Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên huyện Đông Anh
a,Vị trí địa lý:
Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 15km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội – Thái Nguyên), với tổng diện tích tự nhiên là 18.230 ha, có 24 đơn vị hành chính gồm: có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Phía đông, đông bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Phía nam giáp sông Hồng giáp với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Phía đông nam giáp Sông Đuống giáp giới quận Long Biên và huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội. Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta bởi quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18 cùng các tuyến đường sắt đi qua các tỉnh phía Bắc và đường thuỷ trên các con sông. Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hình 3.1. Bản đồ địa chính huyện Đông Anh
Nguồn: http://www.diachibotui.com/ban-do/ha-oi.html?dId=15)
b) Địa hình, đất nông nghiệp
Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3m (tại đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng có diện tích khác nhau như sau:
Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ có địa hình từ 6,0m đến 10,3m, có diện tích 1263,0 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên của huyện.
Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3m – 6m, diện tích 5934,16 ha chiếm 32,6% diện tích tự nhiên, phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện.
Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6-8m, diện tích 3786,0 ha chiếm 20,8% diện tích tự nhiên, phân bố nằm ở phía Nam huyện.
Vùng trong đê có độ cao từ 8-11m, được phân bố ở phía Tây Bắc và trung tâm huyện. Vùng này có diện tích 4709 ha, chiếm 25,9% tổng diện tích tự nhiên.
Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0m đến 13,7m, diện tích 659 ha chiếm 3,6% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai huyện Đông Anh giai đoạn 2013 -2015
Thứ tự Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 18.230 18.230 18.230
1 Đất nông nghiệp 9.233,5 50,65 9.200,68 50,47 9.120,47 50,03
1.1 Đất sản xuất nông nghiệpnghiệp 8.607,47 93,22 8.548,35 92,91 8.469,27 92,86
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.403,47 97.63 8.348,32 97,66 8.269,39 97,64
1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.511,86 89,39 7.459,22 89,35 7.371,33 89,14
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 891,61 10,60 889,1 10,65 898,06 10,86
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 204,00 2,37 200,23 2,34 199,88 2,36
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 614,03 6,65 641.28 6,97 639,34 7,01
1.5 Đất nông nghiệp khác 12,00 0,13 11,96 0,13 11,87 0,13
2 Đất phi nông nghiệp 8.690,24 47,67 8.723,06 47,85 8.803,27 48,29
2.1 Đất ở 2.167,35 24,94 2.174,66 24,93 2.178,81 24,75
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.062,88 95,18 2.068.07 95,19 2.074,44 95,21
2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,47 4,2 104.34 4,80 104,37 4,79
2.2 Đất chuyên dùng 4.246,92 48,87 4.271,68 48,97 4.347,94 49,39
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 250,84 5,91 251,51 5,89 251,51 5,79
2.2.2 Đất quốc phòng 91,23 2,15 97,06 2,27 97,06 2,23
2.2.3 Đất an ninh 3,3 0,08 3,3 0,08 4,59 0,11
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1.003,71 24,34 930,12 21,79 930,12 21,41
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.897,84 68,23 2.985,7 69,96 3.060.47 70,46
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 13,34 0,15 20,94 0,24 21,13 0,24
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 173,53 1,99 173,58 1,99 174,3 1,98
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.012,52 23,18 2.004,56 22,98 2.004,5 22,77
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 74,25 0,85 76,76 0,88 76,59 0,87
3 Đất chưa sử dụng 306,26 1,68 306.26 1,68 306.26 1,68
c) Khí hậu:
Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,720C, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 34,80C và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,70C.
Lượng mưa trung bình năm 2009 là 582,42mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (trên 1000mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa không đáng kể. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1 (chỉ đạt 1,0mm).
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 78%. Tổng số giờ nắng cả năm là 1794 giờ, trong đó số giờ nắng ở tháng 12, 1, 2, 3, 4 là thấp. Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 (79 giờ) và tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 (208 giờ). Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trồng được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.
d) Thủy văn, nguồn nước:
Đông Anh có hệ thống sông ngòi dày đặc bao gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê có tài nguyên nước rất phong phú. Các con sông đều có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309m3/s, mực nước trung bình hàng năm đạt khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng là 3.027m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 9,01m…
* Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam có chiều dài 16 km; sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5 km; sông Cà Lồ nằm phía Bắc huyện có chiều dài 9 km. Ngoài ra còn có 2 nhánh sông nhỏ là sông Thiếp và sông Ngũ Huyện Khê với nguồn nước không lớn nhưng tương đối ổn định.
Vùng đầm Vân Trì có diện tích 130 ha là nguồn cung cấp nước mặt phong phú đáp ứng lượng nước tương đối lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển khu du lịch sinh thái đầy triển vọng của huyện cũng như của Thủ đô.
Hệ thống sông ngòi vừa là nguồn cung cấp nước tưới vừa tạo điều kiện cho Đông Anh phát triển vận tải đường thủy.
* Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trong huyện có chất lượng tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
* Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa kết hợp với nước các sông hồ lên cao, nguồn nước mặt đã gây ra úng ngập cho các vùng đất thấp trũng của huyện, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các sông suối, ao hồ lại rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp vào mùa khô khi lượng mưa rất ít. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép huyện chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hóa.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đông Anh nằm ở phía Bắc Thành phố Hà Nội, có vị trí giao lưu thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc của đất nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Đặc biệt, Đông Anh còn nằm cận kề với sân bay quốc tế Nội Bài đã tạo cho huyện ưu thế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Là một huyện ngoại thành nên tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cầu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường với số lượng và chất lượng tốt.
Với cấu tạo địa hình, địa chất đã hình thành nên các vùng đất trũng hay ứ đọng nước vào mùa mưa, tạo nên nền đất yếu gây tốn kém khi phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại khu vực thuộc các xã miền Đông của huyện. 3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh
a) Dân số, lao động và mức sống dân cư
Năm 2015 dân số của huyện Đông Anh là 388.403 người với 62.196 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 206.844 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.991 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,08%; năm 2015 tăng so với 2014 là 1,09%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sinh con thứ 3 tăng lên trong một vài năm gần đây.
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) 1. Dân số trung bình 329.938 100 356.333 100 388.403 100
2. Phân theo giới tính
+ Nam 159.690 48,4 175.672 49,3 165.817 49,0 + Nữ 170.248 51,6 180.661 50,7 172.586 51,0 3. Khu vực + Thành thị 132.305 40,1 150.373 42,2 168.567 43,4 + Nông thôn 197.633 59,9 205.960 57,8 219.836 56,6 4. Độ tuổi lao động 205.849 206.122 206.844 + Nông nghiệp 172.605 52,4 184.580 51,8 194.589 50,1 + Công nghiệp 99.641 30,2 109.038 30,6 121.182 31,2 + Dịch vụ 57.692 17,4 62.715 17,6 76.632 18,7
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2015)
Toàn huyện có 206.844 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 194.589 lao động, chiếm 50,1% tổng số lao động. Nhìn chung dân số vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời gian trong ngày nên thường nông nhàn mà hiệu quả kinh tế lại thấp. Số lao động trong ngành Công nghiệp – Xây dựng cơ bản là 121.182 lao động, chiếm 31,2% tổng số lao động. Còn lại là 76.632 lao động hoạt động trong ngành Thương mại – Dịch vụ - Vận tải, chiếm 18,7%.
Mức sống dân cư của huyện nhìn chung vào loại khá, bình quân thu nhập đầu người khoảng 16,75 triệu/người/năm, tăng gấp 1,39 lần so với năm 2013. Qua kết quả điều tra tình hình giàu nghèo cuối năm 2015 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo từ 1,32% năm 2013 xuống còn 0,9% năm 2015.
b) Thực trạng cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội * Tình hình kinh tế
Trong 3 năm từ 2013– 2015, kinh tế của huyện Đông Anh phát triển khá toàn diện; giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 18,88%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 19,61%; thương mại, dịch vụ
tăng 24,04%/năm; nông nghiệp tăng 13,67% năm. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2013 chiếm 30,4% đến năm . 2015 giảm xuống còn 27,8%. Thay vào đó là ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm.
Trong giai đoạn này, với tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của huyện Đông Anh. Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư, hình thàng các khu công nghiệp, các khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá với nhịp độ ổn định công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữa vững trình độ dân được nâng lên. Sự nghiệp văn hóa – xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân được cải thiện về từng bước, bộ mặt nông thôn được đổi mới ngày càng khang trang, hiện đại hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố và nâng cao.
Qua nhiều năm đổi mới kinh tế, huyện Đông Anh đã phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều dự án công trình được Nhà nước phê duyệt, đầu tư thích hợp là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh.
Trong giai đoạn 2013-2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – Xây dựng cơ bản - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển: Công nghiệp – Xây dựng là 47,4% - thương mại, dịch vụ 24,8% - Nông nghiệp 27,8%.
Công nghiệp
Huyện đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Nhà nước được áp dụng kịp thời trong sản xuất, kinh doanh đối với 4.062 doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ sản xuất kinh
doanh trên địa bàn như: Miễn giảm thuế, tiền thuê đất, gia hạn, giãn thời gian nộp thuế; tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các cơ chế, chính sách và nguồn vốn ưu đãi, tổ chức gặp mặt, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển kinh doanh. Cùng với các giải pháp của Nhà nước, các Ngân hàng trên địa bàn đã chủ động nắm bắt tình hình, huy động được trên 14.000 tỷ đồng và đầu tư cho vay trên 19.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh, bước đầu thu được kết quả. Do đó, GTSX công nghiệp xây dựng cơ bản ước đạt 34.689 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm trước.
Thương mại dịch vụ
Thương mại, dịch vụ và du lịch được quan tâm, chỉ đạo: Các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường đa dạng về chủng loại, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong dịp các ngày lễ, tết. Nhằm đảm bảo nhu cầu mua sắm của nhân dân, Huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn và Thành phố tổ chức các hội chợ thương mại, các đợt bán hàng lưu động, nhằm kích thích tiêu dùng và tích cực đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng không phải vì tăng diện tích gieo trồng mà tăng do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên; mặt khác là do người dân đã chuyển dần sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả sản xuất lớn như cây rau và cây lương thực khác cùng với những vật nuôi chủ yếu như lợn, trâu bò và gia cầm các loại.
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
Số lượng
Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu
(%)
Số lượng Cơ cấu
(%) 14/13 15/14 BQ (tr đồng) (tr đồng) (tr đồng) Tổng giá trị sản xuất 3.497,5 100.00 4.032,6 100.00 4.938,2 100.00 115,30 122,46 118,83 1- Nông nghiệp 1.063,2 30,40 1.177,5 29,2 1.372,8 27,8