Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ ủy tháccho vay vốn của một số
số Ngân hàng xã hội trên thế giới
2.2.1.1. Mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) được thành lập năm 1983 là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo của Bangladesh. Mô hình thành công hiện nay của GB được bắt nguồn từ một dự án của giáo sư Muhammad Yunus thuộc đại học Chittagong thực hiện vào năm 1976. Do sự thành công của mô hình GB đối với việc giúp đỡ người nghèo mà năm 2006 tác giả của mô hình GB đã được nhận giải thưởng Nobel về Hòa bình (TS. Lê Văn Luyện- TS. Nguyễn Đức Hải, 2011).
Tính đặc biệt của Grameen Bank được khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó không phải nộp thuế cho Nhà nước. Grameen Bank hoạt động theo nguyên tắc:
1) Sự cho vay không cần thế chấp và giao kèo pháp lý, mà căn cứ vào lòng tin con người.
2) Cho vay theo nhóm tối thiểu 5 người cùng liên đới chịu trách nhiệm, người vay của nhóm không phải đến Ngân hàng để xin vay, trái lại Ngân Hàng đến gặp nhóm để chọn người cho vay, qua các phiên họp địa phương giữa các nhóm và trung tâm cho vay. Lần đầu tiên, Ngân hàng chỉ chọn ra 2 người trong nhóm để cho vay, sau đó căn cứ vào thành tích trả nợ tốt, Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay nhưng mỗi lần 2 người mà thôi. Mức trả nợ hiện nay đạt đến 98%.
3) Mục tiêu hoạt động và số tiền cho vay được quyết định do khuyến cáo của trưởng nhóm đi vay nợ và trưởng trung tâm cho vay. Cấp tiền cho vay trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay, với thủ tục rất đơn giản. Người mượn cùng một lúc có thể xin vay cho một hay nhiều mục đích.
4) Tiền vốn trả lại được ấn định từng kỳ (mỗi tuần, hoặc 2 tuần), với lãi suất 18%. Khi người vay trả vốn đủ 50 kỳ hạn, tức gần một năm, họ bắt đầu trả tiền lãi.
5) Người vay bị bắt buộc hoặc tự nguyện tham gia chương trình tiết kiệm. 6) Cho vay có thể xuyên qua các tổ chức bất vụ lợi. Nếu xuyên qua các tổ chức có lợi, lãi suất phải theo thị trường thường cao hơn để vốn cho vay được bền vững.
7) Tín dụng Grameen dành ưu tiên cho thành lập vốn đầu tư xã hội, nhằm thành lập trung tâm huấn luyện để phát triển khả năng trình độ kỹ thuật của người đi vay và người cho vay, đặc biệt chú ý đến giáo dục trẻ con, học bổng cho cao học, tín dụng cho kỹ thuật mới như: điện thoại di động, tin học, năng lượng thiên nhiên, cơ động thay thế sức người…
Bên cạnh việc mỗi nhóm phải tuân theo các quy định manh tính bắt buộc về tài chính, cũng như một số quy định khác của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Nhưng quy định đó bao gồm: Gia đình sinh ít con, trẻ em phải được đến trường, gia đình đoàn kết, các thành viên tương trợ lẫn nhau. Mặc dù có những quy định như vậy, nhưng GB vẫn được biết đến với mô hình ngân hàng cho vay dựa trên sự tin tưởng, tin cậy đối với các khách hàng của mình (TS. Lê Văn Luyện- TS. Nguyễn Đức Hải, 2011).
Hiện nay, GB đang duy trì cơ chế cho vay đối với các đối tượng: (1) cho vay người nghèo phục hồi thu nhập với lãi suất 20%/năm với thời hạn vay 1 năm;
(2) cho người nghèo vay mua nhà với lãi suất 8%/năm, hoàn trả trong 5 năm, và có 7754 ngôi nhà được xây dựng năm 2010; (3) cho sinh viên vay chi trả cho học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, ăn và ở với lãi suất 0% trong thời gian học tập, và 5%/năm sau thời gian học tập, có hơn 47 nghìn người được tham gia vay (năm 2010); (4) cuối cùng cho vay gần 113 nghìn đối tượng rất nghèo (như người ăn xin, tàn tật, mù lòa hoặc sức khỏe kém) với lãi suất 0%. Tất cả các khoản vay đều được tính trên số dư giảm dần. Tính đến cuối 2010, tổng số tiền cho vay tích lũy 594 tỷ BDT (10,12 tỷ USD), trong khi số tiền tích lũy của các thành viên hơn 56 tỷ BDT. Ngoài ra, GB còn cho vay các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, để họ mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dược, mua xe tải nhỏ, và xây dựng phát triển điện thoại đến với người nghèo… (ThS. Hoàng Văn Thành - ThS. Nguyễn Văn Chiến, 2012).
GB được quyền đi vay để cho vay và được nhận vốn ủy thác của Các chính phủ và NGO (tổ chức phi chính phủ). Phương thức cho vay của GB có sự khác biệt với phương thức cho vay của NHCSXH Việt Nam là cho vay trực tiếp các hộ nghèo thông qua các nhóm gồm 5 thành viên và có 1 người đứng ra làm đại diện. Tuy nhiên, GB vẫn phải ủy thác cho các nhóm thực hiện một số công việc cụ thể trong dịch vụ cho vay của mình như việc bình bầu các đối tượng được vay, liên kết và tổ chức nhóm vay 5 người theo quy định (tuyển chọn thành viên), thực hiện thu phí tiết kiệm bắt buộc đối với các thành viên... Việc cung cấp dịch vụ cho vay thông qua các nhóm tổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm mô hình học tập, trong đó có Việt Nam với dịch vụ ủy thác vay vốn của NHCSXH.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Ghana
Quỹ ủy thác cho vay sinh viên (SLTF - Students Loan Trust Fund) được thành lập vào tháng 12 năm 2005 dưới sự ủy thác của tập đoàn Act 1962, Act 820.
Các mục tiêu của Quỹ ủy thác là nhằm cung cấp nguồn tài chính tín chấp cho lợi ích của học sinh và giúp thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền tri thức của Ghana phát triển được quy định trong Điều 28 và Điều 38 của Hiến pháp năm 1992.
Để đạt được các mục tiêu của Quỹ ủy thác, tiền từ Quỹ phải được áp dụng cho các hoạt động liên quan mà các uỷ viên của Quỹ có thể xác định, bao gồm:
a. Cung cấp các phương tiện để tăng cường giáo dục đại học, hỗ trợ sinh viên.
b. Cung cấp các khoản tiền để hỗ trợ các hoạt động và các chương trình khác để thực hiện các khóa học có liên quan được xác định bởi các ủy viên, theo quy định của pháp luật.
Quỹ ủy thác cho vay sinh viên được quản lý bởi Hội đồng Quản trị bao gồm các cá nhân xuất sắc của nền liên quan liên quan đến việc kinh doanh của SLTF. Các thành viên của hội đồng quản trị được bổ nhiệm bởi Tổng thống. Bộ máy quản lý của SLTF đứng đầu là Giám đốc điều hành được hỗ trợ bởi một đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. SLTF cũng có văn phòng tại các tổ chức lớn. Các chức năng của các văn phòng này bao gồm:
a. Là điểm thu thập các ý kiến của các sinh viên. b. Cung cấp các mẩu đơn đăng ký vay vốn. c. Xác minh điều kiện cho vay.
d. Liên lạc giữa SLTF và người xin vay.
e. Phổ biến thông tin cho sinh viên một cách kịp thời. Các nguồn vốn vay cho SLTF bao gồm:
a. Khoản tiền nộp vào Quỹ ủy thác đại diện lên đến 10% của tất cả các dòng vốn vào Quỹ ủy thác Giáo dục Ghana.
b. Các khảo đống góp tự nghiện được khấu trừ thuế.
c. Huy động nguồn lực từ các đối tác quốc tế của Ghana quan tâm đến sự tiến bộ của giáo dục đại học.
d. Các khoản đóng góp từ khu vực doanh nghiệp mà không phải chịu thuế được khấu trừ lên đến 0,5% lợi nhuận thực tế của công ty trước thuế.
e. Các khoản vay từ an sinh xã hội và Bảo hiểm Tín Quốc.
Là một phần của việc xem xét cho vay sinh viên, các đối tượng vay cần phải thỏa mãn điều kiện cho vay theo quy định. Để có thể truy cập vào các khoản vay sau đây phải được xem xét:
1. Trường học là một đại học được công nhận bởi Hội đồng công nhận quốc gia Ghana.
2. Các chương trình được cung cấp được công nhận bởi NAB
3. Chỉ cho vay đối với đối tượng là người dân Ghana sống và học ở Ghana 4. Chỉ các đối tượng sinh viên nghèomới được xem xét.
Một người vay sẽ được áp dụng khoản vay được cấp từ Quỹ để trang trải các chi phí cá nhân bao gồm học phí, chi phí nội trú, chỗ ở, sách, thiết bị và cho các mục đích khác có thể cần thiết cho khóa học của người vay tiền học (SLTF, 2015).