1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV
1.1.5. Các khái niệm có liên quan
* Khái niệm Tư vấn
Theo Trần Tuấn Lộ (2006) “Tư vấn tâm lý là tư vấn giúp thân chủ (TC) hiểu biết chính bản thân TC, tâm lý của một người khác hoặc tâm lý của xã hội. Giúp TC xác định được thái độ, hành động đúng đắn và cần thiết với ai đó, đối với 1 nhóm người nào đó , đối với xã hội hoặc đối với bản thân mình. Thậm chí giúp TC
biết cách rèn luyện, sửa chữa, hoàn thiện nhân cách của mình, kể cả việc điều trị tâm bệnh của mình." [13, tr.86]
Tƣ vấn có thể đƣợc xem là mối quan hệ mà ở đó ngƣời chuyên gia đƣa ra sự trợ giúp cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giả quyết vấn đề khó khăn (A.M Douherty, 1990)
Tƣ vấn trong tiếng anh là consultation đƣợc xem nhƣ quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định. Tƣ vấn trong tiếng Việt đƣợc định nghĩa nhƣ là sự phát biểu ý kiến về những vấn đề đƣợc hỏi đến, nhƣng không có quyền quyết định. Hoạt động này diễn ra dƣới dạng hỏi – đáp.
* Khái niệm tâm lý trị liệu
Theo Ngô Gia Hy (2005): ”Tâm lý trị liệu là điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng các phương pháp tâm lý. Trong liệu pháp tâm lý, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Mục đích của quá trình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của người bệnh" [11, Tr.784]
* Khái niệm Tham vấn tâm lý
Theo Trần Thị Minh Đức (2011): Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lí muốn được giúp đỡ). Thông qua các kĩ năng trao đối vả chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghệ nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. [6, Tr.43]
* Khái niệm Giáo dục
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày: Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh
Định nghĩa trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhƣng không thấy nói đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
*Khái niệm Công tác xã hội
Theo Từ điển bách khoa ngành CTXH_1995: Công tác xã hội (CTXH ) là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và nền an sinh xã hội cho người dân trong xã hội.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5). CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
Giáo trình nhập môn công tác xã hội trƣờng đại học Lao Động - Xã Hội:
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. [16, Tr.13]