Sự hiểu biết của nhà tham vấn về quan điểm mấu chốt trong tham vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 76 - 79)

Mục đích của tham vấn Tỷ lệ % Không Đ Đưưaarraahhưướớnnggggiiảảiiqquuyyếếttvvấấnnđđềềcchhoonnggưườờiiđđưượợcctthhaammvvấấnn 26.7 73.3 N Nggưườờiiđđưưaarraallờờiikkhhuuyyêênncchhoođđốốiittưượợnngg 33.3 66.7 C Cuunnggccấấpptthhôônnggttiinn,, 93.3 6.7 G Giiớớiitthhiiệệuuttớớiinnhhữữnnggnnơơiiccầầnnccóóssựựttrrợợggiiúúpp 76.7 23.3 G Giiảảiittooảảccảảmmxxúúccttiiêêuuccựựccccủủaatthhâânncchhủủ 100

Cùng trao đổi để đối tƣợng tự qquuyyếếttđđịịnnhhcchhoovvấấnnđđềềccủủaammììnnhh 83.3 16.7

Từ bảng thống kê trên cho thấy 100% cán bộ làm công tác tham vấn đều nắm đƣợc quan điểm mấu chốt của hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV là giải tỏa cảm xúc tiêu cực, 83.3% cán bộ chọn giải pháp trao đổi, phân tích cách giải quyết để đối tƣợng tự quyết định cho vấn đề của mình, 93.3% cán bộ đƣợc hỏi cung cấp thông tin cho thân chủ nhằm giúp thân chủ nâng cao hiểu biết và tăng cƣờng khả năng tự giải quyết vấn đề. 33.3% cán bộ đƣa ra lời khuyên cho đối tƣợng, 76.7% ngƣời giới thiệu đối tƣợng đến các nơi có thể giúp đỡ và 26.7% ngƣời đƣa ra hƣớng giải quyết vấn đề cho thân chủ.

Dựa trên những kết quả này có thể thấy về cơ bản đội ngũ tham vấn tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên đã nắm đƣợc các quan điểm cơ bản và mấu chốt của tham vấn. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, quan sát và dựa trên một số băng ghi âm các cuộc tham vấn của nhóm cán bộ thì tác giả thấy đôi khi sự hiểu biết trên lý thuyết không tƣơng đồng với việc làm thực tế. Đó là trong quá trình tham vấn họ thƣờng đƣa ra lời khuyên trực tiếp, dạy bảo thân chủ, áp đặt quan điểm, phê phán thân chủ nhƣ ( chị nên thế này, không nên làm nhƣ vậy, chị nhƣ vậy là không

đƣợc,...) thậm chí họ còn đƣa ra các phán đoán, suy luận tức thời vấn đề của thân chủ (tôi chắc rằng anh ấy cƣ xử với chị nhƣ thế là do…, có phải là chị đã…) hay có những cán bộ chất vấn hỏi dồn dập để khai thác thông tin, tuyên truyền, trấn an thân chủ, bảo cho thân chủ cách giải quyết vấn đề một cách rất vội vã.( tại sao chị lại làm vậy? điều gì khiến chị ngĩ thế, tôi nghĩ là để giải quyết vấn đề nhanh nhất chị nên...) Trong khi về lý thuyết họ biết rằng không đƣợc làm nhƣ vậy.

Từ những mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành có thể thấy rằng có khá nhiều nhà tham vấn, mặc dù đã đƣợc học và hiểu rõ bản chất của tham vấn nhƣng họ vẫn hành động giống nhƣ một một ngƣời giáo dục, một cố vấn hay ngƣời bề trên của thân chủ. Đó cũng là một hạn chế của đội ngũ NTV bởi lẽ ở nƣớc ta hiện nay tham vấn chƣa đƣợc coi là một nghề, chƣa có những quy định về pháp lý và chƣa có chuẩn mực đạo đức để NTV làm thƣớc đo trong quá trình thực hiện. Mặc dù chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhƣng cán bộ tham vấn vấn tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên hoạt động bằng nhiệt tình, bằng kinh nghiệm và sự yêu thích công việc này. Đã có tới 97% cán bộ trả lời họ rất yêu thích và tƣơng đối yêu thích công việc này.

Với số lƣợng gần 500 phụ nữ nhiễm HIV tham gia tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên. Chƣa kể thành viên của nhóm Hoa Huệ, Vì ngày mai tƣơi sáng và Gió ngàn cũng đến tham gia tham vấn mà mới chỉ có 30 cán bộ tham vấn mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, (có 10 ngƣời là thành viên nòng cốt) chia ra làm hai điểm thì trung bình mỗi ngày chỉ có 1 cán bộ/điểm (mỗi cán bộ tham gia 2 ngày/tháng – còn lại thành viên nòng cốt tham gia 5 ngày/tháng). Hoạt động tham vấn chủ yếu diễn ra trong buổi sáng vì thế nhiều khi số lƣợng cán bộ không đáp ứng đủ nhu cầu của thân chủ, nhiều khi gọi điện trƣớc vài lần mới đặt đƣợc lịch vì cán bộ tham vấn thì chỉ có 1 mà ngƣời muốn đƣợc tham vấn thì có nhiều. Chị N.L nhóm HHD chia sẻ “Nhiều khi gọi điện đặt lịch mấy lần mới được vì cán bộ tham vấn luôn luôn bận, mình cũng không dám gọi nhiều”. Chị M cán bộ quản lý nhóm cũng có những chia sẻ về việc hạn chế số lƣợng cán bộ nhƣ sau: “Vẫn biết là ít cán bộ thì sẽ vất vả và nhiều khi

không đáp ứng hết yêu cầu của chị em nhưng nhiều lúc muốn tăng số lượng cán bộ thì lại không có kinh phí để chi trả, nhiều cán bộ kiêm nhiệm như mình tham gia tham vấn nhóm cũng vì nhiệm vụ cơ quan chứ không được hưởng thêm lương”.

Đội ngũ cán bộ tham vấn trẻ độ tuổi giao động từ 25 - 40, kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm là chủ yếu, đến từ nhiều nghành nghề khác nhau nên có rất nhiều thuận lợi nhƣ: Họ đang trong độ tuổi học tập và có khả năng tiếp thu cái mới, cống hiến cho công việc, đến từ nhiều nghành khác nhau giúp cho các cán bộ tham vấn có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau các kiến thức từ nhiều nghành khoa học. Nhƣng điều đó cũng tạo nên một số khó khăn sau: NTV trẻ nên kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống chƣa nhiều, dễ thiếu thấu đáo trong xử lý tình huống, đến từ nhiều nghành khác nhau nên quan điểm và con ngƣời cũng khác nhau dễ nảy sinh bất đồng quan điểm hay thống nhất trong nguyên tắc tham vấn. Do việc hành nghề tham vấn ở Việt Nam chủ yếu là phát triển tự phát, nên các quy chuẩn đạo đức và pháp lý trong tham vấn với tƣ cách là một nghề chƣa đƣợc xây dựng. Phần lớn các cán bộ tham vấn khi hành nghề không nắm đƣợc các nguyên tắc đạo đức của nghề. Những sai phạm trong tham vấn và hiệu quả tham vấn kém chủ yếu là do nhiều nhà tham vấn không biết hệ thống các nguyên tắc đạo đức để định lƣợng hành vi của mình. Mặt khác họ cũng chƣa đƣợc trang bị sâu, rộng kiến thức về con ngƣời và tâm lý con ngƣời.

2.3.3. Đánh giá về mức độ hài lòng với hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên nhiễm HIV/AIDS tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên

Mức độ hài lòng của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS (Thân chủ) với hoạt động tham vấn tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên. Một khi thân chủ cảm thấy hài lòng với hoạt động tham vấn, họ sẽ ủng hộ và gắn bó hơn với hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 76 - 79)