Cơ cấu tổ chức Phòng Tàinguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 72)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận về toàn bộ công tác của phòng. Đồng thời, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Nội vụ thành phố quản lý.

Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và được Trưởng phòng ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi đi vắng.

Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Kinh phí hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường quận, việc sử dụng con dấu Quốc huy của Ủy ban Nhân dân quận thực hiện theo cơ chế “một cửa một dấu”.

Trưởng phòng Tổ giải quyết các thủ tục hành Phó Trưởng phòng Tổ Tổng hợp – Pháp chế Tổ môi trường Tổ Quản lý nhà nước đất đai

Tổ Tổng hợp – Pháp chế có nhiệm vụ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ liên quan đến công tác của các tổ chuyên môn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất nông nghiệp và các thủ tục hành chính có liên quan.

Tổ giải quyết các thủ tục hành chính có nhiệm vụ giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất nông nghiệp: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất; cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ; đăng ký cập nhật biến động, chỉnh lý các tài liệu về đất nông nghiệp và bản đồ.

Tổ môi trường có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về môi trường, giải quyết các hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục suy thoái; ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; giải quyết kịp thời các khiếu nại phản ánh các vấn đề “nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ô nhiễm (do các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra). Giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường, tài nguyên nước; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về môi trường. Thu phí môi trường ; tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các qui định về bảo vệ môi trường ; quản lý vệ sinh đô thị (quản lý vệ sinh đường phố, công tác thu gom vận chuyển rác (rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiếp), dịch vụ mai táng).

Tổ Quản lý nhà nước đất nông nghiệpcó nhiệm vụ thực hiện việc thống

kê, kiểm kê đất nông nghiệp, lập và quản lý hồ sơ địa chính ; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ; quản lý hoạt động đo đạc bản đồ. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về đất nông nghiệp.

3.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh có nhiệm vụ và quyền hạn, cụ thể:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực đất nông nghiệp.

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi

được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về đất nông nghiệp.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Thẩm định hồ sơ về giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và

chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất; tổ chức thẩm định

phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát

hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài

nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên.

- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,

lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức

kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài

nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình

thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công

chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các

dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc

theo quy định của pháp luật.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Đông Anh chia ra làm 24 xã, thị trấn trong đó có 23 xã và 01 thị trấn với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và mức độ triển khai công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cũng khác nhau.

Đề tài lựa chọn 3 xã đại diện làm điểm nghiên cứu là các xã đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Anh, để đảm bảo khách quan đề tài đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng canh tác trên địa bàn Huyện: xã Tàm Xá (phía tây H. Đông Anh), xã Xuân Nộn (phía Bắc H. Đông Anh), xã Việt Hùng (phía đông H. Đông Anh).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố, các số liệu báo cáo lấy từ phòng thống kê, các ban ngành của huyện. Được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.4 Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin/số liệu

cần thu thập

Nguồn thông tin /số liệu

Phương pháp thu thập

1 Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, yếu tố ảnh hưởng, giải pháp về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Sách chuyên ngành, báo, website có liên quan. Sách tham khảo

Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website, tự tổng hợp thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu tình hình đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng; tình hình phát triển kinh tế.

UBND huyện Đông Anh, phòng TNMT huyện Đông Anh

Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua các báo cáo hàng năm.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ cán bộ huyện, xã và người sử dụng đất nông nghiệp với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng phân bổ mẫu điều tra, khảo sát

Đối tượng điều tra ĐVT

Phân bổ mẫu điều tra

Tổng số Các cơ quan QLNN Xã Tàm Xá Xã Xuân Nộn Xã Việt Hùng

Cán bộ UBND huyện Người 03 - - - 03

Cán bộ phòng chuyên

môn: QL đất, TN, MT Người 04 - - - 04

Cán bộ phòng kinh tế,

Chi cục thống kê Người 04 - - - 04

Cán bộ địa chính xã Người - 03 03 03 09

Hộ nông dân sử dụng đất

NN Hộ - 30 30 30 90

Đối với người sử dụng đất nông nghiệp

Để tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và tình hình thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, diện tích đất nông nghiệp của hộ, tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Đối với cán bộ địa chính cấp huyện, xã

Cán bộ cấp huyện, xã là trung gian thực hiện các giải pháp giải quyết tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn.

Để tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa chính cấp huyện, xã, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người được phỏng vấn, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân về số lượng, cơ cấu đất nông nghiệp nhằm mô tả, đánh giá các mức độ trong quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thống kê so sánh: Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Mọi số liệu thống kê, số liệu của việc khảo sát điều tra sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ để qua đó phân tích và làm rõ thực trạng từ đó đề xuất ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính + Số tờ bản đồ, diện tích đất đã được khảo sát , đo vẽ;

+ Đặc điểm các loại đất nông nghiệp, phân hạng đất nông nghiệp. - Chỉ tiêu về lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

+ Tổng diện tích được quy hoạch và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kế hoạch giao đất cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp ( diện tích, cơ cấu).

- Chỉ tiêu về thực hiện giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng + Tổng diện tích đất nông nghiệp giao cho đối tượng sử dụng ( hộ nông dân, tổ chức khác);

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ nông dân được giao; + Diện tích đất nông nghiệp cho thuê, thời hạn thuê;

+ Diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng.

- Chỉ tiêu phản ánh quá trình thu hồi đất nông nghiệp và đền bù của nhà nước đối với đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;

+ Số tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp bình quân 1 ha.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

+ Số hồ sơ đất nông nghiệp được hoàn thiện khi giao đất;

+ Số lượng hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp được cấp sổ đăng ký; + Số hộ nông dân chưa làm rõ hồ sơ giao đất;

+ Số hộ nông dân kgoong giao đất nông nghiệp. - Chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; + Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm;

+ Diện tích đất nông nghiệp dành chăn nuôi gia súc, sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản; + Diện tích đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích.

- Chỉ tiêu về thanh tra, giám sát quá trình sử dụng đất nông nghiệp + Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vi phạm luật đất đai;

+ Số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; + Số vụ xử lý về vi phạm đất nông nghiệp;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

4.1.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh

4.1.1.1. Cơ cấu diện tích đất đai của huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh mặc dù chưa có những bước đột phá nhưng cũng dần hình thành những mô hình kinh tế mới. Trong những năm gần đây huyện đã có những dự án đầu tư lớn để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, sự biến động đất đai đang trở thành vấn đề bức xúc đối với công tác quản lý đất đai. Trong đó, những diễn biến của đất nông nghiệp đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại không chỉ riêng các cơ quan quản lý đất đai.

50,03% 48,29%

1,68%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)