Bảng phân bổ mẫu điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 69 - 82)

Đối tượng điều tra ĐVT

Phân bổ mẫu điều tra

Tổng số Các cơ quan QLNN Xã Tàm Xá Xã Xuân Nộn Xã Việt Hùng

Cán bộ UBND huyện Người 03 - - - 03

Cán bộ phòng chuyên

môn: QL đất, TN, MT Người 04 - - - 04

Cán bộ phòng kinh tế,

Chi cục thống kê Người 04 - - - 04

Cán bộ địa chính xã Người - 03 03 03 09

Hộ nông dân sử dụng đất

NN Hộ - 30 30 30 90

Đối với người sử dụng đất nông nghiệp

Để tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và tình hình thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, diện tích đất nông nghiệp của hộ, tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Đối với cán bộ địa chính cấp huyện, xã

Cán bộ cấp huyện, xã là trung gian thực hiện các giải pháp giải quyết tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn.

Để tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa chính cấp huyện, xã, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người được phỏng vấn, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân về số lượng, cơ cấu đất nông nghiệp nhằm mô tả, đánh giá các mức độ trong quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thống kê so sánh: Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Mọi số liệu thống kê, số liệu của việc khảo sát điều tra sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ để qua đó phân tích và làm rõ thực trạng từ đó đề xuất ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính + Số tờ bản đồ, diện tích đất đã được khảo sát , đo vẽ;

+ Đặc điểm các loại đất nông nghiệp, phân hạng đất nông nghiệp. - Chỉ tiêu về lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

+ Tổng diện tích được quy hoạch và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kế hoạch giao đất cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp ( diện tích, cơ cấu).

- Chỉ tiêu về thực hiện giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng + Tổng diện tích đất nông nghiệp giao cho đối tượng sử dụng ( hộ nông dân, tổ chức khác);

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ nông dân được giao; + Diện tích đất nông nghiệp cho thuê, thời hạn thuê;

+ Diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng.

- Chỉ tiêu phản ánh quá trình thu hồi đất nông nghiệp và đền bù của nhà nước đối với đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;

+ Số tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp bình quân 1 ha.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

+ Số hồ sơ đất nông nghiệp được hoàn thiện khi giao đất;

+ Số lượng hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp được cấp sổ đăng ký; + Số hộ nông dân chưa làm rõ hồ sơ giao đất;

+ Số hộ nông dân kgoong giao đất nông nghiệp. - Chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; + Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm;

+ Diện tích đất nông nghiệp dành chăn nuôi gia súc, sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản; + Diện tích đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích.

- Chỉ tiêu về thanh tra, giám sát quá trình sử dụng đất nông nghiệp + Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vi phạm luật đất đai;

+ Số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; + Số vụ xử lý về vi phạm đất nông nghiệp;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

4.1.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh

4.1.1.1. Cơ cấu diện tích đất đai của huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh mặc dù chưa có những bước đột phá nhưng cũng dần hình thành những mô hình kinh tế mới. Trong những năm gần đây huyện đã có những dự án đầu tư lớn để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, sự biến động đất đai đang trở thành vấn đề bức xúc đối với công tác quản lý đất đai. Trong đó, những diễn biến của đất nông nghiệp đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại không chỉ riêng các cơ quan quản lý đất đai.

50,03% 48,29%

1,68%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)

Theo số liệu thống kê năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đông Anh là 18.230 ha trong đó đất nông nghiệp toàn huyện là 9.120,47 ha chiếm 50,03% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 8.803,27 ha chiếm 48,29% và ít nhất là diện tích đất chưa sử dụng 306,26 ha chỉ chiếm 1,68%. Qua đây ta thấy đất nông nghiệp vẫn đang là nhóm đất chính của toàn huyện. Tuy nhiên, cơ cấu của đất phi nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ gần sát và có khả năng chiếm ưu thế trong một vài năm tới. Điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế của huyện Đông Anh đang đi đúng hướng và từ đó đời sống của người dân được nâng cao. Cuối cùng còn tồn tại là diện tích đất chưa sử dụng

vẫn chưa được khai thác và có định hướng hợp lý. Trong thời gian tới thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, UBND huyện có chủ trương tập trung giảm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp mà thay vào đó tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, tập trung phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

4.1.1.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp của huyện Đông Anh

So sánh tương quan giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thì diện tích đất chuyên trồng lúa nước là chủ yếu. Điều đó cho thấy huyện Đông Anh vẫn chưa thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa. Bởi vì là huyện đồng bằng có sông Hồng và sông Đuống chảy qua nên cây canh tác chính là cây lúa có diện tích lớn nhất chiếm đến 80,82% diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, loại đất chủ yếu của huyện là phù sa bồi đắp thích hợp với cây trồng hàng năm khác (như rau, ngô, khoai…) chiếm 9,85%. Diện tích trồng cây lâu năm chiếm 2,19% so với tổng diện tích đất nông nghiệp là không đáng kể. Qua đây ta thấy thế mạnh của vùng là lúa và rau màu nên cần có chính sách hỗ trợ phát triển để đạt hiệu quả canh tác cao nhất.

Trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân huyện đã có rất nhiều đối mới song huyện Đông Anh chưa thực sự trở thành khu vực công nghiệp. Bởi vậy, ở một chừng mực nào đó đất nông nghiệp vẫn đang là thế mạnh, chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của huyện.

Xem bảng ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2015 so với năm 2014 giảm 80,21 ha và giảm so với năm 2013 là 113,03 ha. Đây là một hướng chuyển biến tích cực theo quy hoạch của huyện trong những năm gần đây. Trong đó diện tích giảm chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp của cây lúa và cây trồng hàng năm. Tỷ lệ giảm ngày càng tăng là do thị trường rau sạch đang phát triển trong khu vực nội thành Hà Nội nên diện tích trồng cây hàng năm khác của huyện có xu hướng tăng lên (một số xã quy hoạch trồng rau sạch được biết đến thương hiệu như Vân Nội,…). Diện tích trồng cây lâu năm giữ ở mức ổn định với các khu đất thịt cao như vườn. Diện tích mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản tăng cũng có biến động, năm 2015 giảm so với năm 2013 là tăng 25,31 ha. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm diện tích đất giai đoạn 2013 -2015 là:

Bảng 4.1: Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2013 -2015

Mục đích sử dụng các loại đất nông nghiệp

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Diện tích Cơ cấu

(%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ

(ha) (ha) (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 18.230 18.230 18.230

1. Đất nông nghiệp 9.233,5 100 9.200,68 100 9.120,47 100 99,64 99,13 99,38

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.607,47 93,22 8.548,35 92,91 8.469,27 92,86 99,31 99,07 99,19

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 8.403,47 97,63 8.348,32 97,66 8.269,39 97,64 99,34 99,05 99,19

- Đất trồng lúa 7.511,86 89,39 7.459,22 89,35 7.371,33 89,14 99,30 98,82 99,06

- Đất trồng cây hàng năm khác 891,61 10,61 889,1 10,65 898,06 10,86 99,72 101,01 100,36

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 204,00 2,37 200,23 2,34 199,88 2,36 98,15 99,83 98,99

1.2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 614,03 6,65 640,37 6,96 639,34 7,01 104,29 99,84 102,04

1.3. Đất nông nghiệp khác 12,00 0,13 11,96 0,13 11,87 0,13 99,67 99,25 99,46

Nguồn : Chi cục thống kê huyện Đông Anh (2015)

Nguyên nhân biến động

Theo thống kê đất nông nghiệp qua hai năm của toàn huyện thì nguyên nhân chủ yếu do sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch: Diện tích đất trồng lúa năm 2015 là 7.371,33 ha, giảm so với năm 2013 là 140,53 ha. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác: đất giao thông, đất giáo dục đào tạo, đất trồng cây hàng năm khác…

Cùng với chính sách đầu tư của Nhà nước, của tỉnh và nhất là sự năng động trong công tác mời đầu tư của huyện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp vào thuê đất để xây dựng các xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Khai thác lợi thế về vị trí địa lý cũng như truyền thống làng nghề nên nhiều hộ gia đình, cá nhân đã chủ trương xin chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đầu tư mang lại giá trị sản xuất cao hơn.

Trong thời gian tới với sự phát triển nhanh chóng của làng nghề truyền thống sẽ tác động tích cực, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân sẽ tác động không nhỏ tới diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm đi được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp với mục đích sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng để phục vụ sản xuất phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

4.1.1.3. Cơ cấu đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng, quản lý đất

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.120,47 ha chiếm 50,03% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó: Hộ gia đình, cá nhân chiếm diện tích chủ yếu 42,11%; diện tích đất cho UBND cấp xã chiếm 7,22% tổng diện tích tự nhiên; đất của Tổ chức kinh tế chiếm 0,51% tổng diện tích tự nhiên; và đất của tổ chức khác chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.2: Phân loại đất tự nhiên theo đối tượng sử dụng, quản lý đất năm 2015

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) tổng diện tích đất tự nhiên (%) Cơ cấu diện tích loại đất so với

Đất tự nhiên 18.230 100 Đất nông nghiệp 9.120,47 50,03 Hộ gia đình, cá nhân 7.676,65 42,11 UBND cấp xã 1.316,21 7,22 Tổ chức kinh tế 93,00 0,51 Tổ chức khác 23,67 0,13

4.1.1.4. Cơ cấu đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính

Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện ở bảng 4.3 về cơ cấu diện tích đất nông nghiệp các xã, thị trấn của huyện Đông Anh năm 2015.

Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp các xã, thị trấn của huyện Đông Anh năm 2015

STT Xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Cơ cấu (%) 1 Thị trấn Đông Anh 385,04 156,11 40,54 2 Bắc Hồng 999,43 578,29 57,86 3 Cổ Loa 695,41 328,7 47,27 4 Đại Mạch 811,24 422,99 52,14 5 Đông Hội 795,58 413,45 51,97 6 Dục Tú 701,34 437,35 62,36 7 Hải Bối 680,05 342,45 50,36 8 Kim Chung 731,49 429,09 58,66 9 Kim Nỗ 677,02 312,69 46,19 10 Liên Hà 825,71 412,65 49,98 11 Mai Lâm 890,5 448,49 50,36 12 Nam Hồng 654,1 305,64 46,73 13 Nguyên Khê 615,83 311,12 50,52 14 Tàm Xá 693,16 422,86 61,00 15 Thụy Lâm 899,26 344,26 38,28 16 Tiên Dương 688,77 327,99 47,62 17 Uy Nỗ 682,82 338,42 49,56 18 Vân Hà 893,02 417,58 46,76 19 Vân Nội 821,59 411,14 50,04 20 Việt Hùng 866,9 405,94 46,83 21 Vĩnh Ngọc 749,15 332,47 44,38 22 Võng La 701,75 319,09 45,47 23 Xuân Canh 901,06 482,23 53,52 24 Xuân Nộn 869,78 419,47 48,23 Tổng 18.230 9.120,47 50,03

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)

So sánh diện tích đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính cấp xã trong huyện ta thấy: đơn vị có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là Thị trấn Đông Anh là 156,11 ha tương đương 40,54% so với diện tích tự nhiên của toàn thị trấn.

Vì đây là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên chủ trương của UBND huyện là giảm dần diện tích đất nông nghiệp tăng năng suất, hiệu quả cây trồng và tập trung vào phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ nên diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, thay vào đó là diện tích đất ở và phi nông nghiệp ưu tiên cho sản xuất kinh doanh, thương mại - dịch vụ.

Các xã có diện tích đất nông nghiệp rất lớn: Bắc Hồng, Xuân Canh và Mai Lâm diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50% diện tích tự nhiên của toàn xã. Đây là những xã có diện tích tự nhiên rộng và quá trình đô thị hóa chậm, bà con chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn tới những xã này, có chính sách đầu tư hợp lý chuyến đổi cơ cấu cây con, mở rộng các mô hình nông nghiệp mới, thâm canh tạo điều kiện cho nhân dân lao động sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

4.1.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh huyện Đông Anh

4.1.2.1. Các văn bản pháp luật về đất được UBND huyện Đông Anh áp dụng trên địa bàn

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, trong những năm qua huyện Đông Anh đã có những văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Đông Anh nói riêng, đặc biệt là từ sau khi có luật đất đai năm 2003 ban hành, công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)