Các loại hình tham vấn và mức độ sử dụng tham vấn của phụ nữ nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 65 - 69)

HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Stt Hình thức tham vấn Mức độ (Tỷ lệ %) ĐTB ĐLC Nhiều lần Một vài lần Một lần Chƣa bao giờ

1 Tham vấn qua điện thoại 18 50 14 18 2,65 0,989

2 Tham vấn qua Internet 5 11 2 82 1,36 0,835

3 Tham vấn qua đài 1 4 95 1,07 0,355

4 Tham vấn qua thƣ báo 1 2 3 94 1,10 0,438

5 Tham vấn cá nhân trực

tiếp tại trung tâm 11 56 14 19 2,47 0,937

6 Tham vấn nhóm 35 53 8 4 3,19 0,720

7 Tham vấn gia đình 11 14 12 63 1,68 1,043

Trong xã hội hiện nay hoạt động tham vấn diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ: Tham vấn trực tiếp tại trung tâm, tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn qua điện thoại, tham vấn nhóm, tham vấn qua đài, báo hay thông qua Internet,… Dữ liệu thu đƣợc từ khảo sát cho thấy số ngƣời tìm đến hình thức tham vấn qua điện thoại là tƣơng đối cao (ĐTB = 2,65 trong đó 18% tìm đến hình thức này nhiều lần, 50% tìm đến vài lần). Theo thông tin thu đƣợc thì các chị cho biết đây là loại hình khá dễ dàng tiếp cận, chỉ cần ở nhà cũng có thể giải quyết đƣợc vấn đề, nhiều ngƣời cảm thấy dễ chia sẻ hơn khi không phải đối mặt trực tiếp với NTV. Chị T.N nói: " Tôi thấy đây là hình thức tham vấn rất dễ tiếp cận, chỉ cần biết số điện thoại của nơi tư vấn là chúng

tôi có thể ở nhà gọi điện đến gặp NTV để yêu cầu trợ giúp, nhiều người ngại không dám tìm đến gặp NTV thì cũng có thể giải quyết vấn đề mà không phải giáp mặt. Tôi thấy như thế là thuận lợi và tôi cũng thích hình thức tham vấn này". Ngoài nhóm ngƣời đã sử dụng hình thức TV qua điện thoại thì số không tìm đến hình thức này cũng có những giải thích nhƣ sau: không sử dụng hình thức này vì không biết gọi cho ai và thông tin về HĐTV rất hạn chế. Chị Trần Thị K thành viên nhóm HHD Đại từ cho biết “Nhiều lúc bế tắc, muốn tìm người hiểu biết để hỏi nhưng quả thực không biết gọi ai, mình cũng không có điện thoại nên cũng đành chịu. Các chị em khác cũng vậy, gọi điện chẳng có tiền, người có tiền thì cũng không biết đâu mà gọi đành chờ khi nào sinh hoạt thì hỏi các chị ấy thôi”. Điều kiện kinh tế khó khăn, không có phƣơng tiện liên lạc, sự truyền thông hạn chế cũng là một trong những yếu tố làm cản trở sự tiếp cận của phụ nữ nhiễm HIV đến hoạt động tham vấn.

Đối với hình thức tham vấn qua Internet thì chỉ có 18% số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đã từng đƣợc tham vấn qua hình thức này. Số phụ nữ này tập trung chủ yếu ở nhóm phụ nữ thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên, những phụ nữ đƣợc tham gia cộng tác cho các chƣơng trình dự án. “Có rất ít chị em tham gia hình thức tham vấn này, có rất nhiều lý do như: không biết dùng máy vi tính, không được tiếp xúc với Internet, không có điều kiện dùng và cũng không biết đến loại tham vấn này. Chúng em may mắn hơn mọi người khi được tham gia hình thức này là do chúng em được tham gia làm cộng tác viên cho một số dự án phi chính phủ, được tập huấn và có điều kiện để làm quen với vi tính” đó là chia sẻ của chị Kim.T thành viên nòng cốt của HHD Đại Từ. 82% còn lại chƣa bao giờ đƣợc sử dụng, biết đến hình thức này và ngay cả đến nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên cũng chƣa cung cấp hình thức tham vấn qua Internet này. Cũng tƣơng tự vậy hình thức tham vấn qua đài, qua báo cũng có rất ít ngƣời tham gia (Tham vấn qua đài 5%, tham vấn qua báo 6%) và hầu nhƣ những hình thức tham vấn này không mang lại hiệu quả, tiếp cận lại khó khăn hơn nên hầu nhƣ chị em không quan tâm đến. Chị Ngọc. H thành viên nhóm chia sẻ “ Đối với chúng tôi mà nói việc tham vấn qua internet, báo, đài là một cái gì đó xa vời và không nghĩ tới. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ nói chuyên riêng của mình với 1 người xa lạ, gửi báo đài thì họ còn nhiều việc chắc gì họ đã đọc đến thư của mình, mà cũng

chẳng biết đâu mà hỏi, có hỏi thì khoảng thời gian chờ đợi kiến người ta cảm thấy bị lãng quên và không giải quyết được ngay vấn đề của mình, vừa phức tạp, vừa mất thời gian nên chúng tôi cũng không muốn tham gia”.

Hình thức tham vấn cá nhân trực tiếp cũng đƣợc khá nhiều chị em lựa chọn, số liệu thống kê cũng cho thấy số phụ nữ thƣờng xuyên sử dụng hình thức tham vấn này ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,49) đã có khoảng 67% chị em đã sử dụng nhiều hơn một lần hình thức này. Nhìn chung chị em khá hài lòng về hình thức này vì họ biết đƣợc ngƣời hỗ trợ mình là ai, vấn đề hỏi sẽ đƣợc giải đáp ngay lập tức, có sự trao đổi rõ ràng từ hai phía nên tạo ra cả m giác yên tâm, thoải mái hơn rất nhiều. “Tham vấn cá nhân tại nhóm là một hình thức tham vấn thuận tiện vì chúng em có thể chủ động lựa chọn NTV vì mỗi tuần đều có bảng thông báo lịch trực của cán bộ dán khu bản tin của nhóm, các vấn đề thắc mắc được lý giải và hỗ trợ luôn, thông tin được đảm bảo” (Chị Trần Thị B 24 tuổi, làm nội trợ, có chồng là lái xe, nghiện ma túy, có con nhỏ bị nhiễm HIV không đƣợc đến trƣờng).

Tham vấn nhóm là hình thức đƣợc chị em đánh giá cao và ƣa thích, bởi nó không những là sân chơi giúp chị em chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức tình cảm mà nó còn là nơi giúp chị em đƣợc giao lƣu, học hỏi, thể hiện bản thân. Thông qua các buổi tham vấn chung của nhóm theo từng chủ đề cụ thể chị em có thể giải quyết đƣợc vấn đề của mình. 97% chị em đƣợc hỏi đã trả lời họ đã từng tham gia hình thức tham vấn này. Vì đây là hình thức tham vấn rất dễ tiếp cận, tâm lý nói chung của mọi ngƣời là thích thuận tiện, nhiều ngƣời ngại đến gặp NTV một mình vì sợ cho rằng mình không bình thƣờng nhƣng khi tham vấn nhóm họ cảm thấy nhẹ nhàng nhƣ buổi sinh hoạt, giao lƣu nhóm. Những câu hỏi đƣa ra nhận đƣợc nhiều ý kiến chia sẻ, động viên của các thành viên khác. Đối với nhiều ngƣời khó khăn trong diễn đạt hay ngại biểu lộ vấn đề vẫn đƣợc giải quyết vì cũng có những thành viên khác có những khó khăn hay vấn đề tƣơng tự. Chị Tâm A 34 tuổi, buôn bán hoa quả có chồng và con nhiễm HIV chia sẻ: “ Tham vấn nhóm là hoạt động em thường xuyên tham gia, em thấy hoạt động này thật là bổ ích vì vấn đề của các

thành viên sẽ được nhà tham vấn và các thành viên khác hỗ trợ, nhiều người ngại hỏi về vấn đề của mình khi tham vấn nhóm vấn đề vẫn được giải đáp vì có những thành viên khác cũng gặp phải vấn đề như thế, NTV luôn khuyến khích mọi người nêu vấn đề như là một sự chia sẻ nên mọi người cũng thấy điều đó nhẹ nhõm hơn rất nhiều không còn là vấn đề trầm trọng mà phải mắc cỡ, ngại ngùng nữa.” Số còn lại chƣa tham gia hoạt động tham vấn nhóm này có giải thích những lý do nhƣ sau: Do công việc bận rộn nên chƣa tham gia đƣợc, do mới tham gia vào nhóm nên chƣa tham gia hình thức này, nhà xa nên không đến tham gia,…tuy không đến tham gia nhƣng họ vẫn hỏi các thành viên khác về nội dung các chuyên đề tham vấn mà họ quan tâm.

Tham vấn gia đình là hình thức tham vấn mới tập trung phát triển trong vài năm trở lại đây. Theo khảo sát số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đƣợc hỏi tham gia vào hình thức này ở mức thấp (ĐTB=1,68). Theo nhƣ thông tin NTV khai thác đƣợc lý do các thành viên không lựa chọn hình thức tham vấn này là do tâm lý ngƣời Việt cho rằng vấn đề của gia đình nên đóng cửa tự giải quyết không nên “vạch áo cho ngƣời xem lƣng”. Các cặp vợ chồng nhiễm HIV/AIDS hầu nhƣ đều có những mâu thuẫn nhất định: họ hận đối phƣơng đã lây bệnh cho mình, mặc cảm vì làm khổ vợ con, không muốn chung sống với ngƣời kia nữa, anh em, bố mẹ sợ ở cùng sẽ lây bệnh từ ngƣời nhiễm, hắt hủi,…Từ những mâu thuẫn đó các thành viên trong gia đình ít khi ngồi lại với nhau, không dám đối mặt với ngƣời thân vì thấy có lỗi, thấy xấu hổ. “Mình và ông xã ít khi ngồi lại với nhau, nhiều khi cảm thấy khó khăn bế tắc mình thường chia sẻ với NTV, các cán bộ hay chị em trong nhóm. Bố mẹ hay anh chị em mình cũng vậy, họ không hiểu rõ về HIV nên nhiều khi cũng không giúp được gì”.(Chị T.T.H 31 tuổi, có chồng là công nhân khai thác vàng, nghiện ma túy và nhiễm HIV)

Mỗi hình thức tham vấn đều có những thuận lợi và khó khăn riêng biệt với từng nhóm đối tƣợng khác nhau. Nhƣng có thể dễ dàng nhận thấy hai hình thức mà nhóm phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên lựa chọn và sử dụng nhiều nhất đó là : Tham vấn cá nhân (trực tiếp tại trung tâm) và tham vấn

nhóm. Hai hình thức này có ƣu điểm các thành viên đều dễ dàng tiếp cận, vấn đề đƣợc tập trung giải quyết và gần nhƣ có hƣớng đi ngay, không mất quá nhiều thời gian, thủ tục đơn giản.Nhóm phụ nữ nhiễm HIV khi tìm đến với các hình thức tham vấn luôn có những mong muốn nhƣ cung cấp kiến thức về HIV, chăm sóc sức khỏe, đƣợc chia sẻ thấu hiểu họ tìm đến với dịch vụ tham vấn với những yêu cầu đơn giản nhƣ: có thể là một buổi nói chuyện để giải tỏa tâm lý, cuộc gặp gỡ trao đổi về một vấn đề mà cả 2 phía quan tâm, nói chuyện chuyên đề hay bàn luận về vấn đề mà họ đang quan tâm. Từ đó có thể đánh giá rằng việc lựa chọn hình thức tham vấn phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn của thân chủ khi tới gặp nhà tham vấn.

Sau khi đi nghiên cứu các loại hình dịch vụ mà nhóm phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên đã, đang sử dụng. Tác giả đã tiếp tục đi tìm hiểu các loại hình mà nhóm đang cung cấp cho nhóm phụ nữ này và mức độ sử dụng các loại hình đó để thấy đƣợc họ tham gia vào các loại hình đó nhƣ thế nào? Với số liệu thu đƣợc từ phiếu khảo và phỏng vấn thêm một số thành viên của nhóm đã thu đƣợc các thông tin nhƣ sau: 100% ngƣời đƣợc hỏi đều khẳng định rằng nhóm hiện nay đang cung cấp bốn hình thức tham vấn đó là tham vấn qua điện thoại, tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm và tham vấn gia đình. Điều này chứng tỏ các hình thức tham vấn mà nhóm triển khai đều đƣợc phổ biến tới các thành viên, họ đã nắm đƣợc và có thể tiếp cận khi cần tham vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 65 - 69)