Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Mục đích sử dụng Hiện Trạng năm 2015 Quy hoạch đến năm 2020 Hiện trạng so với quy hoạch Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Tăng (+), giảm

(-) (ha)

(ha) (%) (ha) (%)

I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 9.120,47 100,00 9.018,22 100,00

-102,25 1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.469,27 92,86 8.355,69 92,65 -113,58

- Đất trồng cây hàng năm 8.269,39 90,67 8.159,97 90,48 -109,42

+ Đất trồng lúa 7.371,33 80,82 7.267,25 80,53 -104,08

+ Đất trồng cây hàng năm khác 898,06 9,85 892,72 9,9 -5,34

- Đất trồng cây lâu năm 199,88 2,19 195,72 2,17 -4,16

2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 639,34 7,01 635,56 7,05 -3,78

3. Đất nông nghiệp khác 11,87 0,13 26,97 0,3 15,10

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)

Bên cạnh đó, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa được chú trọng, lãnh đạo một số huyện và xã chưa thật sự quan tậm đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình; phòng Tài nguyên và Môi trường thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đia theo thẩm quyền; đầu từ kinh phí cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề khó khăn.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai của tỉnh đã được chú trọng nhằm đáp ứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển hệ sinh thái bền vững. Các chương trình xây dựng tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi phải có những thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất, khả năng khai thác sử dụng hợp lý, lâu bền của đất. Tuy nhiên, thực tế do quá trình đô thị hóa nhanh ở huyện Đông Anh, cùng với đó là nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp tăng cao như hoạt động xây dựng nhà ở, xây dựng giao thông, phát triển các khu sản xuất kinh doanh thương mại,…làm cho diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm đi nhanh chóng.

Hộp 4.1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, trên 55% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương đang bị buông lỏng, tình trạng sử dụng đất trái với quy hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, trên 24% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương là kém và rất kém, cán bộ quản lý đất đai đang bị buông lỏng công tác quy hoạch, tình trạng sử dụng đất trái với quy

"Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, cắt giảm sang các mục đích khác do có hàng loạt dự án đã được phê duyệt sẽ được khởi công trong thời gian tới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng cũng như của cả nước như thực hiện tiếp dự án có quy mô lớn như khu Thể thao ASIAD, Hai bên đường Nhật Tân đi Sân bay Nội Bài; Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa…; Quy hoạch ngành (mạng lưới trường học, y tế, chợ, điện, xăng dầu...); quy hoạch HTKT (hệ thống giao thông, nghĩa trang, xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi

trường,…). Điều này gây khó khăntrong công tác lập quy hoạch sử dụng đất,

quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ”

hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tình trạng chung hiện nay ở cấp quản lý là tuy có sự làm trái quy hoạch nhưng phần lớn cán bộ huyện vẫn cho rằng tình trạng lấn chiếm quy hoạch ít diễn ra ở địa phương mình, công tác quản lý đất đai vẫn bám sát quy hoạch và chỉ tiêu được giao từ cấp trên.

Bảng 4.8. Đánh giá về công tác quản lý quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng 90 100 - Rất tốt 2 2,22 - Tốt 22 24,45 - Trung bình 45 50,00 - Kém 17 18,89 - Rất kém 4 4,44

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.2.4. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp a, Giao đất, cho thuê đất

Thực hiện theo quy định của các cấp đặc biệt là Nghị định 64/CP của Chính phủ, huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài trên địa bàn toàn huyện.

Nội dung này tác động trực tiếp đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhất là trong điều kiện Đô thị hóa- Công nghiệp hóa, việc giao đất nông ngiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Nhờ vào sự nỗ lực của các ban ngành hữu quan, các cán bộ địa chính và sự phối hợp nhịp nhàng của các xã, việc giao đất nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành. Theo thống kê, số hộ gia đình cá nhân đã được giao đất sản xuất nông nghiệp là 44.252 hộ gia đình cá nhân chiếm 90,07% số lượng người sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện, diện tích đất nông nghiệp được giao là 8.107,7 ha chiếm 88,9% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)