2 lúa - màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 2 TB 2 TB 1 Thấp 5 TB
1 lúa - 2 màu
5. Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 6. Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 7. Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 2 TB 2 TB 2 Thấp 6 TB 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 2 TB 2 TB 1 Thấp 5 TB
Chuyên màu
9. Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 10. Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 11. Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 2 TB 2 TB 1 Thấp 5 TB 12. Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 2 TB 2 TB 1 Thấp 5 TB 13. Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 2 TB 2 TB 1 Thấp 5 TB
51
Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX TNHH HQĐV HQKT Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá
14. Lạc xuân - Đỗ xanh - Cà chua 2 TB 2 TB 2 Thấp 6 TB 15. Lạc xuân - Ngô - Ngô 1 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Thấp 16. Lạc xuân - Ngô - Su hào 2 TB 2 TB 2 Thấp 6 TB 17. Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 4 Thấp 18. Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 2 TB 4 Thấp 19. Bí xanh - Cà chua - Bắp Cải 3 Cao 3 Cao 3 TB 9 Cao 20. Bí xanh - Cà chua - Su hào 3 Cao 3 Cao 3 TB 9 Cao
Cây ăn quả
21. Vải 2 TB 2 TB 3 Cao 7 Cao 22. Nhãn 2 TB 2 TB 3 TB 7 Cao 23. Bưởi 1 Thấp 1 Thấp 3 TB 5 TB 24. Xoài 2 TB 2 TB 3 Cao 7 Cao 25. Chuối 1 Thấp 1 Thấp 3 TB 5 TB
Nuôi trồng thủy sản 26. Cá 3 Cao 3 Cao 3 Cao 9 Cao
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
52
Số liệu từ bảng 4.6 cho thấy:
- LUT I (2 lúa): Với kiểu sử dụng đất là Lúa xuân – Lúa mùa cho TNHH đạt 36,76 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 0,77 lần và là LUT được đánh giá hiệu quả kinh tế ở mức thấp.
- LUT II (2 lúa - màu): Với 3 kiểu sử dụng đất, đây là diện tích đất hai lúa kết hợp với trồng cây vụ đông tặng thu nhập cho bà con nông dân, trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua cho hiệu quả kinh tế cao nhất LUT với GTSX là 234,61 triệu đồng/ha, TNHH là 132,06 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt 1,29 lần đây là kiểu sử dụng đất có đánh giá hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, còn lại hai kiểu sử dụng đất còn lại có giá trị sản xuất tương đồng nhau và có đánh giá hiệu quả kinh tế ở mức thấp.
- LUT III (1 lúa – 2 màu): Với 4 kiểu sử dụng đất, đây là diện tích trồng lạc xuân kết hợp với lúa mùa và 1 cây trồng vụ đông. Trong đó kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa – Cà chua cho hiệu quả kinh tế cao nhất LUT với GTSX là 264,64 triệu đồng/ha và cho TNHH đạt 169,52 triệu đồng/ha hiệu quả đồng vốn đạt 1,78 lần. Kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô đông cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX chỉ đạt 157,22 triệu đồng/ha và TNHH đạt 95,01 triệu đồng/ha hiệu quả đồng vốn đạt 1,53 lần.
- LUT IV (chuyên màu): Với 12 kiểu sử dụng đất, đây là loại sử dụng đất đa dạng, phong phú nhất về các loại cây trồng trên địa bàn huyện Mỹ Lộc. Trong đó kiểu sử dụng đất chuyên về rau là Bí xanh – Cà chua – Bắp cải cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 451,62 triệu đồng/ha, TNHH đạt 323,54 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt 2,53 lần, một kiểu sử dụng đất chuyên về rau khác cũng cho hiệu quả kinh tế tốt là Bí xanh – Cà chua – Su hào khi cho GTSX đạt 397,73 triệu đồng/ha, TNHH đạt 280,76 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt 2,40 lần. Trong 12 kiểu sử dụng đất thì kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Ngô – Ngô cho hiệu quả kinh tế thấp nhất khi GTSX chỉ đạt 159,09 triệu đồng/ha, TNHH là 93,41 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn là 1,42 lần, trong tương lai cần thay thế kiểu sử dụng đất này để cho hiệu quả kinh tế được cao hơn.
- LUT IV (cây ăn quả): Với 5 kiểu sử dụng đất tương ứng với 5 loại cây ăn quả cơ bản trên địa bàn, trong đó cây xoài cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 244,80 triệu đồng/ha, TNHH đạt 200,91 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt 4,58 lần. Cây Bưởi cho hiệu quả kinh tế thấp nhất tại loại sử dụng
đất này với GTSX đạt 162,99 triệu đồng/ha, TNHH đạt 119,10 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn đạt 2,71 lần.
- LUT VI (nuôi trồng thủy sản): nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao với GTSX/ha lên đến 395,10 triệu đồng và TNHH/ha đạt tới 315,82 triệu đồng và HQĐV đạt 3,98 lần. Tuy nhiên đây cũng là LUT đòi hỏi nguồn vốn và trình độ thâm canh rất cao. Chủ yếu là cá trắm, cá mè, cá chép.
Theo bảng 4.6 tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, cho ta thấy trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất, có 6/26 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao chiếm tỉ lệ 23% tổng các kiểu sử dụng đất, 10/26 kiểu sử dụng đất hiệu quả kinh tế ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 38,5% tổng các kiểu sử dụng đất, trong khi đó có đến 10/26 kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế ở mức thấp chiếm 38,5% tổng các kiểu sử dụng đất.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện Mỹ Lộc LUT nuôi trồng thủy sản và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi có GTSX đạt 395,10 triệu đồng/ha gấp 4,7 lần GTSX bình quân của LUT 2 lúa và gấp 2,5 lần GTSX bình quân của LUT 2 lúa – màu. Một LUT cũng đem lại hiệu quả kinh tế tốt là LUT cây ăn quả khi có GTSX trung bình đạt 203,20 triệu đồng/ha, TNHH trung bình đạt 158,18 triệu đồng/ha và HQĐV trung bình là 3,51 lần. LUT chuyên màu đa dạng về các loại cây trồng trong đó có các kiểu sử dụng đất chuyên về rau cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên LUT chuyên màu diện tích chiếm tỉ lệ nhỏ và nhiều cây trồng không thật sự đem lại hiệu quả cao như Ngô, Đỗ tương, trong tương lai cần nghiên cứu thay thế để nâng cao hiệu quả kinh tế với LUT này.