Tuy nhiên để đánh giá về chất lượng dịch vụ vay vốn ủy thác thì ngoài việc xem xét đúng đối tượng vay vốn, còn phải quan tâm đánh giá mục đích sử dụng vốn của các hộ vay vốn, do đó tác giả đã tiến hành điều tra lấy ý kiến về việc đánh giá việc sử dụng vốn vay của các hộ. Kết quả điều tra cho thấy trong công tác bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, tại một số xã, thị trấn, cán bộ ngân hàng, các tổ chức nhận ủy thác chưa sát sao trong việc quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn, do đó còn tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. Những nguyên nhân trên đã phần nào gây ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi và công tác thu hồi vốn vay của ngân hàng. Cụ thể về các hộ vay vốn sử dụng sai mục đích được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, cán bộ các tổ chức CT – XH về tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích của các hộ vay vốn
STT Chỉ tiêu Sử dụng đúng mục đích vay vốn (%) Sử dụng sai mục đích vay vốn (%)
1 Cho vay hộ nghèo, cận nghèo 100,00 0,00 2 Cho vay giải quyết việc làm 95,00 5,00 3 Cho vay NS & VSMTNT 100,00 0,00 4 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 100,00 0,00 5 Cho vay Học sinh sinh viên 83,33 16,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng và số liệu điều tra 60 cán bộ ta có thể nhận thấy được rằng hầu hết cán bộ đều khẳng định rằng chương trình cho vay hộ nghèo, NS&VSMTNT và hộ nghèo về nhà ở đều sử dụng đúng mục đích vay vốn. Riêng chương trình cho vay học sinh sinh viên có tới 16,67% ý kiến đánh giá là sử dụng sai mục đích vay vốn, chương trình cho vay giải quyết việc làm có 5% số ý kiến đánh giá là sử dụng sai mục đích vay vốn. Điều đó cũng có thể nhận biết được rằng chương trình cho vay học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm đang được ưu đãi
về lãi suất, chương trình vay học sinh sinh viên thời hạn vay vốn dài hơn rất nhiều so với các chương trình khác, ngoài ra hộ vay trả nợ trước hạn còn được giảm lãi tiền vay nên các hộ vay vốn tận dụng nguồn vốn vay này nhằm một phần sử dụng đúng mục đích, phần còn lại nhằm sử dụng các công việc khác như sản xuất kinh doanh, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt cá nhân… Các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, xã, tổ TK&VV qua kiểm tra cũng đã phát hiện một số trường hợp hộ vay sử dụng sai mục đích đồng thời cũng quán triệt, nhắc nhở để cho các hộ biết được mục đích của việc vay vốn ưu đãi và đôn đốc các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, tuy nhiên các tổ chức đoàn thể, tổ TK&VV thường dấu, không báo cáo NHCSXH cũng như các cấp quản lý cao hơn để có biện pháp xử lý kịp thời tránh rủi ro sau này.
4.2.2. Hệ số sử dụng vốn và vòng quay vốn tín dụng 4.2.2.1. Hệ số sử dụng vốn
Trong 3 năm 2013 – 2015, dư nợ bình quân cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH tại NHCSXH Hưng Yên tăng từ hơn 1.502 tỷ đồng năm 2013 lên hơn 2.186 tỷ đồng năm 2015. Số nguồn vốn bình quân cho vay qua dịch vụ ủy thác cho các tổ chức hội, đoàn thể tăng từ 2000 tỷ đồng lên 2500 tỷ đồng năm 2015. Từ đó hệ số sử dụng vốn đạt 75% vào năm 2013 và tăng lên 94% năm 2014, đến năm 2015 giảm xuống còn 87% do NH bổ sung nguồn vốn cho vay.
Bảng 4.7. Hệ số sử dụng vốn của dịch vụ uỷ thác vay vốn thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại NHCSXH Hưng Yên
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)
14/13 15/14 BQ
Dư nợ BQ Tỷ đồng 1.502,92 1.884,23 2.186,62 125,37 116,05 120,62 Nguồn vốn BQ Tỷ đồng 2.000 2.000 2.500 100,00 125,00 111,80 - Hệ số sử dụng vốn % 75,15 94,21 87,47 125,37 92,84 107,89
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên
Có thể thấy hệ số sử dụng vốn của NHCSXH thông qua dịch vụ uỷ thác cho vay tại NHCSXH tỉnh Hưng Yên là chưa cao, còn để tồn đọng, lãng phí vốn, do đó đây là một trong những tiêu chí cần phải cải thiện hàng đầu để nâng cao chất lượng dịch vụ uỷ thác vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
4.2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng
Qua bảng 4.8 có thể thấy doanh số thu nợ của NHCSXH Hưng Yên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tăng đều qua các năm, năm 2013 là hơn 471 tỷ đồng thì đến năm 2015 là hơn 704 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 22,23%.
Bảng 4.8. Vòng quay vốn tín dụng của dịch vụ ủy thác vay vốn thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại NHCSXH Hưng Yên
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ Doanh số thu nợ trong năm Tr.đ 471.437 599.205 704.357 127,1 117,55 122,23 Dư nợ BQ năm Tr.đ 1.502.924 1.884.235 2.186.627 125,37 116,05 120,62 Vòng quay vốn tín dụng vòng 0,314 0,318 0,322 101,38 101,29 101,34 Nguồn: Báo cáo của NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên
Về vòng quay vốn tính dụng đạt từ 0,314 vòng/năm năm 2013 tăng lên 0,322 vòng/năm năm 2015, đây là một con số tương đối cao, điều này cho thấy nguồn vốn cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của NHCSXH Hưng Yên đang được sử dụng một cách rất hiệu quả, xoay vòng vốn nhanh. Thêm vào đó chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi đang tăng dần qua các năm, từ 95,19% năm 2013 tăng lên 97,32 % năm 2015, bình quân 3 năm tăng 1,11%.
4.2.3. Dư nợ cho vay và nợ quá hạn
4.2.3.1. Dư nợ cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) với NHCSXH tỉnh Hưng Yên trong việc triển khai ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác nên kết quả rất tốt thể hiện qua các số liệu ở bảng 4.9.
Qua bảng 4.9 cho thấy, vốn vay ưu đãi đã được NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn tăng nhanh qua các năm và chiếm đại bộ phận trong tổng số vốn ưu đãi của NHCSXH. Dư nợ cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị- xã hội cũng tăng nhanh qua các năm. Sở dĩ năm 2014 dư nợ tăng ít hơn so với những năm trước là do khách hàng trả nợ trước hạn chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn rất lớn.
Bảng 4.9. Dư nợ uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác qua các tổ chức, đoàn thể của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên giai đoạn 3 năm 2013 – 2015
Hội Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Dư nợ (tr.đ) Tỷ lệ (%) Dư nợ (tr.đ) Tỷ lệ (%) Dư nợ (tr.đ) Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ
Hội ND 508.612 33,87 619.310 32,63 711.572 32,57 121,76 114,90 118,28
Hội PN 719.498 47,91 905.407 47,71 1.008.727 46,17 125,84 111,41 118,41
Hội CCB 172.206 11,47 229.000 12,07 281.048 12,86 132,98 122,73 127,75
ĐTN 101.507 6,76 129.222 6,81 183.302 8,39 127,30 141,85 134,38
Tổngcộng 1.501.823 100,00 1.882.939 100,00 2.184.649 100,00 126,37 115,11 120,61
Tuy nhiên, để đạt được kết quả như trên là sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên; tổ chức hội, đoàn thể các cấp và tổ TK&VV trong hoạt động ủy thác. Bên cạnh đó, còn có sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của UBND các cấp và các ngành liên quan trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành tới các đơn vị nhận ủy thác, chủ động tham mưu với Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh để phân vốn cho các đơn vị cấp dưới. Các đơn vị nhận ủy thác tích cực tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách để người dân có thể tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi. Tổ TK&VV rất tích cực trong việc tìm kiếm các đối tượng vay vốn, bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng và đúng nhu cầu vay. Qua đó, dư nợ của các đơn vị nhận ủy thác tăng đều qua các năm.
Từ năm 2013 đến năm 2015, nguồn vốn ủy thác cho vay qua 4 tổ chức hội đoàn thể tăng bình quân 20,61%/năm. Trong tổng số vốn vay ưu đãi của NHCSXH tỉnh Hưng Yên đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thì uỷ thác qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng đều và giữ ổn định qua các năm,chiếm bình quân 47,91%/tổng nguồn vốn cho vay ủy thác năm 2013 và 46,17% năm 2015, mặc dù tỷ trọng dư nợ so với tổng nguồn vốn có sự giảm nhẹ, nguyên nhân là do các tổ chức hội như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh đã tăng doanh số cho vay hàng năm, tuy nhiên có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng dư nợ do Hội phụ nữ vẫn đạt mức tăng trưởng 18,28%/năm. Đứng thứ hai sau hội phụ nữ là hội nông dân, tỷ lệ dư nợ ủy thác tăng bình quân 18,28%/năm. Đạt mức tăng trưởng cao nhất là Đoàn thanh niên với mức tăng bình quân 34,38%/năm và Hội CCB tỷ lệ dư nợ ủy thác tăng bình quân 27,75%/ năm.
Trong những năm qua NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị- xã hội nhận uỷ thác triển khai cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác rộng khắp trên cả 9 huyện, 1thành phố trong toàn tỉnh. Việc uỷ thác cho vay vốn qua các tổ chức chính trị xã hội ở các đơn vị được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.10. Kết quả ủy thác cho vay vốn thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại các huyện, thành phố tỉnh Hưng Yên năm 2015
TT Tên xã, TT Số tổ Số hộ Số dư nợ (Trđ) Nợ QH (Trđ) Tỷ lệ NQH (%) 1 Thành phố Hưng Yên 194 11.751 138.309 21 0,02 2 PGD Tiên Lữ 452 14.995 202.282 0 0 3 PGD Ân Thi 584 16.961 276.460 452 0,16 4 PGD Kim Động 493 18.725 223.369 152 0,07 5 PGD Mỹ Hào 324 12.986 188.394 425 0,23 6 PGD Khoái Châu 547 18.275 280.382 881 0,31 7 PGD Phù Cừ 336 12.983 251.210 0 0 8 PGD Yên Mỹ 429 13.085 217.248 604 0,28 9 PGD Văn lâm 297 11.738 225.359 167 0,07 10 PGD Văn Giang 351 11.927 181.636 523 0,29 Tổng cộng 4.007 143.426 2.184.649 3.225 0,15
Nguồn: Báo cáo kết quả ủy thác qua các năm của NHCSXH tỉnh Hưng Yên
Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay vốn ủy thác được phân bổ đều cho các huyện trong tỉnh, dư nợ ủy thác bình quân 218.464 triệu đồng/ huyện, thành phố. Trong tổng số 10 đơn vị có 5 đơn vị có mức dư nợ ủy thác cho vay thấp hơn mức dư nợ bình quân trung toàn tỉnh như Thành phố Hưng Yên, huyện Văn Giang, huyện Mỹ Hào, Tiên Lữ, Yên Mỹ. Dư nợ ủy thác thấp là do các đơn vị này có tỷ lệ dân số, tỷ lệ hộ nghèo thấp so với mức chung của toàn tỉnh. Như vậy việc đầu tư cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác phụ thuộc vào tỷ lệ hộ nghèo của từng địa phương. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn chung toàn tỉnh là tương đối thấp, chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nợ. Nợ quá hạn ở một số huyện cao như huyện Mỹ hào, huyện Khoái Châu, huyện Văn Giang, Yên Mỹ. Nợ quá hạn ở những huyện này tập trung ở chương trình cho vay hộ nghèo.
Nguyên nhân chính là hộ nghèo cơ bản khó khăn về tài chính, một số hộ thì chây ỳ không trả. Từ năm 2008, các đơn vị đã rất nỗ lực tập trung và đưa ra nhiều giải pháp đôn đốc thu nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn không giảm đáng kể, một số hộ vay vẫn cố tình chây ỳ không trả nợ.
Tóm lại, chất lượng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn chiếm 0,15%/ tổng dư nợ ủy thác. Trong tổng số dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội thì dư nợ cho vay ủy thác qua Hội nông dân có tỷ lệ nợ quá hạn cao (chiếm 41,34% nợ quá hạn thông qua ủy thác); Hội Cựu chiến binh có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 19,32% nợ quá hạn thông qua ủy thác; Hội Phụ nữ có tỷ lệ nợ quá hạn là 30,98%/nợ quá hạn thông qua ủy thác; Đoàn thanh niên có tỷ lệ nợ quá hạn là 8,36%/nợ quá hạn thông qua ủy thác. Đạt được kết quả nêu trên là do NHCSXH từ tỉnh đến huyện thường xuyên củng cố hoạt động của tổ TK&VV. Đồng thời, thực hiện việc công khai hóa cơ chế chính sách, công tác phối hợp kiểm tra, bình xét đối tượng,vv... Thông qua hoạt động tín dụng chính sách đã hình thành sự liên kết giữa NHCSXH với cộng đồng dân cư và sự quản lý giám sát của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đã tạo ra mô hình quản lý phù hợp có hiệu lực và hiệu quả cao.
+ Hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội: Vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác qua các tổ chức chính trị- xã hội tại Ngân hàng CSXH- Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã phát huy hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Số hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội vươn lên thoát nghèo ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2015, số khách hàng vay vốn còn dư nợ tại ngân hàng là 143.426 hộ. Với mỗi chương trình cho vay, khách hàng cơ bản sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cao, cụ thể là:
- Đối với chương trình cho vay hộ nghèo: Số khách hàng còn dư nợ là 20.386 khách hàng, trong đó hộ vay chủ yếu đầu tư vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi...Số vốn đầu tư có hiệu quả tính từ năm 2003 đến 2015 đã giúp cho 47.525 hộ vay thoát nghèo, 65.172 hộ nghèo đã cải thiện được đời sống, 1.330 hộ đã chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn.
- Đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm: Số khách hàng còn dư nợ là 3.134 hộ, trong đó vốn vay được đầu tư chủ yếu vào các dự án có mô hình kinh tế như VAC hay mô hình trang trại. Hộ vay dùng vốn để đầu tư cải tạo vườn, ao, chuồng, mua cây con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón phục vụ cho việc phát triển trồng cây đặc sản như cam đường canh, bưởi diễn, nhãn, chuối xuất khẩu; chăn nuôi lợn, gà, vịt, hay ấp trứng để xuất bán sang các huyện và tỉnh bạn. Với nguồn vốn này đã tạo việc làm mới cho 23.956 lao động.
- Đối với chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: Số khách hàng còn dư nợ đến 31/12/2015 là 370 hộ, tính đến nay đã cho vay 2.489 lượt lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động, góp phần làm giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc Ngân hàng CSXH cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài với lãi suất thấp mà không phải thế chấp tài sản, chỉ