1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm
2.4.3. Các yếu tố về cơ chế, tổ chức hoạt động tham vấn của nhóm Hoa hƣớng
hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên
Nhận thức của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên và xã hội về vị trí, chức năng nhiệm vụ và tầm quan trọng của HĐTV còn chƣa đầy đủ và chính xác. Tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là một hoạt động mới nên nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên chƣa ý thức hết đƣợc tầm quan trọng của hoạt động tham vấn, chƣa tập trung thúc đẩy và phát triển hoạt động này. Các định hƣớng cho hoạt động chƣa rõ ràng, thiếu tính hệ thống. Cần thay đổi suy nghĩ của một số nhà quản lý, cán bộ và thành viên nhóm đang coi nhẹ hiệu quả của hoạt động này. Trong khi đó có một bộ phận cán bộ quản lý và thành viên nhóm lại kỳ vọng quá nhiều vào tham vấn, coi tham vấn là chìa khóa cho mọi vấn đề, mọi khó khăn sẽ đƣợc giải quyết. Nếu ngƣời quản lý biết điều chỉnh những điều đó nó sẽ giúp hoạt động tham vấn tốt hơn.
Do chƣa có các quy định cụ thể và thống nhất về việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động tham vấn nên tổ chức hoạt động của phòng tham vấn với quy mô còn bất cập, nhỏ lẻ, mang tính thử nghiệm. Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhóm, nhà tham vấn và thân chủ cũng không rõ ràng. Việc xác định mô hình tổ chức và yêu cầu về nhân sự cũng không đƣợc quy định. Chính vì vậy cả ngƣời tham vấn và đƣợc tham vấn cũng không đánh giá đƣợc việc mình làm là đúng hay sai nên dẫn tới thân chủ thiếu lòng tin vào hoạt động này, ngƣời tham vấn nhiều khi không biết trách nhiệm của mình.
Sự đầu tƣ về nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế: Các cán bộ tham vấn tại nhóm chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm không có lƣơng, có mƣời thành viên nòng cốt đƣợc trả trợ cấp theo chƣơng trình dự án nhƣng cũng sẽ chấm dứt chi trả vào cuối năm 2013. Khi nguồn này bị cắt hoạt động của nhóm sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sẽ thiếu cán bộ trực thƣờng xuyên vào các ngày làm việc. ( vì hiện nay các thành viên này chủ yếu trực vào ngày làm việc) cán bộ kiêm nhiệm chỉ hỗ trợ và trực 2 ngày/ tháng. Mặt khác các thành viên nòng cốt này cũng tham gia vào nhiều các hoạt động khác, là những ngƣời nhiễm HIV nên về trình độ cũng hạn chế, không đƣợc đào tạo bài bản mà chỉ đƣợc học qua các khóa tập huấn ngắn hạn và dựa trên kinh nghiệm
thực tế. Bệnh tật cũng khiến họ luôn đau ốm nên đây cũng là khó khăn cho nguồn nhân lực làm công tác tham vấn tại nhóm. Ngƣời đến tham vấn đƣợc miễn hoàn toàn chi phí nên không có nguồn thu để hoạt động.
Về cơ sở vật chất thì chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Phòng tham vấn vẫn phải sử dụng chung phòng, chƣa cách âm đƣợc nên rất ồn và có nhiều ngƣời qua lại trong khi đó yêu cầu của phòng tham vấn cần yên tĩnh, kín đáo để những phụ nữ nhiễm HIV đến chia sẻ. Ngoài ra, các công cụ sử dụng trong đánh giá, lƣu trữ hồ sơ thân chủ thì gần nhƣ không có. Đây chính là yếu tố tác động tiêu cực và ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn.
Ngoài sự hạn chế về yếu tố tài chính, cơ sở vật chất thì sự thiếu hụt về tài liệu, sách báo,thông tin quảng bá cho hoạt này cũng là một trong những yếu tố cản trở thân chủ tìm đến hoạt động tham vấn. Nhƣ phân tích ở phần trên, Có 61% ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng họ gần nhƣ không có chút thông tin nào về hoạt động tham vấn, chỉ biết là có HĐTV thế thôi chứ cụ thể thế nào không rõ. 32% trả lời có biết sơ sơ tức là chỉ biết có HĐTV ở đó, một số hình thức tham vấn đang triển khai, thời gian tƣ vấn, một số nội dung chính và chỉ có 6 % có hiểu biết tƣơng đối về dịch vụ họ có thể giải thích cơ bản cho ngƣời khác về tác dụng của tham vấn, một số hoạt động lớn đang triển khai,…Nguyên nhân của sự hạn chế này chính là việc tuyên truyền quảng bá, hoạt động tham vấn này còn ít đƣợc nhóm đề cập đến, truyền thông mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Ngay cả những thành viên nhóm còn chƣa hiểu rõ và biết hết các hình thức trong hoạt động tham vấn này. Sự phối kết hợp giữa hoạt động tham vấn của nhóm với các hoạt động khác và các đơn vị khác còn chƣa chặt chẽ, thiếu sự nhịp nhàng nên vẫn còn gặp nhiều lúng túng, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của hoạt động .
Xã hội vẫn chƣa công nhận tham vấn nhƣ một nghề chính thức (đặc biệt tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV) nên chƣa chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Chƣa có các cơ quan kiểm tra giám sát chất lƣợng hoạt động của các trung tâm tham vấn. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng hoạt động tham vấn nói chung và hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói riêng .
Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDSgiúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS giảm bớt cảm xúc tiêu cực: chán nản, buồn bã, muốn tự tử,...Tăng cƣờng sự lạc quan, phát triển niềm tin vào cuộc sống, tăng cƣờng hiểu biết về bản thân và nguồn lực giúp phụ nữ nhiễm HIV nâng cao sự tự tin, có khả năng đƣa ra những quyết định lành mạnh, thực hiện các quyết định một cách hiệu quả hay tăng cƣờng khả năng ứng phó với vấn đề liên quan tới HIV/AIDS. Để hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên đạt kết quả cao cần có sự nỗ lực của chính bản thân phụ nữ nhiễm HIV, sự nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực hoạt động của đội ngũ nhà tham vấn cũng nhƣ sự đầu tƣ, quan tâm của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên, trung tâm Dạy nghề 20-10 phụ nữ tỉnh Thái nguyên và toàn xã hội. Nhƣ vậy, hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ở Thái Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung mới thực sự trở thành hoạt động thiết thực góp phần xoa dịu nỗi đau và giảm bớt khó khăn mà phụ nữ nhiễm HIV phải gánh chịu, giúp cho cuộc sống của họ ngày một tốt đẹp hơn.