S T T Mục đích sử dụng đất Xã Tàm Xá Xã Xuân Nộn Xã Việt Hùng Tổng số (hộ) Số hộ GĐCN (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (hộ) Số hộ GĐCN (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (hộ) Số hộ GĐCN (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.126 1.922 90,40 2.389 2.187 91,54 1.951 1.734 88,88 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 202 188 93,07 220 208 94,55 214 196 91,59 3 Đất nông nghiệp khác - - - 1 1 100 - - - 4 Tổng số 2.328 2.110 90,64 2.610 2.396 91,80 2.165 1.930 89,15
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh (2015)
Trên địa bàn các xã được tiến hành nghiên cứu nói riêng cũng như trên địa bàn toàn huyện. Số hộ gia đình cá nhân được giao đất nông nghiệp để trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, xã Tàm Xá là 90,40 %, xã Xuân Nộn là 91,54%, xã Việt Hùng là 88,88%. Qua đó có thể thấy thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, song các hoạt động tạo thu nhập từ làm công ăn lương và các công việc bên ngoài hộ ngày càng đóng góp nhiều vào thu nhập của hộ gia đình. Chẳng hạn như các hoạt động tạo thu nhập từ làm công ăn lương, việc làm phi nông nghiệp là do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn diễn ra mạnh mẽ, thị trường lao động ở khu vực tư nhân phát triển dẫn đến nhu cầu thuê nhân công, lao động cao, tạo sức hút từ nguồn lao động ở khu vực nông nghiệp chuyển sang.
Đây cũng là một hiện tượng diễn ra phổ biến và theo quy luật trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn nước ta từ kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề là làm sao người dân có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm thích ứng với nhu cầu thị trường lao động khi tình trạng đất nông nghiệp đang giảm do phát triển các khu công nghiệp, chế xuất...Tại 03 xã được điều tra Tàm Xá, Xuân Nộn, Việt Hùng thì tỷ lệ số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 90% số hộ được hỏi đều có sử dụng đất nông nghiệp.
Trong những năm qua bên cạnh việc giao đất cho người dân có nhu cầu sử dụng đất, huyện còn thực hiện các công tác về giao đất, phục vụ kịp thời cho việc
phát triển kinh tế- xã hội như việc giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, các công trình giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao...); cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê đất để sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện.
Nhìn chung hiện quỹ đất của thành phố Hà Nội được giao hết từ những năm trước đây, do vậy trên thực tế việc giao đất và cho thuê đất của chính quyền gần như không còn. Muốn có đất giao cần phải xem xét điều chỉnh từ các đối tượng đang quản lý, nhưng sử dụng kém hiệu quả hoặc lãng phí. Nhiệm vụ này, trên thực tế chỉ còn tập trung vào việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất giải phóng mặt bằng theo quyết định của UBND huyện và giao đất khi có nguồn.
Thực tế trong hoạt động giao đất cho người dân ở huyện Đông Anh còn những khó khăn, vướng mắc chủ yếu:
- Chính sách pháp luật đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, còn một số điểm chưa thống nhất, thay đổi liên tục.
- Lệ phú trước bạ 0,5% khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liện với đất lần đầu đối với đất và tài sản là rất lớn đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn. Hộ gia đình, cá nhân không đến kê khai đăng ký theo quy định và chưa nộp lệ phí trước bạ 0,5%.
- Quy định hạn mức công nhận diện tích đất ở theo nhân khẩu chưa phù hợp với thực tế.
- Xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất (đặc biệt trước thời điểm ngày 18/12/1980) chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định.
- Cấp Giấy cứng nhận sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Đối với đất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất đã thay đổi nhiều so với thời điểm giao đất (15/10/1993), do các chủ sử dụng đất tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất; đất công ích không xác định được vị trí, diện tích, người sử dung; tự ý tách thửa đất, tách hộ,... không hoàn tất thủ tục hành chính và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
b, Chuyển mục đích
Từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành, việc chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo hai hình thức. Trong đó hầu hết các trường hợp chuyến mục
đích sử dụng đất nông nghiệp là bắt buộc phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là đất trồng lúa nước, đất trồng rừng. Thời gian gần đây, việc chuyển mục đích đất nông nghiệp diễn ra ồ ạt, tự phát chủ yếu là chuyển sang đất ở, đất xây dựng và sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, trong những năm tới UBND huyện Đông Anh cần có những biện pháp tích cực để chấn chỉnh tình trạng này đưa việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện vào quy củ, đảm bảo an ninh lương thực cũng như đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.