Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên, đồng thời căn cứ vào tình hình ĐVT: Tr.đ
hoạt động cho vay ủy thác của một số tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu là hoạt động ủy thác vay vốn qua 4 tổ chức hội, đoàn thể tại 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, dư nợ tương đối lớn của tỉnh bao gồm: huyện Tiên Lữ, huyện Ân Thi, huyện Khoái Châu. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chính sách, chủ trương của tỉnh Hưng Yên về tín dụng chính sách và các quy đinh trong quản lý vốn vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể của NCHSXH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hoạt động của NHCSXH, báo cáo của Phòng giao dịch các huyện, các tổ chức hội, đoàn thể…
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của cán bộ Ngân hàng, cán bộ các tổ chức nhận ủy thác, lãnh đạo địa phương và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đối với hoạt động ủy thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên.
Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại NHCSXH tỉnh Hưng Yên.
Để có căn cứ đánh giá một cách khái quát nhất về chất lượng dịch vụ cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Hưng Yên, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra lấy ý kiến đánh giá từ phía người dân là đối tượng hưởng lợi từ các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước và từ phía cán bộ lãnh đạo, quản lý dịch vụ cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Hưng Yên.
* Chọn hộ đại diện
Tại mỗi huyện đại điện chúng tôi chọn 02 xã, mỗi xã 10 hộ gia đình đang vay vốn ủy thác các chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, HSSV, giải quyết việc làm,
NS&VSMT, hộ nghèo về nhà ở thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể đây là các chương trình cho vay chủ yếu và đặc trưng trong hoạt động của NHCSXH bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ vay vốn của NHCSXH trên địa bàn.
* Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý
Hoạt động của NHCSXH mang tính xã hội hóa cao, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, do vậy để đánh giá chất lượng của dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại NHCSXH tỉnh Hưng Yên tại mỗi huyện đại diện chọn 03 xã, số lượng cán bộ khảo sát tổng số 60 cán bộ, trong đó lãnh đạo địa phương 10 người, là chủ tịch, hoặc phó chủ tịch UBND xã trực tiếp quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, cán bộ các tổ chức hội đoàn thể 30 người, là chủ tịch, phó chủ tịch các hội, đoàn thể nhận ủy thác, và 20 cán bộ NHCSXH, gồm cán bộ tín dụng theo dõi xã và cán bộ lãnh dạo trực tiếp quản lý công tác tín dụng tại NHCSXH huyện. Số lượng cơ cấu mẫu điều tra được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.5. Số lượng mẫu khảo sát 3 huyện đại điện
TT Nội dung SL (người)
1 Các hộ được vay vốn thông qua ủy thác 60
2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 60
- Cán bộ Ngân hàng 20
- Cán bộ các tổ chức nhận ủy thác 30 - Cán bộ lãnh đạo địa phương 10
Tổng cộng 120
Nguồn: Tự tổng hợp (2015)
Các nội dung điều tra bao gồm: thông tin chung về đối tượng điều tra, tình hình vay và sử dụng vốn tín dụng chính sách của các hộ điều tra, các nhận xét, đánh giá về dịch vụ ủy thác cho vay của NHCSXH, chất lượng dịch vụ ủy thác vay vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy thác vay vốn của NHCSXH tỉnh Hưng Yên ,... Đề từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Hưng Yên.
3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng
dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đơn vị hành chính, thời gian, đối tượng và thời hạn vay, mức độ cho vay, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay,... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,... 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân về nguồn vốn, dư nợ, số lượng các tổ TK & VV, số lượng vốn vay theo các chương trình, số lượng vốn vay tại các hộ,… để phản ánh thực trạng chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Hưng Yên trong những năm vừa qua.
- Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả vay vốn ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác, so sánh chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSXH tại các thời điểm và địa điểm khác nhau,… để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của vay vốn ủy thác.
- Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong ngành NHCSXH, các cá nhân điển hình tiên tiến trong việc quản lý vốn vay ủy thác. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu đánh giá việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng Tỷ lệ hộ vay đúng đối
tượng (%) =
Tổng số hộ vay đúng đối tượng
x 100 Tổng số hộ vay vốn
* Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích Tỷ lệ hộ vay sử dụng vốn
đúng mục đích (%) =
Số hộ sử dụng vốn đúng mục đích
x 100 Tổng số hộ vay vốn
* Chỉ tiêu đánh giá hệ số sử dụng vốn vay ủy thác của NHCSXH
Hệ số sử dụng vốn (%) = Tổng dư nợ bình quân x 100 Tổng nguồn vốn bình quân
* Chỉ tiêu đánh giá vòng quay vốn tín dụng ủy thác của NHCSXH
Vòng quay vốn tín dụng trong năm = Doanh số thu nợ trong năm Dư nợ bình quân trong năm * Chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn x 100
Tổng dư nợ Số lượng vốn bị chiếm dụng
* Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng
Tỷ lệ thu lãi (%) = Số lãi thực thu x 100 Số lãi phải thu
Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu – Số lãi thực thu * Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV
Tỷ lệ tổ đạt loại tốt
(khá) (%) =
Số lượng tổ đạt loại tốt (khá)
x 100 Tổng số tổ
* Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của người vay
Thể hiện sự hài lòng của người vay về quy trình, thủ tục, mức vay, lãi suất cho vay; chất lượng phục vụ của cán bộ Ngân hàng và đơn vị nhận ủy thác,…
Chỉ tiêu này được phản ánh qua công thức: Tỷ lệ số hộ vay vốn
trả lời hài lòng (%) =
Số hộ trả lời hài lòng
x 100 Tổng số hộ điều tra
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
- Số hộ thoát nghèo, cải thiện cuộc sống do được vay vốn. - Số lao động tạo được việc làm.
- Số Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn - Số công trình NS&VSMT được xây dựng và cải tạo.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ ỦY THÁC CHO VAY VỐN CỦA NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH HƯNG YÊN CHI NHÁNH TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Các chương trình, đối tượng vay vốn uỷ thác của NHCSXH
Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đang triển khai thực hiện 07 chương trình tín dụng chính sách uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức CT – XH, cụ thể:
- Cho vay hộ nghèo; - Cho vay hộ cận nghèo;
- Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; - Cho vay giải quyết việc làm;
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; - Cho các đối tượng chính sách vay đi lao động nước ngoài; - Cho hộ nghèo vay làm nhà ở.
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia dịch vụ uỷ thác cho vay vốn của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên
4.1.2.1. Đối với các tổ chức hội, đoàn thể và nhận ủy thác
NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên thực hiện cho vay vốn thông qua ủy thác cho 04 tổ chức Hội, đoàn thể đó là: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Khi nhận ủy thác cho vay vốn của NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:
a. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, cơ chế cho vay chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...
Vận động việc thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV đã ban hành.
Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH;
Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.
Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH.
b. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, Ban Quản lý Tổ và các tổ viên Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV đã ban hành. Trong đó, các nội dung sau cần phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo:
+ Họp thành lập Tổ TK&VV
+ Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV. + Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV. + Họp bình xét cho vay.
Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH.
Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay.
Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm...
Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giao dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV.
Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp.
c. Phối hợp với NHCSXH thực hiện các nội dung trong hợp đồng ủy thác
Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình.
Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã (nếu có).
Phối hợp với NHCSXH đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của Tổ; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV (NHCSXH, 2016).
4.1.2.2. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội
Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với tổ chức hội cho vay đúng đối tượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các nội dung uỷ thác.
Trực tiếp giải ngân, thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định. Thanh toán đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí ủy thác theo văn bản thỏa thuận giữa NHCSXH và các tổ chức hội nhận ủy thác.
Chủ động thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể khi Nhà nước có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp tổ chức hội tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới.
- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác cho vay đối với từng cấp ngân hàng. Phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát khi cần thiết. (NHCSXH, 2013).
4.1.2.3. Đối với hộ vay, đối tượng vay vốn thông qua uỷ thác
Thường xuyên tìm hiểu thông tin về các chương trình, chính sách tín dụng của NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên;
Tiếp cận với các Tổ TK&VV để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn chính sách;
Nhận đầy đủ vốn vay được duyệt và thực hiện đúng mục đích sử dụng vốn của chương trình vay vốn;
Thực hiện trả lãi vay, trả nợ gốc tiền vay theo thỏa thuận; chấp hành nghiêm chỉnh qui ước hoạt động của tổ TK&VV.
4.1.3. Quy trình uỷ thác cho vay vốn của NHCSXH
Quy trình giải ngân vốn vay ủy thác của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên cho các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn được thể hiện qua sơ đồ 4.1 với trình tự các bước như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay, gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận.
Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc bình xét đạt được yêu cầu “Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối tượng”.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn đã được UBND xác nhận. cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn.
Bước 4: Cán bộ Tín dụng NHCSXH tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có