Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ ủy tháccho vay vốn của NHCSXH – ch
4.2.7. Hiệu quả sử dụng vốn vay
Đặc thù của nguồn vốn tín dụng chính sách là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội do vậy hiệu quả của việc sử dụng vốn tín dụng chính sách được phản ánh qua các chỉ tiêu: số hộ thoát nghèo, số hộ được cải thiện cuộc sống, số lao động được tạo việc làm, số HSSV được vay vốn, số công trình NS&VS được xây dựng, số căn nhà được xây cho người nghèo,...
Quá trình triển khai thực hiện chương trình liên tịch, hợp đồng ủy thác giữa các tổ chức chính trị - xã hội với NHCSXH đã được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều cơ sở tổ chức, đoàn thể đã thực hiện được việc lồng ghép các chương trình hoạt động của tổ chức với việc chuyển giao KHKT, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thanh niên ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nghèo được vay vốn sản xuất đã vươn lên thoát nghèo đồng thời còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn địa phương, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở được nâng lên rõ rệt, tổng dư nợ ủy thác cũng như chất lượng tín dụng cũng tăng lên.
Bảng 4.20. Hiệu quả sử dụng vốn vay từ dịch vụ ủy thác cho vay do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý của NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên trong giai đoạn 2013 – 2015
STT Tổ chức
Tổng số hộ có thay đổi cuộc sống (hộ)
Số lao động tạo được việc làm (LĐ) Số HSSV được vay vốn đi học (HSSV)
Số công trình NS&VSMT được xây dựng Số ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng (nhà) Tổng số Số hộ thoát nghèo Số hộ cải thiện CS nhưng chưa thoát nghèo Số hộ chưa cải thiện được CS Tổng số Nước sạch Nhà tiêu hợp vệ sinh 1 Hội PN 18.639 8.520 9.426 693 11.326 4.233 11.312 9.169 2.143 661 2 Hội ND 15.278 8.520 9.426 435 11.307 3.047 11.289 8.154 3.135 382 3 Hội CCB 3.432 7.618 7.225 201 10.225 3.055 10.246 8.130 2.116 941 4 Đoàn TN 6.376 1.013 2.218 34 5.041 1972 4.231 3.158 1.073 454 Tổng cộng 43.725 20.169 22.193 1.363 37.899 12.307 37.078 28.611 8.467 2.438
Mục tiêu của các chương trình cho vay ủy thác do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý của NHCSXH Hưng Yên là giúp các hộ vay vốn ngày càng thoát nghèo, có thêm việc làm để tăng thu nhập, giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để đi học, nâng cao kiến thức, xây dựng cải tạo được nhiều công trình nước sạch và vệ sinh cho gia đình, xây dựng được nhiều nhà ở cho hộ nghèo. Với nguồn vốn ủy thác của NHCSXH tỉnh Hưng Yên, trong giai đoạn 2013 đến 2015, các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TN đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn và đã đạt được những kết quả đáng mừng về hiệu quả sử dụng vốn vay này. Được thể hiện qua bảng 4.20.
Qua bảng 4.20 ta có thể biết được rằng thông qua vốn ủy thác do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý cho các hộ vay vốn trong giai đoạn 2013 – 2015 có tác động mạnh mẽ đến việc xóa đói giảm nghèo. Cụ thể có tất cả hơn 43 nghìn hộ được cho vay vốn để giảm nghèo thì có tới hơn 46% hộ đã thoát được nghèo, vực dậy làm ăn kinh tế, kiếm thêm được nguồn thu để dành cho gia đình và có trên 50% hộ đã cải thiện được đời sống kinh tế nhưng vẫn trong diện chưa thoát nghèo được. Còn lại 1363 hộ đã nhận thức được và cách thức làm việc để trên đường cải thiện được đời sống cho chính bản thân hộ. Các hộ gia đình rất lạc quan cho rằng gia đình mình sẽ thoát nghèo nhờ việc sử dụng tiền vay cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó tỷ lệ số hộ được vay vốn uỷ thác thông qua Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên là những hộ có tỷ lệ thoát nghèo cao nhất, Hội nông dân có 49,86% số hộ nghèo vay vốn thoát nghèo, Đoàn Thanh niên số hộ thoát nghèo đạt 47,33% tổng số hộ nghèo vay vốn. Điều này cho thấy hai tổ chức chính trị - xã hội là Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được uỷ thác từ NHCSXH Chi nhánh Hưng Yên.
Ta có thể nhận thấy sự thay đổi của các hộ nghèo sau khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện do các hội, đoàn thể quản lý qua bảng 4.21. Theo kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều khả quan cho rằng vốn vay của NHCSXH có tác động đến sự thay đổi về thu nhập, trong đó khoảng 73,33% số hộ được hỏi cho rằng có sự thay đổi rõ ràng về tăng thu nhập sau khi vay vốn. Số hộ trả lời về tạo thêm công ăn việc làm và tạo ra cơ sở vật chất mới chiếm trên 81% số hộ được phỏng vấn. Điều này cho thấy vốn cho vay ưu đãi có tác động tích cực tới thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của hộ trong diện ưu đãi.
Bảng 4.21. Ý kiến trả lời của hộ vay vốn về sự thay đổi sau khi vay vốn do các tổ chức Chính trị - xã hội quản lý
Chỉ tiêu ĐVT Mức độ tăng
Tăng ít Tăng nhiều
Tăng thu nhập Số hộ 16 44
% 26,67 73,33 Tạo công ăn việc làm Số hộ 11 49
% 18,33 81,67 Tạo thêm cơ sở vật chất Số hộ 4 56
% 6,67 93,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Ngoài ra chương trình cho vay vốn ưu đãi qua 3 năm tạo điều kiện cho 12.307 HSSV được đi học và đã xây dựng được 2.438 nhà ở cho hộ nghèo. Bên cạnh đó chương trình còn có tác động đến nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cụ thể tỷ lệ sử dụng nước sạch trên tổng hộ dân ngày có xu hướng tăng lên, cùng với đó là tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh ngày càng tăng. Trong tổng số 37.078 công trình xây dựng về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có tới 28.611 công trình nước sạch được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân càng tăng cao và có 8.467 công trình vệ sinh được xây dựng nhằm đảm bảo vệ sinh cho hộ gia đình cũng như môi trường nông thôn.