Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 110 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất

4.2.5. Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ hiểu biết của người dân, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Theo kết quả điều tra năm 2015 cho thấy: diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ của nhóm hộ khá, giàu là cao nhất (4,65 sào/hộ); tiếp đó đến nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.

Giá trị sản xuất bình quân 1 sào cây hàng năm của nhóm hộ khá, giàu cũng cao hơn so với hộ trung bình và hộ nghèo cụ thể: đối với hộ khá, giàu giá trị sản xuất bình quân là 3.272,88 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình giá trị sản xuất bình quân là 3.178,23 nghìn đồng/ha và đối với nhóm hộ nghèo thì giá trị sản xuất bình quân là 3.059,19 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên Chi phí vật chất bình quân 1 sào cây hàng năm của hộ nghèo, trung bình lại cao hơn chi phí vật chất bình quân của hộ khá, giàu. Điều này cho thấy đối với nhóm hộ khá, giàu đã vận dụng được tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nông nghiệp để tăng năng suất lao động và giảm được chi phí sản xuất. Làm cho thu nhập bình quân 1 sào đất canh tác của hộ thuộc nhóm hộ khá, giàu cũng cao hơn so với các hộ trung bình và hộ nghèo.

Bảng 4.20. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân điều tra năm 2015 Các tiêu chí đánh giá ĐVT Hộ khá, giàu Hộ trung bình Hộ nghèo

1. Diện tích đất nông nghiệp bình quân

một hộ được giao sào 4,65 4,55 4,45

2. Diện tích gieo trồng cây hàng năm

bình quân một hộ sào 4,27 4,22 4,17

3. Diện tích gieo trồng cây lâu năm bình

quân một hộ sào 0,38 0,33 0,28

4. Chi phí vật chất bình quân 1 sào cây

hàng năm của hộ 1.000 đ 568,39 572,22 578,11

5. Chi phí vật chất bình quân 1 sào cây

lâu năm của hộ 1.000 đ 382,16 389,23 397,17

6. Giá trị sản xuất bình quân 1 sào cây

hàng năm của hộ 1.000 đ 3.272,88 3.178,23 3.059,19

7. Giá trị sản xuất bình quân 1 sào cây

lâu năm của hộ 1.000 đ 912,79 905,22 899,67

8. Thu nhập bình quân 1 sào đất canh tác

của hộ 1.000 đ 1.617,56 1.561,00 1.491,79

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)