Chỉ tiêu Số lượng (giấy) Phần trăm hoàn thành
(%)
Tổng số GCN cần cấp 68.256 100
Số giấy đã được cấp 65.012 95,25
Số giấy chưa được cấp 3.132 4,59
Số giấy chứng nhận phải cấp lại 112 0,16
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2015)
- Tính đến ngày 31/12/2015, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được cấp là 65.012 giấy, đạt 95,25%. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo rà soát, hướng dẫn nhân dân kê khai, hoàn thiện hồ sơ xét duyệt cấp giấy chứng nhận cho số diện tích đất còn lại đảm bảo đúng tiến độ. Trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thì UBND huyện Đông Anh coi công tác cấp giấy chứng nhận là công việc quan trọng và thường xuyên phải thực hiện. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận cho thấy huyện Đông Anh đã thực hiện tốt công tác cấp cấp giấy chứng nhận đồng thời xác lập cho người sử dụng đất các quyền của mình đối với thửa đất nông nghiệp đã được Nhà nước chứng nhận. Từ đây, người dân có thể hiện được quyền làm chủ sử dụng của mình, được tham gia vào thị trường quyền sử dụng đất. Với việc công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân của UBND huyện Đông Anh đã góp phần ổn định lòng dân, yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có một số trường hợp phải cấp lại. Số GCN QSD đất ở cấp lần đầu bị thu hồi từ năm 2010 đến nay là 112 GCN QSD đất. Trong đó: GCN QSD đất ở cấp lần đầu bị thu hồi do: người dân tự đánh mất nên phải thu hồi để cấp lại GCN mới là 50 GCN chiếm 44,64% tổng số giấy cấp lại; Do lỗi lập hồ sơ ở xã, thị trấn bị sai hình thể, kích thước thửa đất là 38 GCN chiếm 33,93%; Do UBND xã lập và xác nhận sai nguồn gốc đất là 12 GCN chiếm 10,71% ; Do có Bản án của tòa án là 03 GCN chỉ chiếm 2,68%; Do nhầm địa giới hành chính là 03 GCN chiếm 2,68%; Hủy do các lý do khác (chủ sử dụng đất chết, và đề nghị của Thanh tra) là 6 GCN chiếm 5,35 %.
UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ nông dân đến nay căn bản đã hoàn thành, đại bộ phận hộ dân đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong công tác cấp giấy cho đất nông nghiệp thì tổng số GCN QSD đất nông nghiệp đã cấp cho hộ dân là 48.287 GCN. Số GCN QSD đất nông nghiệp bị thu hồi hủy bỏ là: 230 GCN, chiếm 0,48% số GCN đã cấp. Nguyên nhân GCN QSD đất nông nghiệp bị thu hồi do: Các hộ dân đổi đất nông nghiệp (25 GCN), còn lại là do sai tên chủ sử dụng đất, cấp sai so với phương án được phê duyệt, do sai lệch diện tích và cấp đất cá thể thành đất nông nghiệp giao theo nghị định 64/CP (197 GCN). Tuy nhiên, theo thống kê thì toàn bộ GCN QSD đất nông nghiệp bị hủy là được cấp thời điểm trước năm 2001. Do vậy, có thể nhận thấy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của chính quyền địa phương huyện Đông Anh đến nay đã có độ chính xác cao hơn. Để có được kết quả như vậy thì cán bộ địa chính đã có quá trình đúc rút kinh nghiệm trong đo đạc và xác nhận chủ sở hữu, nâng cao trình độ chung. Thêm vào đó là sự cải tiến của công nghệ đo đạc cập nhật dữ liệu giúp tính toán chính xác với sai số nhỏ. Nhìn chung quỹ đất nông nghiệp đã được giao hết từ năm 1993 nên trên thực tế việc giao đất và cho thuê đất của chính quyền là không còn. Nhiệm vụ này hiện tại chỉ tập trung vào việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (giải phóng mặt bằng) theo quyết định của UBND.
Với kết quả cấp GCNQSD đất đã đạt được trên, huyện Đông Anh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cấp GCNQSD đất Thành phố giao, cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những hộ đủ điều kiện cấp theo chỉ đạo của Chính phủ và Thành phố. Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận còn tồn tại nhiều hạn chế về thủ tục giấy tờ rườm rà. Người dân tự ý chia tách, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
4.1.2.7. Thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất a, Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp
Năm 2010 là một mốc quan trọng trong quá trình quản lý đất đai, đó là thời điểm thực hiện kiểm kê đất đai. Bởi vậy, kiểm kê đất đai trở thành nhiệm vụ quan trọng và khá nặng nề đối với huyện Đông Anh nói chung và Phòng Tài nguyên và môi trường huyện - cơ quan trực tiếp thực hiện. Mặc dù thế, UBND huyện đã sớm có kế hoạch tổ chức thực hiện, bố trí công việc khoa học nên đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai đúng tiến độ và đạt chất lượng cao.
Thống kê, kiểm kê được thực hiện theo định kỳ nhằm rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai, nắm bắt được những nội dung cơ bản như: diện tích, đối tượng sử dụng đất, tình hình biến động...của đất đai trên phạm vi quản lý. Là cơ quan quản lý cấp huyện, UBND huyện Đông Anh cũng tổ chức thống kê, kiểm kê theo quy định của Luật đất đai 2003. Việc thống kê được thực hiện đều đặn hàng năm nên đã giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý.
UBND huyện Đông Anh đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác kiểm kê để chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê theo đúng kế hoạch đặt ra và giao cho Phòng Tài nguyên và môi trường trục tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các xã thực hiện. Việc kiểm kê đất đai của huyện chủ yếu dựa vào hệ thống bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994, số dã ngoại và số liệu thu thập ngoài thực tế.
Sau thời gian thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 toàn huyện Đông Anh, kết quả thu được là một hệ thống bảng biếu theo đúng quy định của Thông tư 28/2004/TT-BTNMT phản ánh hiện trạng đất đai trên địa bàn. Theo báo cáo kiểm kê đất đai của huyện năm 2010 có thể thấy một số nét tiêu biểu của tình hình sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Hiện trạng sử dụng đất và phân loại theo nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 9.120,47 ha chiếm 50,03 % diện tích đất tự nhiên bao gồm 4 loại đất chính:
+ Đất sản xuất nông nghiệp + Đất nuôi trồng thủy sản + Đất nông nghiệp khác
Số liệu cụ thể của từng loại đất này đã được đề cập trong phần hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Biến động đất nông nghiệp năm 2015 so với năm 2010. Tình hình biến
động đất nông nghiệp theo chiều hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh tăng vụ đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Kết quả kiểm kê đất đai của huyện đã được các đoàn thanh tra khẳng định. Trong quá trình tổ chức thực hiện, huyện đã quán triệt tinh thần của cấp trên, chấp hành các quy định trong triển khai kiểm kê, tiến hành khẩn trương, nghiêm túc và khoa học. Số lượng biểu mẫu mà huyện thiết lập đầy đủ, đảm bảo chất lượng và có sự nhất quán cao giữa các biểu kiểm kê và bản đồ hiện trạng sử dụng
đất. Sau khi thực hiện xong, UBND huyện đã báo cáo kết quả số liệu kiểm kê đất đai đầy đủ theo đúng yêu cầu. Các sản phẩm cuối cùng được lập trên cơ sở số liệu kiểm kê như: bản đồ (cả bản đồ giấy và bản đồ số), báo cáo thuyết minh đều đầy đủ và có chất lượng tốt.
Số liệu kiểm kê năm 2010 đã phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và các nhóm đất, loại đất nói chung. Đồng thời những con số đó cũng giúp cơ quan quản lý đánh giá được tình hình biến động đất đai, quá trình chu chuyển giữa các loại đất và trong nội bộ nhóm đất. Nhờ công tác kiểm kê đất đai mà các nhà quản lý sẽ quản lý chặt chẽ, đầy đủ các loại đất từ đó xây dựng nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm tiếp theo nhằm phân bố hợp lý quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng đất đai.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế như:
- Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập việc chỉnh lý, cập nhật biến động không được cập nhật thường xuyên.
- Công tác dồn điền đổi thửa một số xã, thị trấn còn chưa làm dứt điểm, tình trạng manh mún ruộng đất vẫn còn tồn tại.
- Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển nhượng QSD đất trái phép, lấn chiếm, chiếm dụng đất đai vẫn còn diễn ra ở một số nơi chậm được xử lý.
- Trình độ chuyên môn cán bộ địa chính cấp cơ sở cũng như việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai tại một số địa phương còn hạn chế.
b, Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Năm 2010, huyện Đông Anh đã hoàn thành tổng hợp kiểm kê đất đai theo định kỳ và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Kết quả đạt được là huyện đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 32/32 xã, thị trấn. Trên cơ sở đó huyện đã tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện theo đúng quy định.
Xây dựng bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công việc phức tạp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật
và kinh phí lớn. Tuy nhiên, tất cả các địa phương đều phải tiến hành công việc này bởi lợi ích của nó mang lại không hề nhỏ cho công tác quản lý đất đai. Việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bản đồ cũng được thực hiện thường xuyên để hoàn thiện hơn hồ sơ địa chính. Năm 2010, sau khi có kế hoạch kiểm kê đất đai của UBND tỉnh, UBND huyện Đông Anh đã tổ chức Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và công tác bắt đầu triển khai từ ngày 01/01/2010 và hoàn thành vào ngày 30/06/2010 đối với cấp xã. Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Đông Anh nhằm các mục đích sau:
+ Thế hiện toàn bộ quỹ đất của huyện năm 2010 theo đúng vị trí, diện tích, loại đất, đối tượng sử dụng theo quy định của Luật đất đai 2003 và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh trên bản đồ 1/10.000.
+ Thu thập tài liệu xây dựng hệ thống thông tin cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai của huyện Đông Anh và cả thành phố Hà Nội. Nắm được số liệu đầy đủ và thống nhất về quỹ đất phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch. Những tài liệu này còn phục vụ các ngành khác. Đặc biệt, nó là cơ sở để chỉnh lý, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho kỳ kiểm kê kế tiếp.
Dựa trên Bản đồ địa giới hành chính huyện Đông Anh, bản đồ địa hình nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 24 xã, thị trấn bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được thành lập. Bản đồ này được xây dựng ở dạng số hóa tỷ lệ 1/10.000, ứng dụng công nghệ tin học và sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện thể hiện được các loại đất một cách chính xác và sát thực nhất giúp UBND huyện quản lý đất đai chặt chẽ hơn. UBND huyện cũng dựa trên đó đê lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian tới.
4.1.2.8. Giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật qua đó ốn định trật tự xã hội. Trong những năm gần đây những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai như: sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất đai...xảy ra phổ biến, mọi lúc, mọi nơi khiến cho công tác này trở nên nặng nề và rất khó khăn. Vì thế UBND thành phố
Hà Nội cũng như UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc Phòng Tài nguyên và môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý triệt để những vụ việc liên quan đến đất đai. Do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện làm cho quyền sử dụng đất ngày càng có giá nên những mâu thuẫn về lợi ích giữa những người liên quan nảy sinh nhiều dẫn đến nhiều vụ việc phức tạp và nghiêm trọng.
Văn phòng Đăng ký đất và nhà huyện Đông Anh (nay là Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Đông Anh) hiện có 02 kho lữu trữ đã cập nhật chỉnh lý biến động và lưu toàn bộ hồ sơ lưu trong kho lưu trữ thuận tiện cho việc lưu trữ, tra cứu và cung cấp thông tin về đất nông nghiệp.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thong tin hiện nay thì Văn phòng đăng ký QSD đất còn theo dõi toàn bộ hồ sơ biến động và các giao dịch trên phần mềm theo dõi biến động hồ sơ và phần mềm in vẽ GCN, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất nông nghiệp và sổ cấp GCN.
Văn phòng đăng ký QSD đất - Phòng Tài nguyên và Môi trường luôn chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ theo quy định và theo yêu cầu của cấp trên, cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền. Ngoài ra, thủ tục cung cấp thông tin về đất nông nghiệp, Phòng cũng đã chủ động tham mưu xây dựng công khai thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của UBND Huyện.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 tổng số hộ, gia đình cá nhân vi phạm về đất nông nghiệp là 226 hộ trong đó chủ yếu là vi phạm về tự ý chuyển đổi mục đích và cơ cấu cây trồng: hộ gia đình cá nhân tự ý chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa bơm cát tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng lạc, chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng cây sang đào ao thả cá,…. Ngoài ra còn các vi phạm khác như: tự ý làm nhà kiên cố, xây dựng lán trại, mua bán chuyển nhượng trái phép, lấn chiếm trên phần diện tích đất nông nghiệp.
Tại 03 xã chọn làm điểm nghiên cứu tình trạng vi phạm sử dụng đất nông nghiệp cũng phản ánh ở các mức độ khác nhau. Chi tiết được thể hiện tại bảng 4.12 Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Bảng 4.13. Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2013-2015
STT Xã, thị trấn Chuyển mục đích trái phép Lấn chiếm Mua bán , chuyển nhượng trái phép Số hộ Diện tích (m2) Số hộ Diện tích (m2) Số hộ Diện tích (m2) I Toàn huyện 162 1.579,8 67 1.025,7 12 562,2
II Điểm nghiên cứu
1 Xã Tàm Xá 6 456,2 3 285,3 2 102,2