Tổ chức thực hiện uỷ tháccho vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 82 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dịch vụ ủy tháccho vay vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh

4.1.4. Tổ chức thực hiện uỷ tháccho vay vốn

4.1.4.1. Công tác tuyên truyền vận động

a. Thực hiện tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Bảng 4.1. Kết quả công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức hội, đoàn thể về tín dụng chính sách tại Hưng Yên

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)

14/13 15/14 BQ

- Hội nghị tuyên truyền tín dụng về chính sách

Hội

nghị 153 168 193 109,80 114,88 112,34 - Số người dân tham gia

hội nghị Người 6130 6892 7924 112,43 114,97 113,70 Nguồn: Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Những năm qua, nhận thức được vai trò cầu nối quan trọng của mình trong việc tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; các tổ chức hội, đoàn thể tại tỉnh Hưng Yên đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 có thể thấy trong 3 năm 2013 -2015 các tổ chức hội, đoàn thể tại tỉnh Hưng Yên đã tổ chức được hơn 500 hội nghị tuyên truyền với gần 21.000 người dân tham gia; bình quân 3 năm số hội nghị được tổ chức tăng

12,34%/năm và số người tham gia tăng 13,7%/năm. Điều này cho thấy chính quyền các địa phương cũng như các hội, đoàn thể nhận ủy thác rất quan tâm tới sự phát triển kinh tế cho các hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn.

b. Vận động thành lập tổ và tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

Thực hiện văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác giữa NH CSXH với các tổ chức CT-XH, ký văn bản thỏa thuận với các tổ chức CT-XH tại địa phương (như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) nhằm truyền tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng chính sách được nhanh chóng thuận lợi.

Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH, chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay vốn của NHCSXH Hưng Yên đã không ngừng đẩy mạnh công tác vận động thành lập và phổ biến nội dung hoạt động của các tổ TK&VV tới các cán bộ, hội viên, tổ viên của mình.

Qua Bảng 4.2 có thể thấy trong 3 năm gần đây NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã uỷ thác cho vay vốn tín dụng cho các tổ chức đoàn thể thông qua hơn 3500 tổ TK&VV, dịch vụ uỷ thác cho vay này đang càng trở nên mở rộng hơn thể hiện qua tốc độ gia tăng của các tổ TK&VV. Năm 2013 số tổ TK&VV nhận được uỷ thác là 3515 tổ thì đến năm 2015 con số này là 4007 tổ, bình quân 3 năm tăng 6,77%. Đây chính là thành quả của công tác phổ biến chính sách, vận động và hướng dẫn qui trình thành lập các tổ TK&VV của các tổ chức hội, đoàn thể tại Hưng Yên.

Trong đó Đoàn Thanh niên là tổ chức đoàn thể có tốc độ gia tăng số tổ TK&VV nhanh nhất, từ 398 tổ năm 2013 lên 583 tổ năm 2015, bình quân 3 năm tăng 21,03%.

Ngoài việc vân động thành lập các Tổ TK&VV các tổ chức hội và đoàn thể còn thường xuyên phổ biến, cung cấp tài liệu cho toàn thể tổ viên các tổ nhằm:

- Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.

Bảng 4.2. Tổng hợp các tổ Tiết kiệm và Vay vốn qua các năm của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

TT Tổ chức CT-XH

2013 2014 2015 So sánh (%) Số tổ Tỷ lệ (%) Số tổ Tỷ lệ (%) Số tổ Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ

1 Hội nông dân 1030 29,30 1105 29,87 1212 30,25 107,28 109,68 108,48

2 Hôi phụ nữ 1193 33,94 1358 36,71 1406 35,09 113,83 103,53 108,68

3 Hội CCB 694 19,74 750 20,28 806 20,11 108,07 107,47 107,77

4 Đoàn thanh niên 398 11,32 486 13,14 583 14,55 122,11 119,96 121,03

Tổng cộng 3515 100,00 3699 100,00 4007 100,00 105,23 108,33 106,77 Nguồn: Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

- Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH.

- Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV.

Mặt khác lãnh đạo các tổ chức hội, đoàn thể cũng thường xuyên vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch với NHCSXH. 4.1.4.2. Các hoạt động phối hợp giữa hai bên

Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác là bộ phận trung gian, cầu nối, nhưng làm việc trực tiếp với bên cho vay (NHCSXH) và bên vay (các hộ nghèo và đối tượng chính sách) nên việc phối hợp làm việc với NHCSXH là quan trọng và tất yếu, trong 3 năm 2013 – 2015 các tổ chức hội, đoàn thể các cấp đã có 640 cuộc họp với NHCSXH về việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động ủy thác từng giai đoạn, phân tích, đánh giá các khó khăn, vướng mắc, các mặt còn tồn tại và thống nhất các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Bảng 4.3. Các cuộc họp phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức hội, đoàn thể Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)

14/13 15/14 BQ

- Cuộc họp giữa NH và các

tổ chức hội, đoàn thể Cuộc 160 210 270 131,25 128,57 129,90 - Phối hợp làm việc xử lý nợ Cuộc 731 663 542 90,70 81,75 86,22 Nguồn: Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Mặt khác, công tác phối hợp xử lý các nợ quá hạn, nợ xấu cũng được hai bên thực hiện thường xuyên. Qua bảng 4.3 có thể thấy các cuộc phối hợp xử lý nợ qua các năm giảm xuống, bình quân 3 năm giảm gần 15%/năm, điều này phản ánh công tác đôn đốc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu đã có xu hướng giảm dần qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)