Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 49 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

4.1.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.1.4.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp. Năm 2015 sản xuất nông nghiệp đảm bảo ổn định và tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản (theo giá cố định) ước đạt 156 tỷ đồng, tăng 5,31% so với năm 2011. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 56 triệu đồng.

a. Trồng trọt

Sự thay đổi về nhận thức của người nông dân cùng với sự tác động tích cực có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của người dân được nâng lên. Công tác khuyến nông được đẩy mạnh, các loại giống cây trồng có năng suất cao được đưa vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng ước cả năm 2015 là 8.712 ha, trong đó cây lương thực là 7.754 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 80 ha, cây rau 455 ha, đậu các loại là 13 ha, cây khác 410 ha.

b. Chăn nuôi

Trong những năm qua chăn nuôi tiếp tục được phát triển theo hướng hàng hóa, mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Năm 2015 huyện đã tích cực triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất. Tổng đàn gia súc, gia cầm là: 287.300 con, trong đó: đàn bò 4.070 con, đàn trâu: 230 con, đàn lợn: 43.000 con, đàn gia cầm: 240.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 5.691 tấn đạt 106,12% kế hoạch. Toàn huyện có 655 trang trại, gia trại, trong đó có 31 trang trại đạt tiêu chí. Có 377 hộ có diện tích chuyển đổi lớn trên 3.000 m2, trong đó có 27 hộ có diện tích chuyển đổi từ 1 – 3 ha, điển hình là xã Mỹ Hà, Mỹ Thắng.

c. Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã xuất hiện ở một số địa phương, điển hình như: Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Hà. Trên địa bàn huyện đã chuyển 70 ha lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên gần 1000 ha, sản lượng 1.350 tấn đạt 108% kế hoạch.

4.1.4.2. Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (xã Mỹ Tân), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (xã Mỹ Phúc và Mỹ Thắng), sản xuất giày dép nhựa (thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng), sản xuất tấm lợp Prôximăng (xã Mỹ Trung), sản xuất hàng may mặc (xã Mỹ Thắng), ...Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN có bước tăng trưởng rõ rệt. Năm 2015 giá trị ngành CN – TTCN đạt 138,53 tỷ đồng.

Ngoài các ngành nghề nói trên thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt khu công nghiệp Mỹ Trung đã và đang thu hút các nhà đầu tư, một mặt góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mặt khác giải quyết được nguồn lao động tại chỗ của địa phương và các vùng phụ cận khác của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ lộc tỉnh nam định (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)