Một số lý thuyết ứng dụng cơ bản trong tham vấn cho phụ nữ nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 42 - 47)

1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV

1.2. Một số lý thuyết ứng dụng cơ bản trong tham vấn cho phụ nữ nhiễm

HIV/AIDS.

1.2.1. Thuyết thân chủ trọng tâm

Trong tham vấn chuyên nghiệp có rất nhiều lý thuyết đƣợc sử dụng nhƣng thân chủ trọng tâm đƣợc đánh giá là phƣơng pháp tƣơng đối hiệu quả theo trƣờng phái nhân văn do nhà tâm lý học Carl Roger (1987 – 1902) sáng lập. Ông tin rằng bản chất con ngƣời là thiện với những khuynh hƣớng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hóa nếu đặt trong môi trƣờng thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ. Carl

Rogers giả thiết rằng mỗi ngƣời đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hƣớng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình. Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch. Mục đích của ngƣời nhân viên CTXH khi thực hành lý thuyết thân chủ trọng tâm trong tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ (nguyên nhân nhiễm bệnh, hoàn cảnh,...) mà là hỗ trợ họ tháo bỏ những rào cản trong môi trƣờng xã hội, giúp họ hiểu đƣợc chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt đƣợc trạng thái cân bằng.

Trong trƣờng hợp tham vấn cho phụ nữ HIV/AIDS nhà tham vấn cần tạo ra bầu không khí an toàn và tin tƣởng giúp ngƣời nhiễm HIV tự nhận thức đƣợc bản thân, hoàn cảnh, vấn đề bệnh tật của mình cũng nhƣ tiềm năng của mình để thích nghi và đối phó với bệnh tật đồng thời tồn tại và phát triển. Lý thuyết này nhấn mạnh yếu tố nhân văn nhƣ: tình yêu, tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự quyết của con ngƣời. Khi ở trong tình huống khó khăn nhƣ nhiễm HIV con ngƣời thƣờng bị mặc cảm, tự ti và trở nên lệ thuộc. Nhà tham vấn cần giúp thân chủ nhìn nhận và chấp nhận thực tiễn của mình, khám phá những điểm mạnh của cá nhân cũng nhƣ những kinh nghiệm và mọi nguồn lực có thể. Điều này sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn trong vƣợt qua bệnh tật và sự kỳ thị của xã hội. Đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ nhƣ : Chị A có năng khiếu về văn nghệ giới thiệu chị A tham gia vào đội văn nghệ tuyên truyền phòng chống HIV. Chị B biết dệt mành cọ cho chị B tham gia vào nhóm dệt mành cọ và hƣớng dẫn chị em khác làm để cải thiện kinh tế,...

Theo C. Rogers, công cụ để tạo sự thay đổi ở thân chủ đó là: sự thành thực, sự thấu hiểu và chấp nhận vô điều kiện của nhà tham vấn đối với thân chủ nói chung và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói riêng. Chấp nhận phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhƣ những ngƣời khác, họ không may bị mắc bệnh và họ có quyền đƣợc tôn trọng. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ NTV và thân chủ trong quá trình can thiệp. Ông cho rằng sự thành công của quá trình tham vấn là phụ thuộc vào tính chất của mối quan hệ đƣợc thiết lập giữa NTV và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS với

- Sự chân thành và sẵn sàng giúp đỡ từ phía nhà tham vấn. - Nhà tham vấn thực sự muốn tham gia vào sự can thiệp.

- Nhà tham vấn cần có cái nhìn tích cực đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. - Nhà tham vấn phải hiểu thấu đáo cảm xúc, suy nghĩ, cách nhìn vấn đề của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

- Sự tƣơng tác với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS mang tính thấu hiểu và tự tôn trọng, không kỳ thị, phân biệt.

Với mối quan hệ nhƣ trên, NTV có thể giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS:

- Trải nghiệm và hiểu đƣợc những tác nhân vô thức đang đè nén: cảm xúc bực tức, mặc cảm, tội lỗi.

- Tăng cƣờng sự tự tin và tự chủ hơn.

- Trở nên thành thực và hành động tích cực hơn: Chấp nhận hoàn cảnh và tìm cách khắc phục khó khăn để sống có ích.

- Cởi mở và sẵn sàng chia sẻ.

- Hiểu ngƣời khác và chấp nhận ngƣời khác. - Học cách đƣơng đầu với vấn đề trong cuộc sống.

Một điểm cần lƣu ý là ngay cả những nhà tham vấn kinh nghiệm nhất, trong một số trƣờng hợp đặc biệt là khi thân chủ là phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS bị suy sụp tinh thần thƣờng hay cho lời khuyên mà không tìm cách khơi gợi để thân chủ tìm ra giải pháp phù hợp. Do vậy trong phƣơng pháp tiếp cận thân chủ trọng tâm, tham vấn viên cần thƣờng xuyên theo dõi chính mình để điều chỉnh các ứng xử của mình cho phù hợp. Nhà tham vấn là ngƣời thắp đèn cho thân chủ tự đi chứ không phải đi thay.

Phƣơng pháp tiếp cận thân chủ trọng tâm giúp NTV nhìn nhận đƣợc vai trò của mối quan hệ giữa NTV và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS một cách đầy đủ. Từ đó, đƣa ra một số kỹ thuật để phát triển mối quan hệ có tính rất nhân văn trong tham vấn. Đồng thời, cách tiếp cận này đƣợc áp dụng để đƣa mọi ngƣời sát lại gần nhau và có thể ứng dụng với nhiều TC khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận trị liệu đã coi nhẹ những chi tiết quá khứ của TC và chƣa đƣa ra đƣợc nhiều lý luận về phát triển nhân cách cũng nhƣ giải thích đƣợc những vấn đề về hành vi hay cảm xúc đƣợc xuất hiện nhƣ thế nào.

1.2.2. Thuyết Nhận thức hành vi

Quan điểm của thuyết này cho rằng cách con ngƣời nhìn nhận thế giới xung quanh sẽ chi phối hành vi của họ. Do vậy muốn thay đổi hành vi cần thay đổi nhận thức. Một trong những học giả của trƣờng phái này đó là Abert Ellis (1960) với cách can thiệp đối với niềm tin phi lý khi ông cho rằng cá nhân có xu hƣớng đƣa ra những niềm tin, suy nghĩ không hợp lý dẫn đến họ có những hành vi không phù hợp vì vậy để tạo ra hành vi mong muốn cần giúp họ tháo bỏ những niềm tin phi lý này. Đây là một căn cứ khoa học rất phù hợp để áp dụng vào can thiệp tham vấn thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS họ thƣờng có suy nghĩ không tích cực về bản thân, hay môi trƣờng xung quanh. Từ đó, khiến họ mặc cảm tự ti, không giám giao lƣu, hoạt động lao động và hòa nhập xã hội. Việc áp dụng thuyết nhận thức hành vi vào can thiệp thay đổi những suy nghĩ không tích cự về bản thân hay ngƣời khác sẽ giúp họ cải thiện quan hệ xã hội cũng nhƣ tạo động lực cho cuộc cuộc sống của họ.

Thuyết nhận thức hành vi lập luận luận rằng: Chính tƣ duy quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích quyết đinh phản ứng. Sở dĩ có những hành vi không phù hợp là vì có những suy nghĩ không phù hợp. Nhƣ vậy, để thay đổi hành vi lệch chuẩn cần thay đổi chính suy nghĩ không thích nghi:

Ví dụ:

Trong đó : S ( Subject): Tác nhân kích thích C (Cognitive): Nhận thức S C R B Thân chủ A nhiễm HIV Chết Tự Tử Không còn hy vọng Thân chủ B bị nhiễm HIV Nhiều ngƣời vẫn sống tốt Tiếp tục cố gắng Sống bình thƣờng

R (reflexion ): Phản ứng của con ngƣời B (behavior): Kết quả hành vi

Theo sơ đồ trên, Nhƣ ta đã thấy thân chủ A và thân chủ B cùng có 1 tác nhân kích thích giống nhau nhƣng A Thì suy nghĩ bị HIV là hết hy vọng và chỉ có chết nên dẫn tới hành động tự tử, còn B thì nghĩ nhiều ngƣời HIV vẫn sống tốt nên cần phải sống và phản ứng của B là tiếp tục cố gắng sống. Vì thế có thể nói trong nhiều trƣờng hợp tác nhân kích thích S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Thay vào đó, chính nhận thức (C) về tác nhân kích thích và nhận thức (B) về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng (R) của con ngƣời.

Theo quan điểm của một số nhà thuyết gia nhận thức. Các vấn đề nhân cách và hành vi con ngƣời đƣợc tạo ra bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tƣơng tác với môi trƣờng bên ngoài. Con ngƣời nhận thức lầm, gán nhãn nhầm gây nên niềm tin, suy nghĩ tiêu cực. Vì thế, sử dụng thuyết nhận thức hành vi trong HĐTV cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS để giúp cho họ thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức tiêu cực. Từ đó có những nhận thức đúng đắn và hành vi tích cực hơn nhƣ: từ bỏ ý định tự tử, trả thù đời,... hay nói cách khác, con ngƣời có thể học hỏi để tập trung nghĩ về nâng cao cái tôi, điều đó sẽ sản sinh ra các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.

Nhƣ vậy, nhận thức hành vi là trƣờng phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm xúc của con ngƣời đƣợc tạo ra không phải bởi môi trƣờng mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Áp dụng lý thuyết nhận thức - hành vi vào quá trình tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhằm hƣớng đến sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của nhóm phụ nữ này. Vì việc tác động vào quá trình nhận thức vấn đề sẽ góp phần tích cực trong việc hỗ trợ nhóm đối tƣợng có hành vi phù hợp hơn. Tuy nhiên, trƣờng phái hành vi với các lý thuyết của nó coi trọng một cách cực đoan yếu tố môi trƣờng kích thích, yếu tố học tập hay thói quen mà coi nhẹ vai trò chủ thể của đối tƣợng. Quan niệm này sẽ đánh mất đi sự chủ động của con ngƣời trong các tình huống cuộc sống, ngƣợc lại với quan điểm nhân văn trong giúp đỡ con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)