Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

ĐVT: ha Loại đất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ I. Đất nông nghiệp 13,55 9,29 5,16 68,56 55,54 61,71 1. Đất trồng cây hàng năm 8,18 5,47 2,44 66,87 44,61 54,62 2. Đất cây hàng năm khác 3,14 2,07 1,02 65,92 49,28 57,00

3. Đất trồng cây lâu năm 0,17 0,56 0,18 329,41 32,14 102,89

4. Đất nuôi trông thủy sản 2,06 1,19 1,72 57,77 144,54 91,38

II. Chuyển sang mục đích 13,55 9,29 5,16 68,56 55,54 61,71

1. Quy hoạch đất ở 3,35 2,42 1,88 72,24 77,69 74,92

2. Quy hoạch khác 10,2 6,87 3,28 67,35 47,74 56,70

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Đông Anh (2015)

Để đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp có kế hoạch cụ thế. Quan sát những số liệu dưới đây ta có thể thấy xu hướng trong những thời gian tới.

Những con số trên cho thấy chủ trương của huyện Đông Anh là tiếp tục chuyển đối mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác với tổng diện tích trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 là 28 ha chiếm 0,31% diện tích đất nông nghiệp năm 2015. Theo dự định, diện tích đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng lớn nhất là đất trồng cây hàng năm chiếm gần 50% tổng diện tích đất chuyển đổi và đất trồng cây hàng năm khác chiếm khoảng 20%. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp chuyển sang các mục đích khác do có hàng loạt dự án đã được phê duyệt sẽ được khởi công trong thời gian tới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: quy hoạch đất ở, quy hoạch khu công

nghiệp, khu Thể thao ASIAD, quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa.

Đây là một bước trong “lộ trình” giảm diện tích đất trồng lúa đưa Đông Anh thoát khỏi tình trạng một huyện thuần nông. Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp với số lượng không nhỏ thế hiện quá trình đô thị hóa đang lan nhanh trên địa bàn huyện trong khi mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2016 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2%/ năm sẽ gây áp lực lớn cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng nhằm hợp lý hóa trong khai thác tiềm năng đất đai song việc chuyển đổi này cần được quản lý hết sức chặt chẽ đảm bảo nền kinh tế của huyện đi đúng hướng tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng tự phát làm giảm sút nghiêm trọng loại đất này ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng nhu cầu, an ninh lương thực của nhân dân trong huyện.

4.1.2.5. Thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

 Công tác thu hồi đất

Thu hồi đất là một trong những chức năng quản lý của Nhà nước đối với đất đai, là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Luật Đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất và nguyên tắc chung khi thu hồi đất, trưng dụng đất trong những trường hợp cần thiết và việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất. Cụ thể hóa, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Nhằm bản đảm quyền lợi của người sử dụng đất của Nhà nước, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai, Luật Đất đai năm 2003 quy định hết thời hạn trưng dụng đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng đất hoặc đã thực hiện xong mục đích trưng dụng đất, Nhà nước trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng gây ra.

Trong những năm qua, UBND huyện đã thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra 58 tổ chức trên địa bàn về quản lý đất nông nghiệp, trật tự xây dựng và bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng đất của các tổ chức đóng trên địa bàn huyện không có hiệu quả thì UBND huyện đã lập hồ sơ trình Thành phố ra quyết định thu hồi đất của 10 đơn vị, tổ chức sử dụng đất có

vi phạm luật đất nông nghiệp với diện tích là 157.796m2. Nếu các chủ dự án không có nhu cầu sử dụng đất thì ra quyết định thu hồi lại quyết định giao đất để giao cho các đơn vị khác sử dụng theo quy định tránh lãng phí đất.

Thực hiện các Quyết định số 1480/QĐ-UBND, 1482/QĐ-UBND ngày

01/4/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 36.252 m2 đất tại xã Vân

Nội, huyện Đông Anh do HTX Công nghiệp cổ phần Hồng Vân; thu hồi 1.622 m2 đất tại thôn Nghĩa Lại, xã Uy Nỗ do Công ty cổ phần công trình giao thông I đang quản lý sử dụng do vi phạm trong quản lý đất nông nghiệp; giao trung Tâm phát triển Quỹ đất huyện Đông Anh quản lý theo quy định;

Thực hiện các Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của

UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 9.876 m2 đất tại xã Nam Hồng, huyện

Đông Anh do Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên quản lý sử dụng; Quyết định số 4283/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi

9.257,7 m2 đất do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy Hà Nội thuê tại xã Việt

Hùng, huyện Đông Anh do vi phạm Luật đất nông nghiệp; giao trung Tâm phát triển Quỹ đất huyện Đông Anh quản lý theo quy định;

 Công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Trong những năm gần đây quy hoạch xây dựng các công trình lớn trên địa bàn huyện Đông Anh khá nhiều. Điển hình một số dự án như: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn hai bên đầu cầu; Xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài; Xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên, Cải tạo đường từ chợ Sa Cổ Loa đi chợ Tó, xây dựng nút giao thông Nam Hồng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)