Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 59 - 69)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng

Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu

(%)

Số lượng Cơ cấu

(%) 14/13 15/14 BQ (tr đồng) (tr đồng) (tr đồng) Tổng giá trị sản xuất 3.497,5 100.00 4.032,6 100.00 4.938,2 100.00 115,30 122,46 118,83 1- Nông nghiệp 1.063,2 30,40 1.177,5 29,2 1.372,8 27,8 110,75 116,59 113,63 - Trồng trọt 483,97 45,52 502,92 42,71 558,04 40,65 103,92 110,96 107,38 - Chăn nuôi 579,23 54,48 674,58 57,29 814,76 59,35 116,46 120,78 118,60

2- Công nghiệp, xây dựng 1.637,5 46,82 1.899,4 47,1 2.340,7 47,4 115,99 123,23 119,56

3- Thương mại dịch vụ 796,8 22,78 955,7 23,7 1.224,7 24,8 119,94 128,15 123,98

Nguồn : Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2015)

* Giao thông, thủy lợi:

Hệ thống giao thông thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiện lợi cho sinh hoạt. Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã được nâng cấp, rải nhựa, đường liên xã được bảo dưỡng đảm bảo thông suốt 24/24 xã, thị trấn. Trong mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư vốn nâng cấp, trải nhựa 6 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 31 km, đầu tư 5 tuyến đường bê tông cho 5 thôn nghèo ở 5 xã với tổng chiều dài 7,4km. Chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương kiên cố hóa kênh mương kết hợp với mở rộng cơ đường các tuyến giao thông quan trọng (trục kinh tế miền Đông, tuyến bệnh viện đi đền Sái, đường trung tâm huyện đi Cổ Loa, đường Thuy Hà đi cầu Đò So), đồng thời kiên cố hóa 71 tuyến kênh mương và nâng cấp các trạm bơm Đài Bi, Đồng Dầu, Lại Đà… đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế.

* Xây dựng:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển mở rộng khắp các xã trên địa bàn huyện cụ thể là các công trình trường học, trụ sở UBND các xã, huyện, trạm xá, bưu điện, nhà văn hóa xã… Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm chào mừng kỷ niêm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng như các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực đầu giá quyền sử dụng đất theo đúng kế hoạch đề ra.

* Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao:

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được triển khai, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao. Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc 24/24 xã, thị trấn có điện thoại, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 21 máy trên 100 người dân. Hoàn thành việc đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống điện nông thôn giai đoạn I, chuyển giao cho ngành điện quản lý và bán điện trực tiếp cho các hộ dân.

Công tác thông tin tuyên truyền các hoạt động VHTT-TDTT được triển khai rộng khắp với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đổi mới cả về hình thức và nội dung. Hoạt động thể dục thể thao luôn được duy trì và phát triển đặc biệt là các môn bóng chuyền, vật, cầu lông… được đông đảo các tầng lớp

nhân dân tham gia. Phong trào thể thao phát triển mạnh và đạt nhiều thành tích tại các đấu trường trong nước và cả quốc tế mà điển hình là thành tích của các vận động viên tham dự các kỳ Sea Games và Para Games. Đã tổ chức 32 giải thi đấu cấp Huyện, tham gia 35 giải thi đấu Quốc gia, Thành phố đạt 293 huy chương các loại (86 vàng, 96 bạc, 111 đồng). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Huyện hoạt động có hiệu quả. Đến nay toàn Huyện có 106 thôn, làng được công nhận “Làng văn hóa” đạt tỷ lệ 67,9% (KH 60,9%), 58 tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa bằng 93,5% và 76.259 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt tỷ lệ 88,3% (KH 88,3%). Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Việc cưới: Triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11 của Thành ủy, các đồng chí lãnh đạo Huyện, cơ sở thực sự là tấm gương đi đầu trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới và được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Việc thực hiện tang văn minh trên địa bàn với 4 nội dung cơ bản đến nay đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ số người qua đời được thực hiện hỏa táng đạt 55,6%.

* Giáo dục – Đào tạo:

Mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng được học tập của nhiều con em nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện đã có 34 trường mẫu giáo, 20 trường tiểu học, 1 trường chuyên biệt, 27 trường trung học cơ sở, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường phổ thông trung học và 6 trường dân lập. Hiện nay toàn huyện đã có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia (3 trường mầm non, 11 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông). Phấn đấu các năm tiếp theo sẽ có thêm các trường đạt chuẩn Quốc gia. 24/24 xã, thị trấn đã xóa mù triệt để và hiện nay đang duy trì phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở để đến những năm tiếp theo có thể hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học phổ thông trên phạm vi toàn huyện.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được đầu tư nâng cấp và được xã hội hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các nhà trường. Chất lượng đào tạo được giữ vững. Thi học sinh giỏi các môn văn hóa và kỹ thuật khối 9 cấp Thành phố đạt tổng số 78 giải (trong đó 04 giải nhất, 13 giải nhì, 35 giải ba, 26 giải khuyến khích). Tổ chức và tham gia thi Olympic Tiếng Anh, thi giải toán qua mạng cấp huyện và Thành phố cho học sinh tiểu học và THCS.

Tổ chức các hội thi và tham dự các hội thi do Thành phố tổ chức đạt kết quả cao như: Thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố đạt 02 giải nhất, 03 giải nhì; Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố đạt 02 giải nhì, 03 giải ba; thi giáo viên dạy giỏi bộ môn Toán, Sinh học và Tiếng Anh đạt 02 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba. Công tác xây dựng thư viện chuẩn, trường chuẩn Quốc gia được tập trung quan tâm. Tổ chức đón nhận thêm 8 trường đạt chuẩn Quốc gia (KH 6 trường). Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, các trường đã làm tốt công tác tham mưu cho địa phương, huy động được các nguồn lực trong xã hội, để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… tạo cho khung cảnh sư phạm các nhà trường ngày một khang trang, sạch đẹp đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

* Công tác y tế, dân số và KHHGĐ

Đã chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì giám sát dịch tễ thường xuyên. Do vậy tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm đều giảm so với năm 2014, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đến tháng 9 năm 2015 đã có 10 xã đạt tiêu chí Quốc gia y tế (TCQGYT) bằng 29,6% (KH 12,5%) ước cuối năm có thêm 9 xã đạt TCQGYT nâng tổng số xã đạt năm 2015 là 16 xã bằng 66,6%. Giảm 0,6% tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (TP giao 0,5%). Chỉ đạo kịp thời các biện pháp đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ em. Công tác khám chữa bệnh đã ngày càng được nâng cao về chất lượng, quy trình khám chữa bệnh được cải tiến, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 13/2013/NQ – HĐND của HĐND Thành phố ngày 17/7/2013 về việc ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm chỉ đạo.

c) Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:

* Thuận lợi:

- Vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo của thành phố vào điều kiện cụ thể của Đông Anh nên đã khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Các mặt về văn hóa xã hội có sự chuyển biến tiến bộ, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng và công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền địa phương được nâng lên.

* Khó khăn:

- Dự án triển khai chậm so với tiến độ vẫn còn tiếp diễn; tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp, chuyển nhượng đất, chuyển mục đích trái pháp luật vẫn còn phức tạp và chậm được khắc phục.

- Tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra, tình trạng sinh con thứ 3 mấy năm gần đây gia tăng gây áp lực lên nền kinh tế nói chung và quĩ đất nói riêng.

3.1.3. Đặc điểm đơn vị quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bộ máy quản lý đất đai của huyện Đông Anh bao gồm: - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

- Văn phòng đăng ký QSD đất (thuộc phòng TN&MT huyện) - Phòng địa chính 24 xã, thị trấn.

Về tổ chức biên chế gồm:

- 01 Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- 01 Phó phòng kiêm Giám đốc Văn phòng đăng ký đất;

- 01 Phó phòng quản lý nhà nước về tài nguyên nước và môi trường; - 01 Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất;

- 08 cán bộ chuyên viên thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; - 16 cán bộ chuyên viên thuộc Văn phòng đăng ký đất;

- 52 cán bộ địa chính tại phòng địa chính xã, thị trấn.

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện còn giao cho Văn phòng đăng ký đất ký hợp đồng với một số kỹ sư ngành quản lý đất đai để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các phường và Văn phòng đăng ký QSDĐ, 100% các cán bộ, chuyên viên, lao động hợp đồng đều có trình độ đại học trở lên.

Cán bộ địa chính các xã, thị trấn là những cán bộ có kinh nghiệm và thuộc biên chế công chức Nhà nước. Cơ bản trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các cán bộ địa chính đã qua đào tạo, chủ yếu là đã tốt nghiệp đại học. Trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai, cán bộ địa chính phường thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai.

- Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện trong công tác quản lý nhà nước về: đất nông

nghiệp, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá kết quả công tác đối với cán bộ địa chính, môi trường các xã, thị trấn.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài nguyên và môi trường

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận về toàn bộ công tác của phòng. Đồng thời, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Nội vụ thành phố quản lý.

Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và được Trưởng phòng ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi đi vắng.

Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Kinh phí hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường quận, việc sử dụng con dấu Quốc huy của Ủy ban Nhân dân quận thực hiện theo cơ chế “một cửa một dấu”.

Trưởng phòng Tổ giải quyết các thủ tục hành Phó Trưởng phòng Tổ Tổng hợp – Pháp chế Tổ môi trường Tổ Quản lý nhà nước đất đai

Tổ Tổng hợp – Pháp chế có nhiệm vụ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ liên quan đến công tác của các tổ chuyên môn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất nông nghiệp và các thủ tục hành chính có liên quan.

Tổ giải quyết các thủ tục hành chính có nhiệm vụ giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất nông nghiệp: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất; cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ; đăng ký cập nhật biến động, chỉnh lý các tài liệu về đất nông nghiệp và bản đồ.

Tổ môi trường có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về môi trường, giải quyết các hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục suy thoái; ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; giải quyết kịp thời các khiếu nại phản ánh các vấn đề “nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ô nhiễm (do các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra). Giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường, tài nguyên nước; phối hợp với các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)