Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Lộc,
4.3.3. Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất
Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Công lao động; khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho bà con nông dân (giá trị ngày công).
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
Mặt khác, việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Kết quả tính toán hiệu quả xã hội được thể hiện tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất huyện Mỹ Lộc Loại sử dụng Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công lao động/ha GTNC (1000đ/công)
2 lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 345 110
2 lúa - màu
2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 510 100 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 580 100 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 816 160
1 lúa – 2 màu
5. Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 639 160 6. Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 557 170 7. Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 667 220 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 867 200
chuyên màu
9. Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 509 160 10. Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 577 140 11. Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 762 230 12. Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 619 210 13. Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 823 190 14. Lạc xuân - Đỗ Xanh - Cà chua 915 190
15. Lạc xuân - Ngô - Ngô 560 170
16. Lạc xuân - Ngô - Su hào 652 220 17. Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 683 160 18. Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 678 160 19. Bí xanh - Cà chua - Bắp cải 1232 260 20. Bí xanh - Cà chua - Su hào 1232 230
Cây ăn quả
21. Vải 416 440 22. Nhãn 419 380 23. Bưởi 391 300 24. Xoài 389 520 25. Chuối 444 290 Nuôi trồng thủy sản 26. Cá 750 420
Số liệu tại bảng 4.7 chỉ ra rằng:
- Về công lao động: trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất thì các kiểu sử dụng đất chuyên về rau, đó là kiểu sử dụng Bí xanh – Cà chua – Bắp cải và Bí xanh – Cà chua – Su hào có số ngày công cao nhất với 1232 công/ha gấp 3,6 lần kiểu sử dụng đất có số ngày công thấp nhất là Lúa xuân – Lúa mùa chỉ được 345 công/ha. Một số kiểu sử dụng đất cũng có số ngày công tương đối cao là Lạc xuân – Lạc mùa – Cà chua với 867 công/ha, Lạc xuân – Đỗ xanh – Cà chua với 915 công/ha. Loại sử dụng đất cây ăn quả có số ngày công không cao, Chuối có số ngày công cao nhất cũng chỉ được 444 công/ha và thấp nhất trong LUT là Xoài với 389 công/ha. Trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất có 2/26 kiểu sử dụng đất có số ngày công lao động lớn hơn 930 công/ha chiếm 7,7% tổng các kiểu sử dụng đất, có 10/26 kiểu sử dụng đất có số ngày công lao động từ 640 công/ha đến dưới 930 công/ha chiếm 38,5% tổng các kiểu sử dụng đất, và có 14/26 kiểu sử dụng đất có số ngày công lao động nhỏ hơn 640 công/ha chiếm 53,8% tổng các kiểu sử dụng đất.
- Về giá trị ngày công: Xoài có số ngày công ít nhất tuy nhiên lại có giá trị ngày công cao nhất trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất với 520 nghìn đồng/công cao gấp 5,2 lần kiểu sử dụng đất có giá trị ngày công thấp nhất là kiểu sử dụng Lạc xuân – Lạc mùa – Ngô đông và Lạc xuân – Lạc mùa – Đỗ tương khi hai kiểu sử dụng đất này chỉ có giá trị ngày công là 100 nghìn đồng/công. Trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất, có 13/26 kiểu sử dụng đất có giá trị ngày công thấp hơn 200 nghìn đồng/công chiếm 50% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn, có 6/26 kiểu sử dụng đất có giá trị ngày công lao động từ 200 nghìn đồng đến 250 nghìn đồng chiếm 23,07% tổng các kiểu sử dụng đất, chỉ có 7/26 kiểu sử dụng đất có giá trị ngày công cao hơn 250 nghìn đồng/công chiếm 26,93% tổng các kiểu sử dụng đất trên địa bàn.
Kết quả tổng hợp hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất của huyện được thể hiện trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tổng hợp hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất huyện Mỹ Lộc
Loại hình
sử dụng đất Kiểu sử dụng đất
Công lao động Giá trị ngày công HQXH
Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng
điểm Đánh giá
2 lúa 1 Lúa xuân - Lúa mùa 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp
2 lúa - màu
2 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 2 TB 1 Thấp 3 TB
1 lúa – 2 màu 5 Lạc xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp
6 Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 7 Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 2 TB 2 TB 4 TB 8 Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 2 TB 2 TB 4 TB
Chuyên màu
9 Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 10 Lạc xuân - Lạc mùa - Đỗ tương 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 11 Lạc xuân - Lạc mùa - Bắp cải 2 TB 2 TB 4 TB 12 Lạc xuân - Lạc mùa - Khoai tây 1 Thấp 2 TB 3 TB 13 Lạc xuân - Lạc mùa - Cà chua 2 TB 1 Thấp 3 TB 14 Lạc xuân - Đỗ Xanh - Cà chua 2 TB 1 Thấp 3 TB 15 Lạc xuân - Ngô - Ngô 1 Thấp 1 Thấp 2 Thấp 16 Lạc xuân - Ngô - Su hào 2 TB 2 TB 4 TB
57
Loại hình
sử dụng đất Kiểu sử dụng đất
Công lao động Giá trị ngày công HQXH
Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng
điểm Đánh giá
17 Lạc Xuân- Đỗ tương - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 TB 18 Lạc Xuân- Đỗ xanh - Đỗ tương 2 TB 1 Thấp 3 TB 19 Bí xanh - Cà chua - Bắp cải 3 Cao 2 TB 5 Cao 20 Bí xanh - Cà chua - Su hào 3 Cao 2 TB 5 Cao
Cây ăn quả 21 Vải 1 Thấp 3 Cao 4 TB
22 Nhãn 1 Thấp 3 Cao 4 TB
23 Bưởi 1 Thấp 3 Cao 4 TB
24 Xoài 1 Thấp 3 Cao 4 TB
25 Chuối 1 Thấp 3 Cao 4 TB
Nuôi trồng thủy sản 26 Cá 2 TB 3 Cao 5 Cao
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
58
Số liệu ở Bảng 4.8 cho chúng ta thấy:
LUT I (2 lúa): Với kiểu sử dụng đất lúa mùa – lúa xuân cho số ngày công lao động là 345 công/ha và giá trị ngày công chỉ đạt 110 nghìn đồng, đây là loại sử dụng đất có số ngày công và giá trị ngày công thấp nhất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ở mức Thấp.
LUT II (2 lúa - màu): Với 3 kiểu sử dụng đất trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua có số công lao động cao nhất LUT là 816 công/ha và giá trị ngày công cũng cao nhất với 160 nghìn đồng, tuy nhiêu kiểu sử dụng đất này cũng chỉ được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Còn lại 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông và Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương được đánh giá hiệu quả xã hội ở mức thấp khi giá trị ngày công chi được 100 nghìn đồng.
LUT III (1 lúa – 2 màu): Trong 4 kiểu sử dụng đất của LUT này thì kiểu sử dụng Lạc xuân – Lúa mùa – Cà chua có hiệu quả xã hội cao nhất với số ngày công lao động là 867 công/ha và giá trị ngày công là 200 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất này được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ở mức trung bình, 1 kiểu sử dung khác trong LUT cũng được phân cấp đánh giá ở mức trung bình là kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai tây với số ngày công lao động là 667 công/ha và giá trị ngày công là 220 nghìn đồng, 2 kiểu sử dụng đất còn lại là Lạc xuân – Lúa mùa – Đỗ tương và Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô đông được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ở mức thấp.
LUT IV (chuyên màu): Loại sử dụng đất chuyên màu có 12 kiểu sử dụng đất đa dạng về các loại cây trồng trong đó có 1 số kiểu sử dụng đất có số ngày công lao động cao như kiểu sử dụng đất Bí xanh – Cà chua – Bắp cải và Bí xanh – Cà chua – Su hào đều có số công là 1232 công/ha và giá trị ngày công lần lượt là 260 nghìn đồng và 230 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất có số ngày công lao động thấp nhất trong LUT là kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lạc mùa – Ngô đông khi chỉ có 509 công/ha và kiểu sử dụng đất có giá trị ngày công thấp nhất là kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lạc mùa – Đỗ tương khi chỉ đạt 140 nghìn đồng. Trong tổng số 12 kiểu sử dụng đất của LUT thì có 2 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả xã hôi ở mức cao, 7 kiểu sử dụng đất được phân cấp đánh giá ở mức độ trung bình, 3 kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức độ thấp.
LUT V (cây ăn quả): Với 5 kiểu sử dụng đất tương ứng với 5 loại cây ăn quả trên địa bàn huyện có số ngày công tương đổi thấp và đồng đều nhau do là cây lâu năm không cần tốn nhiều công chăm sóc như cây ngắn ngày, cây có số ngày công cao nhất là chuối với 444 công/ha, cây có số ngày công ít nhất là Xoài với 389 công/ha. Tuy ngày công lao động ít nhưng do giá trị kinh tế các loại cây ăn quả cao chính vì vậy giá trị ngày công của LUT ở mức khá cao, cao nhất là Xoài với 520 nghìn đồng, thấp nhất là Chuối với 290 nghìn đồng. Các kiểu sử dụng đất của LUT được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội ở mức độ trung bình do có số ngày công ít.
LUT IV (nuôi trồng thủy sản): Với kiểu sử dụng đất nuôi cá nước ngọt với số ngày công là 750 công/ha và giá trị ngày công là 420 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất này được phân cấp đánh giá hiệu quả xã hôi ở mức độ cao.
Trong tổng số 26 kiểu sử dụng đất của 6 loại sử dụng đất có 3/26 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả xã hội ở mức cao chiếm 11,5% tổng các kiểu sử dụng đất, có 15/26 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả xã hội ở mức trung bình chiếm 57,7% tổng các kiểu sử dụng đất, và còn 8/26 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả xã hội ở mức thấp chiếm 57,7% tổng các kiểu sử dụng đất
Nhìn chung mức độ tạo việc làm và giá trị ngày công trên lao động giữa các LUT là khá chênh lệch. LUT cho hiệu quả xã hội cao nhất là LUT nuôi trồng thủy sản và LUT có hiệu quả xã hội thấp nhất là LUT 2 lúa. Kết quả điều tra cho thấy LUT chuyên màu và LUT 2 lúa - màu thu hút được nhiều lao động và góp phần nâng cao đời sống cho nông dân mà không yêu cầu kỹ thuật cao, cho thu nhập ổn định, dễ làm, dễ chấp nhận. Trong tương lai nên phát triển các LUT chuyên màu, LUT 2 lúa - màu theo hướng hàng hóa để thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân.