1. Dân số trung bình cả tỉnh (nghìn người) 1.128 1.132 1.137 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,98 0,96 9,37 Mật độ dân số (người/1 km2) 1.219 1.224 1.233 a/ Phân theo giới tính (nghìn người)
- Nam 552,9 556,3 559,6
- Nữ 575,6 576 577,6
b/ Phân theo thành thị nông thôn
- Thành thị 136,2 139,5 143,8
- Nông thôn 992,3 990,8 993,4
- % dân số thành thị so với tổng số 13,73 14,08 14,48 Nguồn: Niên giám thống kê (2014,2015,2016)
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 62,51% năm 2010 xuống còn 52,71% năm 2015. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông, ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các lĩnh vực Chỉ tiêu Chỉ tiêu
2010 2015
Số lượng
(người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Tổng số 632.768 100 700.512 100
- Nông nghiệp, thủy sản 395.570 62,51 369.240 52,71 - Công nghiệp, xây dựng 124.856 19,73 183.184 26,15 - Dịch vụ 112.342 17,75 148.088 21,14 Nguồn: Niên giám thống kê (2011, 2016)
3.1.3. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên được thành lập theo quyết định 21/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội, bộ máy hoạt động gồm:
- Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện có từ 9-11 thành viên hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban. Thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội thuộc các bộ ngành được quy định trong HĐQT ở cấp Trung ương.
- Ban điều hành gồm: Hội sở tỉnh và 9 Phòng giao dịch trực thuộc với tổng số 104 cán bộ (đến 31/12/2015).
Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên Nguồn: NHCSXH tỉnh Hưng Yên (2016) Nguồn: NHCSXH tỉnh Hưng Yên (2016)
Qua hơn mười năm hình thành và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hưng Yên từ chỗ chỉ có 01 trụ sở giao dịch chính tại Thị xã Hưng Yên nay đã thành lập thêm 09 Phòng Giao dịch tại 09 huyện, thành phố và các điểm giao dịch phủ kín các xã; đồng thời từ 16 cán bộ nhân sự ban đầu tới năm 2015 toàn Chi nhánh
Giám đốc Các phó giám đốc Phòngkế hoạch nghiệp vụ tíndụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hành chính tổ chức Phòng kiểm tra, kiểm toánnội bộ Phòng tin học 9 phòng giao dịch huyện
NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã có 104 lao động, trong đó 24 lao động tại trụ sở Chi Nhánh và 80 lao động tại 09 Phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức NHCSXH tỉnh Hưng Yên được thể hiện qua hình 3.1 cụ thể như sau:
a. Tại Hội sở tỉnh
- Ban lãnh đạo chi nhánh gồm 03 đồng chí: Giám đốc và 2 Phó giám đốc - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng, phòng Kế toán- Ngân quỹ, phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ, Phòng Tin học và Phòng Hành chính- Tổ chức; mỗi phòng thường có từ 3 đến 5 cán bộ làm nghiệp vụ.
b. Tại Phòng giao dịch cấp huyện
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên có 9 Phòng giao dịch trực thuộc bố trí tại 9 huyện trong toàn tỉnh là: Khoái Châu, Văn Giang, Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào và Văn Lâm. Các Phòng giao dịch có cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động giống nhau đó là: Mỗi phòng giao dịch được bố trí từ 9 đến 11 cán bộ, trong đó: ngoài Giám đốc làm công tác điều hành chung kiêm cán bộ kiểm soát còn có: 01 Phó giám đốc phụ trách tín dụng, 01 Trưởng kế toán- Ngân quỹ, 01 tổ trưởng tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, 01 cán bộ thủ quỹ kiêm thủ kho, do yêu cầu công việc riêng của từng phòng sẽ có từ 2 đến 3 cán bộ kế toán và từ 3 đến 5 cán bộ tín dụng.
Ngoài ra, thực hiện văn bản số 2064A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 (nay là văn bản 4030/NHCS-TDNN ngày 10/12/2014) của Tổng giám đốc NHCSXH về “Hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch xã, phường, thị trấn” đến nay mạng lưới hoạt động của chi nhánh đã được mở rộng. Ngoài 9/9 phòng giao dịch NHCSXH huyện, còn có 161 điểm giao dịch/161 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn và trả nợ, trả lãi... Tại mỗi điểm giao dịch đều được trang bị biển hiệu điểm giao dịch, nội quy giao dịch, thông báo chính sách tín dụng ưu đãi, thông báo lãi suất tiền gửi, công khai số dư tiền vay, tiền gửi của từng khách hàng vay vốn. Hoạt động tại điểm giao dịch là tổ giao dịch lưu động của NHCSXH, được tiến hành theo định kỳ vào 1 ngày cố định trong tháng tại trụ sở UBND.