Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 113 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy tháccho vay vốn của

4.4.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển dịch vụ cho vay ủy thác của NHCSXH qua các tổ chức chính trị xã hội trước hết phải đảm bảo tuân thủ theo Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 852/QD-TTg ngày 10/7/2012, cụ thể như sau:

- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược của ngành, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, 10 năm và hàng năm, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Tham mưu Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh xây dựng chương trình hành động, các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển của NHCSXH trên địa bàn tỉnh, thành phố. Gắn các mục tiêu trong chiến lược phát triển của NHCSXH với mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội của địa phương.

- Trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH tại địa phương, báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh, thành phố, thông qua Ban đại diện tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020.

- Phối hợp với Hội đoàn thể nhận ủy thác cho NHCSXH tại địa phương, tuyên truyền, phổ biến định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách và các mục tiêu đến năm 2020, để toàn dân được biết và tham gia sâu rộng, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa tín dụng chính sách, tăng cường sự giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của NHCSXH.

- Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, vì vậy cần tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả chính sách này.

- Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

- Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội được ban hành thống nhất và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện.

Mục tiêu tổng quát: Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Mục tiêu cụ thể

- 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.

- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

- Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hộ

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Ban đại diện HĐQT NHCSXH Việt Nam tỉnh Hưng Yên triển khai, kiểm tra, giám sát tốt việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách và phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh làm cầu nối gắn kết các chương trình tín dụng chính sách với các đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương tạo nên hiệu quả cao trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bảm đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt các mục tiêu đề ra như: Nguồn vốn tăng trưởng nhanh, đối tượng đầu tư được mở rộng đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo, hộ chính sách, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng tín dụng chính sách được duy trì tốt với tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 0,07% tổng dư nợ.

Đồng thời, NHXCSXH tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội để cho vay đúng đối tượng, tạo thuận lợi nhất cho các hộ nghèo, hộ chính sách vay vốn, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nghèo, đối tượng chính sách hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, quy định trong việc vay và sử dụng vốn tín dụng chính sách; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc cho vay từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và chính quyền các địa phương cần tích cực ủng hộ, giúp đỡ hệ thống NHCSXH tỉnh Hưng Yên hoạt động thuận lợi, hiệu quả để ngày càng có nhiều hơn hộ nghèo, hộ chính sách được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)