Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy tháccho vay vốn của Ngân
Ngân hàng chính sách xã hội
2.1.5.1 Nhân tố khách quan
a. Chính sách, quy định của Nhà nước
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ- CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, qui định những đối tượng được vay vốn, điều kiện cho vay, qui trình thủ tục cho vay, mục đích sử dụng vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, xử lý rủi ro,...đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến hoạt động của NHCSXH nói chung và chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội nói riêng.
Điều kiện về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (giao thông, thông tin, ...) quyết định khả năng phát triển kinh tế chung của các địa phương, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của các hộ vay vốn. Người vay sử dụng vốn vay đầu tư sản xuất kinh doanh được hiệu quả là nhờ vào môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, môi trường xã hội ổn định.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế của các hộ, hầu hết hộ nghèo, đối tượng chính sách tại địa phương có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, họ vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp do đó khi gặp bất lợi về điều kiện tự nhiên việc sản xuất, kinh doanh sẽ không hiệu quả sẽ dẫn tới hiệu quả, thậm chí có thể gặp rủi ro mất khả năng trả nợ.
2.1.5.2. Nhân tố chủ quan
a. Nhóm nhân tố thuộc Ngân hàng CSXH
- Thứ nhất: Mô hình tổ chức bộ máy phải được thiết lập vừa đảm bảo gọn nhẹ nhưng phải phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó NHCSXH đã thực hiện kiện toàn hệ thống màng lưới từ tỉnh đến huyện đến các điểm giao dịch tại xã nhằm phục vụ kịp thời, hiệu quả cho người nghèo và đối tượng chính sách khác, đặc biệt chú trọng đến hoạt động của Tổ giao dịch lưu động và Điểm giao dịch xã, đây là một mô hình hoạt động rất phù hợp với phương thức cho vay ủy thác nó vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí cho người vay, vừa tăng cường được sự giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động của NHCSXH. Mô hình phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác.
- Thứ hai: Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Dựa vào quy trình cho vay ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu trong cho vay. Thông qua quy trình kiểm soát được việc thực hiện và kết quả thực hiện, đồng thời điều chỉnh quy trình cho phù hợp thực tiễn khi có thay đổi. Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước là đúng đắn, hợp lòng dân, nhưng quy trình, thủ tục cho vay không đơn giản, thuận tiện, không phù hợp thì sẽ mất đi hiệu quả cần đạt được trong mục tiêu đề ra.
Thứ ba: Trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSXH. Đối tượng phục vụ của NHCSXH là người nghèo, đối tượng chính sách, vì vậy cán bộ nhân viên ngân hàng phải luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trách nhiệm, phục vụ khách hàng tận tình, tâm huyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Đồng thời cán bộ nhân viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ tổ chức nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV và người vay, ngoài ra cần nghiên cứu kiến thức ngoại ngành để tư vấn giúp đỡ người vay sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật của NHCSXH cũng là một trong những yếu tố quan trọng để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra, do đó việc đầu tư nâng cấp như trụ sở làm việc khang trang, đầy đủ máy móc thiết bị, phương tiện làm việc đặc biệt là việc hiện đại hoá công nghệ tin học để hỗ trợ giải quyết, quản lý công việc nhanh và hiệu quả hơn, đưa ra nhiều sản phẩm mới tiện ích hơn hiệu quả hơn. Đặc thù của NHCSXH là số tiền vay nhỏ, lượng khách hàng lớn do vậy cần phải cải tiến quy trình, thủ tục giao dịch để giải quyết công việc nhanh, thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nhận ủy thác hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
b. Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác
- Thứ nhất: Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể được nhận ủy thác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ủy thác vay vốn của NHCSXH, bởi theo quy định, các tổ chức hội, đoàn thể được NHCSXH ủy thác thực hiện nhiều khâu quan trọng trong quy trình vay vốn của Ngân hàng. Do đó các tổ chức hội, đoàn thể được nhận ủy thác cần nắm vững các công đoạn được ủy thác trong quản lý vốn vay, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phân công cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới và hộ vay trong việc bình xét cho vay, tuyên truyền hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc thu nợ, thu lãi. Nếu không thực hiện nghiêm túc sẽ dẫn đến tình trạng bị thất thoát vốn vay, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy thác và hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi.
- Thứ hai: Trình độ và năng lực của của cán bộ được phân công quản lý, theo dõi nguồn vốn nhận ủy thác là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy thác: đảm bảo nguồn vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả và đảm bảo an toàn. Vì
vậy, cán bộ nhận ủy thác phải thường xuyên nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Nhà nước trong hoạt động của NHCSXH, tích cực tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ của NHCSXH liên quan đến quản lý vốn vay nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, bên nhận ủy thác cũng cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác ủy thác như hệ thống máy móc thiết bị, sổ sách theo dõi,...
- Thứ ba: Công tác phối kết hợp giữa các tổ chức nhận ủy thác với NHCSXH trong việc triển khai thực hiện các nội dung văn bản thoả thuận, hợp đồng ủy thác, uỷ nhiệm đã ký kết với NHCSXH là một trong những nội dung quan trọng, việc phối hợp thường xuyên với NHCSXH giúp cho các tổ chức hội, đoàn thể nắm rõ nhiệm vụ của mình, củng cố kiến thức chuyên môn, cập nhật kịp thời các chính sách tín dụng mới, nâng cao kỹ năng trong công tác quản lý, công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời việc phối hợp tốt với NHCSXH sẽ giải quyết được kịp thời các vấn đề tồn tại phát sinh tại cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay.
- Thứ tư: Hoạt động của các tổ TK&VV: Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH trong việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như: Phổ biến, tuyên truyền về chương trình tín dụng chính sách, tổ chức kết nạp người vay vào tổ TK&VV, bình xét cho vay, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến chất lượng dịch vụ ủy thác vay vốn của NHCSXH.
c. Nhóm nhân tố thuộc người vay vốn
- Thứ nhất: Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay, vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc
đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay.
- Thứ hai: Đạo đức của người vay cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSHX. Thông thường tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể chây ỳ không chịu trả nợ các khoản vay thông qua việc gian lận, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, không đúng phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, làm giảm chất lượng của dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
d. Nhóm nhân tố thuộc cơ quan quản lý và chính quyền các cấp
- Thứ nhất: Ban đại diện HĐQT các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH cụ thể: Thực hiện phân bổ chỉ tiêu nguồn vốn cho các đơn vị cấp dưới để tổ chức thực hiện cho vay; tham mưu HĐND- UBND về việc trích một phần từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách địa phương hằng năm chuyển cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn; chỉ đạo các Ban, ngành, phối hợp với tổ chức hội, đoàn thể tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông... gắn với tín dụng chính sách xã hội, hướng dẫn người vay cung cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả; chỉ đạo UBND cấp xã bố trí địa điểm cho NHCSXH đặt Điểm giao dịch tại xã, đồng thời có phương án bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng và nhân dân khi đến giao dịch tại xã. Chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác phối hợp tốt với NHCSXH trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác. Ngoài ra hàng năm ban đại diện HĐQT còn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của ban giảm nghèo các cấp trong việc triển khai tín dụng chính sách tại địa phương, nắm bắt các tồn tại, khó khăn, cũng như vướng mắc về cơ chế để từ đó có giải pháp chỉ đạo thực hiện cho phù hợp, đồng thời kiến nghị đối với cấp trên xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Từ các hoạt động trên của Ban đại diện HĐQT các cấp nếu thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác vay vốn của NHCSXH và ngược lại.
- Thứ hai: Chính quyền các cấp: Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hoạt động của
NHCSXH mang tính xã hội hóa cao, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, huyện, đối với UBND cấp xã, là cấp quản lý trực tiếp các hoạt động ủy thác cho vay như: Phê duyệt thành lập Tổ TK&VV; xác nhận danh sách hộ gia đình thuộc đối cho vay; tham gia các buổi họp giao ban với NHCSXH, phối hợp với NHCSXH, các tổ chức hội, đoàn thể kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, xử lý nợ rủi ro và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban giảm nghèo, Trưởng thôn trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Do đó UBND cấp xã có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn của NHCSXH.
Thực tiễn cũng cho thấy nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng dịch vụ tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ. Ngược lại nơi nào chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho NHCSXH, các tổ chức hội, đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn, nơi đó chất lượng tín dụng chính sách yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được bảo đảm.