Cơ cấu đất đai huyện Đông Anh giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Thứ tự Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 18.230 18.230 18.230

1 Đất nông nghiệp 9.233,5 50,65 9.200,68 50,47 9.120,47 50,03

1.1 Đất sản xuất nông nghiệpnghiệp 8.607,47 93,22 8.548,35 92,91 8.469,27 92,86

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.403,47 97.63 8.348,32 97,66 8.269,39 97,64

1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.511,86 89,39 7.459,22 89,35 7.371,33 89,14

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 891,61 10,60 889,1 10,65 898,06 10,86

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 204,00 2,37 200,23 2,34 199,88 2,36

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 614,03 6,65 641.28 6,97 639,34 7,01

1.5 Đất nông nghiệp khác 12,00 0,13 11,96 0,13 11,87 0,13

2 Đất phi nông nghiệp 8.690,24 47,67 8.723,06 47,85 8.803,27 48,29

2.1 Đất ở 2.167,35 24,94 2.174,66 24,93 2.178,81 24,75

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.062,88 95,18 2.068.07 95,19 2.074,44 95,21

2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,47 4,2 104.34 4,80 104,37 4,79

2.2 Đất chuyên dùng 4.246,92 48,87 4.271,68 48,97 4.347,94 49,39

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 250,84 5,91 251,51 5,89 251,51 5,79

2.2.2 Đất quốc phòng 91,23 2,15 97,06 2,27 97,06 2,23

2.2.3 Đất an ninh 3,3 0,08 3,3 0,08 4,59 0,11

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1.003,71 24,34 930,12 21,79 930,12 21,41

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.897,84 68,23 2.985,7 69,96 3.060.47 70,46

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 13,34 0,15 20,94 0,24 21,13 0,24

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 173,53 1,99 173,58 1,99 174,3 1,98

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.012,52 23,18 2.004,56 22,98 2.004,5 22,77

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 74,25 0,85 76,76 0,88 76,59 0,87

3 Đất chưa sử dụng 306,26 1,68 306.26 1,68 306.26 1,68

c) Khí hậu:

Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,720C, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 34,80C và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,70C.

Lượng mưa trung bình năm 2009 là 582,42mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (trên 1000mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa không đáng kể. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1 (chỉ đạt 1,0mm).

Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 78%. Tổng số giờ nắng cả năm là 1794 giờ, trong đó số giờ nắng ở tháng 12, 1, 2, 3, 4 là thấp. Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 (79 giờ) và tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 (208 giờ). Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trồng được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

d) Thủy văn, nguồn nước:

Đông Anh có hệ thống sông ngòi dày đặc bao gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê có tài nguyên nước rất phong phú. Các con sông đều có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309m3/s, mực nước trung bình hàng năm đạt khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng là 3.027m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 9,01m…

* Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam có chiều dài 16 km; sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5 km; sông Cà Lồ nằm phía Bắc huyện có chiều dài 9 km. Ngoài ra còn có 2 nhánh sông nhỏ là sông Thiếp và sông Ngũ Huyện Khê với nguồn nước không lớn nhưng tương đối ổn định.

Vùng đầm Vân Trì có diện tích 130 ha là nguồn cung cấp nước mặt phong phú đáp ứng lượng nước tương đối lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển khu du lịch sinh thái đầy triển vọng của huyện cũng như của Thủ đô.

Hệ thống sông ngòi vừa là nguồn cung cấp nước tưới vừa tạo điều kiện cho Đông Anh phát triển vận tải đường thủy.

* Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trong huyện có chất lượng tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

* Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa kết hợp với nước các sông hồ lên cao, nguồn nước mặt đã gây ra úng ngập cho các vùng đất thấp trũng của huyện, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các sông suối, ao hồ lại rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp vào mùa khô khi lượng mưa rất ít. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép huyện chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hóa.

* Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Đông Anh nằm ở phía Bắc Thành phố Hà Nội, có vị trí giao lưu thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc của đất nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Đặc biệt, Đông Anh còn nằm cận kề với sân bay quốc tế Nội Bài đã tạo cho huyện ưu thế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng.

Là một huyện ngoại thành nên tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cầu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường với số lượng và chất lượng tốt.

Với cấu tạo địa hình, địa chất đã hình thành nên các vùng đất trũng hay ứ đọng nước vào mùa mưa, tạo nên nền đất yếu gây tốn kém khi phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại khu vực thuộc các xã miền Đông của huyện. 3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

a) Dân số, lao động và mức sống dân cư

Năm 2015 dân số của huyện Đông Anh là 388.403 người với 62.196 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 206.844 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.991 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,08%; năm 2015 tăng so với 2014 là 1,09%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sinh con thứ 3 tăng lên trong một vài năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)