Xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 111)

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH

Qua quá trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, tôi đã rút ra được những nguyên nhân hạn chế hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai của huyện. Để giải quyết được những tồn tại là điều không hề đơn giản hay có thể làm được trong “ngày một ngày hai”. Tìm ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về đất đai là một bài toàn khó đối với các nhà quản lý. UBND huyện Đông Anh đã đề ra rất nhiều giải pháp, đã từng bước triển khai thực hiện và thu được kết quả khả quan. Theo tôi trong thời gian tới huyện Đông Anh cần tập trung vào các giải pháp sau: 4.3.1. Hoàn thiện bộ máy, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Ngành Địa chính nước ta đã đề ra chiến lược phát triển ngành với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Thời gian để toàn bộ ngành thực

hiện mục đích đó không còn xa bởi vậy tất cả các cơ quan hữu quan phải hết sức nồ lực hoàn thiện tổ chức của cơ quan mình.

Ngành Địa chính huyện Đông Anh cũng đã có những chuyển biến tích cực góp phần thực hiện thành công mục tiêu đó. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của huyện đã khá hoàn chỉnh, Phòng Tài nguyên và môi trường đã được thành lập và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo đúng nguyên tắc quản lý. Tuy nhiên, bộ máy quản lý từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn chưa được đầy đủ và hoàn thiện do đội ngũ cán bộ chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Đông Anh tại cấp huyện và xã cần bổ sung thêm về số lượng, nâng cao trình độ chuyên môn liên quan tới thị trường quyền sử dụng đất.

- Về số lượng: qua tìm hiểu cơ cấu tổ chức tại văn phòng UBND huyện thì với số lượng hiện tại và để đáp ứng được các nhiệm vụ liên quan tới thị trường quyền sử dụng đất cần bổ sung thêm cán bộ, nhân viên vào các vị trí tại huyện: vị trí lưu trữ (chuyên cập nhật và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính), vị trí quản lý hệ thống quản lý mạng và thông tin, vị trí quản lý, cập nhật, chiết xuất và quản lý dữ liệu phục vụ cho thị trường quyền sử dụng đất.

- Về nâng cao trình độ chuyên môn: Do nhiệm vụ quản lý thị trường quyền sử dụng đất mới được thực hiện và với hệ thống nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thị trường quyền sử dụng đất nói trên, các cán bộ, chuyên viên và nhân viên quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh cần phải được tập huấn nâng cao thường xuyên về các kiến thức chuyên môn liên quan tới thị trường quyền sử dụng đất, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, sự phối hợp của các đơn vị như: UBND huyện, Phòng Tài nguyên và môi trường, các xã, thị trấn trong huyện cũng chưa chặt chẽ. Việc này đã tạo ra kẽ hở cho những kẻ trục lợi cá nhân lợi dụng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất bất hợp pháp...Bởi vậy muốn công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao huyện Đông Anh cần phải kiện toàn lại bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong bộ máy đó.

Để nâng cao năng lực quản lý của mình cơ quan quản lý đất đai của huyện cần thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu của cải cách hành chính trong lĩnh vục đất đai là đơn giản hóa những thủ tục, giảm thiểu

tối đa những khó khăn cho người dân khi đến làm việc với cơ quan Nhà nước. Bởi vậy, Nhà nước đã thực hiện “một cửa, một dấu” và tổ chức theo các cấp rõ ràng. Theo đó, người dân khi thực hiện nghĩa vụ về đất đai với Nhà nước chỉ cần nộp hồ sơ tại một đầu mối và nhận kết quả cũng tại đó. Hiện nay, Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đông Anh đã được thành lập, đi vào hoạt động và đã đạt được những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức và mối liên quan giữa Văn phòng với Phòng Tài nguyên và môi trường cũng còn nhiều vấn đề khúc mắc. Hiện nay, Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện nhưng hai cơ quan này đang lưu trữ hai hệ thống hồ sơ khác nhau dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc quản lý và cán bộ làm nhiệm vụ phải đi lại nhiều lần giữa hai bộ phận.

Khi muốn kiếm tra hồ sơ người dân cũng phải vào Phòng Tài nguyên và môi trường đế xác minh hồ sơ nên làm giảm đi vai trò của hình thức “một cửa” Vì vậy, trong thời gian tới UBND huyện cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Huyện có thể cho lưu hai bộ hồ sơ như nhau ở hai bộ phận này hoặc tách riêng hai hệ thống, những loại hồ sơ nào thường dùng cho nhũng công việc của Văn phòng đăng ký QSDĐ thì chuyển ra đó. Làm như vậy sẽ giảm bớt được thời gian và công sức của cán bộ tiếp dân cho việc đi lại và nâng cao được hiệu quả công tác.

Với những biện pháp cải thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và cải cách thủ tục hành chính sẽ làm lành mạnh hóa bộ máy và cải thiện đáng kể những khó khăn của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất nông nghiệp.

4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp nông nghiệp

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đối với mọi địa phương đều là tài sản quý giá và tình hình sử dụng hết sức phức tạp nên đế quản lý được đầy đủ và chặt chẽ cần có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng mới có thế đảm đương được nhiệm vụ nặng nề đó. Tập trung vào con người luôn là một chiến lược đúng đắn bởi con người là trung tâm của xã hội, là động lực của sự phát triển nên nhân tố con người cần phải đặt lên vị trí hàng đầu. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ địa chính của huyện Đông Anh còn thiếu và không đồng đều. Đội ngũ cán bộ của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện phần lớn là trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, có trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệm công tác chưa nhiều.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn chuyên môn yếu, phần lớn mới chỉ qua các lóp tập huấn, một số ít được đào tạo chuyên ngành qua hệ trung cấp không đủ khả năng giải quyết những công việc phức tạp. Thông qua thực tế này, trong những năm tới huyện Đông Anh cần nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đất đai. Muốn làm được việc này, huyện cần có những bước đi cụ thể, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ địa chính toàn huyện. Đối với cán bộ của Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí khuyến khích các cán bộ đi học thêm trình độ đại học và sau đại học.

Đối với cán bộ địa chính xã, huyện cần đẩy mạnh việc mở các lớp tập huấn pháp luật, tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ cho cán bộ. Ngoài ra, huyện cũng cần có chính sách khuyến khích cán bộ xã đi học thêm để bổ sung kiến thức, năng lực quản lý đủ khả năng nắm bắt được khoa học kỹ thuật về đo đạc, lưu trữ hồ sơ...Cán bộ địa chính không những phải giỏi về chuyên môn mà còn cần phải có kiến thức tổng họp để kịp thời vận dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc của mình. Bởi vậy, huyện cần đào tạo đội ngũ cán bộ toàn diện thông qua việc mở rộng các lớp ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức ngành Địa chính.

Việc bố trí cán bộ cũng cần có sự thay đổi. Thực tế, mỗi cán bộ của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Anh được phân công quản lý một xã, thị trấn của huyện. Mọi vấn đề về đất đai của xã, thị trấn đó đều tập trung vào một cán bộ là quá nặng nề gây quá tải công việc nhất là những địa bàn rộng, phức tạp. Bởi vậy cần phải giải tỏa áp lực công việc đối với họ, có thể bổ sung cán bộ quản lý cho các xã có khối lượng công việc lớn hoặc kết hợp công việc của những đơn vị hẹp, đơn giản với đơn vị phức tạp để bố trí hợp lý cho cán bộ. Công việc đối với cán bộ địa chính xã hiện cũng quá tải, khối lượng công việc lớn khiến họ không thế hoàn thành dứt điểm công việc buộc phải kéo dài thời gian làm chậm tiến độ chung của toàn huyện.

Qua thực tế đó có thể thấy lực lượng cán bộ địa chính của huyện vẫn còn thiếu và cần được bổ sung. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nhiệt tình công tác huyện cần có chính sách thu hút nhân tài, có cơ chế tuyển dụng phù hợp để chọn lọc được những người vừa có đức vừa có tài bổ sung vào đội ngũ cán bộ làm tăng nội lực của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

quan trọng, là giải pháp khả thi và cần phải thực hiện ngay đế đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời kỳ này. 4.3.3. Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai nghiêm khắc, triệt để

Chúng ta thấy trong thời gian qua có rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo với xu hướng ngày càng tăng. Trong đó có không ít những vụ việc liên quan đến cán bộ công chức làm mất dần niềm tin của nhân dân. Để khắc phục thực tế đó, huyện Đông Anh cần cấp thiết đề ra phương hướng giải quyết cứng rắn hơn nữa, trừng trị thích đáng những kẻ suy thoái đạo đức, nhân cách người cán bộ chân chính. Đặc biệt, huyện cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng trong những năm qua để ốn định tình hình sử dụng đất trong huyện. Đi đôi với việc áp dụng những chế tài xử phạt một cách nghiêm túc, huyện Đông Anh cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đế kịp thời phát hiện sai phạm để có phương hướng chấn chỉnh.

Nếu làm tốt công tác thanh tra, kiếm tra và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai chắc chắn bộ máy quản lý đất đai từ cấp huyện đến cơ sở sẽ trở nên trong sạch hơn và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cũng sẽ có những chuyển biến tích cực.

4.3.4. Hoàn thiện nội dung về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của huyện Đông Anh huyện Đông Anh

Quá trình đô thị hóa đang lan nhanh trên địa bàn huyện Đông Anh làm cho bộ mặt của huyện đối thay nhanh chóng trong những năm gần đây. Đó là lý do gây áp lực lớn lên việc sử dụng đất đặc biệt là đất nông nghiệp - loại đất đang có xu hướng giảm sút mạnh. Mặc dù huyện Đông Anh đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng phải thường xuyên có sự điều chỉnh quy hoạch cho “khớp” với tình hình sử dụng đất đã thay đối do quá trình đô thị hóa. Trong quá trình thực hiện, cần phải đặc biệt chú ý đến tính phù họp của quy hoạch so với tình hình thực tế của từng tiểu vùng và toàn huyện. Tùy theo sự phát triển của từng khu vực và sự biến động đất đai mà huyện có những điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý.

- Hoàn thành phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của Huyện và 23 xã trên địa bàn Huyện theo quy định. UBND xã phối hợp với các phòng ban chuyên môn, đơn vị tư vấn rà duyệt lại các chỉ tiêu để điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung của UBND thành phố Hà Nội. Trong những năm tới, cần xúc tiến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi toàn huyện trong đó có

quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như việc thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện. Trong đó, huyện Đông Anh cũng cần có quy hoạch cụ thế, chi tiết về cơ sở hạ tầng, cần chú ý phân bổ diện tích đất cho xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo cung cấp nước sạch tưới tiêu cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản đáp ứng chuyển đổi, thâm canh sản xuất.

+ Việc triển khai mô hình trang trại còn chậm nên trong thời gian tới huyện cần tập trung đưa ra những biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện mô hình này. Huyện có thể có chính sách khuyến khích người dân ở những vùng thuộc quy hoạch mô hình này tự đầu tư chuyển đôi sang kinh tế trang trại hay mô hình nông nghiệp sinh thái.

+ Việc hình thành các khu kinh tế trang trại là một trong những nội dung quy hoạch và là hướng đi đúng đắn. Điều đó được chứng minh qua những kết quả bước đầu của mô hình này. Các cấp chính quyền cần có biện pháp khuyến khích người dân trong vùng quy hoạch tích cực chuyển đối xây dựng mô hình trang trại. Đối với vùng chuyển từ chân ruộng trũng sang lúa - cá - cây ăn quả cần cho phép họ được xây dựng chuồng trại và các công trình phục vụ sản xuất với tỷ lệ diện tích được chuyển đổi hợp lý. Huyện cũng cần tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ kinh phí đào đắp bờ vùng, bờ thửa và mua giống cây trồng, vật nuôi. Làm như vậy, một mặt huyện đẩy nhanh được tiến độ thực hiện quy hoạch, một mặt nhanh chóng khai thác tiềm năng đất nông nghiệp ở địa phương nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đẩy mạnh công tác cấp GCN QSD đất, phấn đấu trong năm 2016 cơ bản hoàn thành việc cấp GCN QSD đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện theo quy định trên địa bàn Huyện.

- Hoàn thành việc dồn điền đổi thửa và cấp lại GCN QSD đất nông nghiệp cho nhân dân ở 06 xã thực hiện dồn điền đổi theo quy định.

- Đẩy mạnh việc thu ngân sách, trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức đấu giá đối với các khu đấu giá đã hoàn thành hạ tầng theo quy định và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, các khu đấu giá tập trung, các khu đất xen kẹt trong nông thôn để tổ chức đấu giá QSD đất nhằm tạo nguồn lực đầu tư cho phát triển, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Chủ động phối hợp với các ngành Thành phố triển khai các dự án đấu giá QSD đất xen kẹt mới. Cần đẩy nhanh tiến độ

thực hiện việc đấu giá QSD đất các khu đất nhỏ lẻ xen kẹt đã có quyết định thu hồi đất và các ô đất còn lại thuộc các dự án đấu giá tập trung như: Dự án đấu giá QSD đất đường 23B xã Tiên Dương; Dự án khu sản xuất tập trung xã Vân Hà và các dự án khác, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đấu giá QSD đất khác như: Dự án xã Vân Hà, Thụy Lâm và dự án khu 3,2 ha Sông Thiếp. Mặt khác, tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn thành việc nộp nghĩa vụ tài chính theo quyết định phê duyệt và quy định trong hồ sơ mời thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)