Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
4.4.2. xuất sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Mỹ Lộc
4.4.2.1. Những quan điểm để nâng cao sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản…tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.
- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật Đất đai và các chính sách quản lý Nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.
- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất đai hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất.
- Sử dụng đất nông nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.
Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.
4.4.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế của từng vùng, tạo ra hàng hóa có giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp.
- Trồng trọt: Tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng rộng rãi các giống mới và bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, sản xuất đa canh. Sản xuất các giống lúa có năng suất ổn định, chất lượng cao, gieo cấy một số giống lúa đặc sản phù hợp với đất đai, kinh nghiệm sản xuất ở từng vùng. Mở rộng diện tích cây vụ đông, phát triển mạnh cây rau màu với các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao. Hình thành và có chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, rau sạch.
- Chăn nuôi thủy sản phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống mới, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản;
khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi thủy sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống đặc sản.
Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại bảng 4.13, định hướng phát triển của tỉnh Nam Định, huyện Mỹ Lộc và nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ, chúng tôi định hướng sử dụng đất của huyện Mỹ Lộc như sau:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 ở huyện Mỹ Lộc có 6 loại sử dụng đất và 26 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích đất nông nghiệp 5.067,61 ha, trong đó chiếm tỉ lệ lớn là kiểu sử dụng đất “Lúa xuân - Lúa mùa” với diện tích 3.000,07 ha (chiếm 59,20% tổng diện tích đất nông nghiệp). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao, tình trạng bỏ hoang ruộng ngày một tăng. Các kiểu sử dụng đất lúa – kết hợp cây vụ đông diện tích còn ít và manh mún, trong tương lai nên quy hoạch phát triển thành vùng tập trung kiểu sử dụng đất này và đưa các loại rau đông có năng xuất và kinh tế cao vào sản xuất. Đây là hệ thống sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế trung bình, nhưng lại giải quyết được số lao động dư thừa trong nông nghiệp. Tuy nhiên để phát triển bền vững kiểu sử dụng đất này cần áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo an toàn cho môi trường đất, nước và không khí.
Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc tương đối đa dạng về các loại cây trồng như: cây lúa, cải bắp, cà chua, su hào, khoai tây, bí xanh....Cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo. Trong tương lai để đảm bảo an toàn lương thực cần duy trì phát triển cây trồng này với những bộ giống năng suất cao và chất lượng tốt. Đồng thời tập trung mở rộng phát triển các kiểu sử dụng đất có năng suất, giá trị kinh tế cao như kiểu sử dụng chuyên về rau màu, Cá.
Đề xuất các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mỹ Lộc trong thời gian tới cụ thể như sau:
- LUT I (2 lúa): Với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa đây là kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức thấp không đem lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân lại chiếm diện tích lớn. Tuy nhiên vì đảm bảo an toàn lương thực vẫn cần phải duy trì phát triển cây trồng này bằng cách quy hoạch lại vùng sản xuất theo định hướng của huyện của tỉnh, đưa vào sản xuất những bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời lên chuyển một số diện tích chân ruộng thấp, trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp làm kinh tế trang trại.
- LUT II (2 lúa - màu): Hiện tại loại sử dụng đất này có 3 kiểu sử dụng đất đây là loại sử dụng đất 2 lúa kết hợp với 1 cây vụ đông nhằm tăng hệ số sử dụng đất và giải quyết công việc cho bà con nông dân trong thời gian nông nhàn, tuy nhiên hiệu quả đem lại lại thấp. Chỉ có kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa kết hợp với Cà chua là đem lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ trung bình, còn các cây trồng khác như ngô, đỗ tương đem lại hiệu quả ở mức độ thấp. Trong thời gian tới vẫn cần phát triển loại sử dụng đất này vừa tặng độ che phủ cho đất, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. Tuy nhiên để hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tăng lên cần đưa những cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cây chuyên rau như cà chua, dưa chuột, su hào, bắp cải.., đồng thời cần hỗ trợ kỹ thuật cho bà con để năng suất được cao hơn.
- LUT III (1 lúa – 2 màu): Đây là loại sử dụng đất màu kết hợp với một vụ lúa và cây vụ đông. LUT này không được lựa chọn do có hiệu quả kinh tế thấp không đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Nên xác nhập loại sử dụng đất này vào với LUT chuyên màu bằng cách bỏ một vụ lúa, do khi trồng lúa trên đất màu năng suất không cao, lại nhiều sâu bệnh, thay vì cấy lúa bà con nông dân lên trồng cây màu có năng suất cao, giá trị kinh tế lớn như các loai cây chuyên về rau.
- LUT IV (chuyên màu): Với 12 kiểu sử dụng đất đây là LUT đa dạng về các loại cây trồng. Tuy nhiên chỉ có 2 loại sử dụng đất được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức cao đó là các kiểu sử dụng đất chuyên về rau, còn lại bị đánh giá ở mức độ trung bình và thấp. Một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như các loại rau, một số cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp như ngô, đỗ tương, đỗ xanh, lạc mùa. Trong tương lai cần quan tâm phát triển loại sử dụng đất này vì đây là loại hình sử dụng có thể vừa giải quyết được công ăn việc làm tại chỗ cho bà con nông dân, vừa đem lại giá trị kinh tế ở mức độ khá. Để phát triển loại hình sản xuất này trước mắt cần quy hoạch thành những vùng sản xuất – hàng hóa cụ thể, phát huy và nhân rộng các kiểu sử dụng đất được đánh giá cao là kiểu sử dụng đất chuyên về rau, đồng thời cần hạn chế và dần loại bỏ các cây trồng không đem lại hiệu quả kinh tế cao như ngô, đỗ tương, lạc mùa...Tuy nhiên cũng cần hướng dẫn bà con những biện pháp kỹ thuật canh tác tốt đồng thời hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích mà thay bằng thuốc thảo mộc hay biện pháp sinh học vừa tiết kiệm kinh tế lại bảo vệ môi trường.
- LUT V (cây ăn quả): Đây là LUT chỉ được đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ trung bình do người dân canh tác theo hình thức tự phát, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong tương lai cần phát triển loại sử dụng đất này kết hợp với loại hình nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời lên hỗ trợ bà con nông dân về giống, vốn cũng như khoa học, kỹ thuật để hiệu quả được cao hơn.
- LUT VI (nuôi trồng thủy sản): Với kiểu sử dụng đất chuyên cá đấy là kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá cao trên địa