Các yếu tố chủ quan từ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 88)

1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm

2.4.1. Các yếu tố chủ quan từ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS bao gồm các hình thức tham vấn khác nhau của nhà tham vấn nhằm giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS hiểu,chấp nhận hoàn cảnh từ đó thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi để sống tích cực, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân, những ngƣời xung quanh và tăng cƣờng khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Cách thức này khác hẳn với việc họ nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ, lời khuyên của ngƣời thân, bố mẹ chỉ mang tính chất giải thích hay giáo huấn rằng: “Vì sao lại thế này? phải làm nhƣ thế này? nên làm thế kia?". Ngoài ra trong quá trình tham vấn phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có thể đƣa ra những thắc mắc, câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhƣ đời sống tình cảm, sức khỏe, con cái,... những vấn đề mà họ không thể chia sẻ với ngƣời thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có rất nhiều yếu tố tác động và các suy nghĩ khác

nhau tác động, cản trở khiến những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không dám, ngại tìm đến với hoạt động tham vấn. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên thấy nổi lên một số nguyên nhân sau:

Bảng 2.12. Các yếu tố cản trở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại TừThái Nguyên tìm đến hoạt động tham vấn Nguyên tìm đến hoạt động tham vấn

Các yếu tố cản trở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tìm đến hoạt động tham vấn Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Nhiều thƣờng Bình Một chút Hoàn toàn không

Thiếu tự tin để tìm tới hoạt

động tham vấn 47 47 6 3,41 0,605

Ít thông tin quảng bá về hoạt

động tham vấn 61 32 5 1 3,53 0,658

Không có thói quen tham gia

hoạt động tham vấn 53 40 5 2 3,44 0,686

Sợ dƣ luận xã hội cho là không

bình thƣờng 51 41 8 3,43 0,640

Không hiểu về hiệu quả của

tham vấn 27 45 25 3 2,96 0,803

Không tin vào trình độ chuyên

môn của nhà tham vấn 23 51 21 5 2,92 0,800

Phí tham vấn cao 32 47 19 2 3,09 0,767

Khó tiếp cận hoạt động tham vấn 36 56 7 1 3,25 0,642

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thiếu tự tin để tìm đến hoạt động tham vấn, do đặc điểm tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV luôn luôn cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhiều ngƣời luôn lảng tránh, không thừa nhận khó khăn và tình trạng nhiễm bệnh của mình nên họ không đủ tự tin để tìm đến hoạt động tham vấn. Số liệu trên cho thấy, có 100% số ngƣời đƣợc hỏi đã khẳng định họ thiếu tự tin khi tìm đến hoạt động tham vấn (trong đó 47% trả lời họ cảm thấy thiếu tự tin nhiều, 47%

trả lời bình thƣờng và 6% trả lời có 1 chút thiếu tự tin). Chị N nhóm HHD chia sẻ: Tâm lý của nhiều chị em là ngại tìm đến hoạt động tham vấn bởi vì nhiều khi bản thân cứ nghĩ mình mắc căn bệnh này thật đáng xấu hổ, không còn mặt mũi nào mà gặp ai và rất sợ phải chia sẻ với người lạ vấn đề của mình”.

Do đặc điểm xã hội và quan niệm sống của ngƣời Việt Nam là khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì có thể tìm sự trợ giúp từ gia đình, ngƣời thân và bạn bè nên những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS này không có thói quen tham gia hoạt động tham vấn. Thậm chí có những ngƣời còn không để ý tới sự tồn tại của hoạt động tham vấn. Sự khép kín trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp với ngƣời lạ cũng nhƣ ngại ngùng trong việc giãi bày với ngƣời khác khiến hoạt động tham vấn trở nên khó khăn. Có tới 53% số phụ nữ đã trả lời họ không có thói quen tham gia hoạt động tham vấn nhiều, thậm chí biết rất ít về hoạt động này. Chị H nói: “Khi gặp khó khăn tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ tìm đến hoạt động tham vấn, bởi lẽ tâm lý đẹp đẽ khoe ra xấu xa đậy lại nên tôi cũng không muốn chia sẻ với người lạ vấn đề của mình, biết họ có giúp được không hay lại mất tiền, mất thời gian mà không mang lại lợi ích gì?”. 40% ngƣời đƣợc hỏi trả lời không có thói quen tham gia hoạt động tham vấn ở mức độ bình thƣờng, 5% có một chút không quen và chỉ có 2% là họ cảm thấy hoàn toàn không có điều này. Đối với nhóm có câu trả lời đã có thói quen tham gia hoạt động tham vấn, sau khi hỏi một trong số họ đã nhận đƣợc câu trả lời nhƣ sau: “Tôi là một trong những người thường xuyên tham gia hoạt động tham vấn của nhóm, thú thực ban đầu cũng ngại nhưng bây giờ quen rồi vả lại tôi chỉ đặt lịch làm việc với một vài nhà tham vấn thường làm việc nên mọi việc rất suôn sẻ, hai bên hiểu nhau và hợ tác rất thoải mái.”

Một lý do khác cũng đƣợc khá nhiều chị em đƣa ra khi đƣợc hỏi lý do nào cản trở việc tìm đến hoạt động tham vấn là không hiểu về hiệu quả tham vấn. Nhiều ngƣời khi tìm đến với hoạt động tham vấn thƣờng rất lo lắng không biết NTV có giúp ích đƣợc mình hay không? vấn đề mình chia sẻ có bị lộ ra ngoài hay không? Mình chia sẻ vấn đề này ngƣời thân của mình có bị ảnh hƣởng gì không?.. Chính vì

họ biết quá ít về dịch vụ tham vấn nên dẫn đến việc hiểu sai, hiểu không chính xác về hiệu quả của tham vấn.

Đây cũng là vấn đề e ngại và do dự của khá nhiều chị em. Có 97% chị em đƣợc hỏi khẳng định họ không hiểu về hiệu quả của tham vấn (trong đó 27% không hiểu nhiều những ngƣời này họ có rất ít thông tin về hoạt động và dịch vụ tham vấn, 45% ở mức độ bình thƣờng tức là có biết những thông tin cơ bản về hoạt động tham vấn và 25% một chút không hiểu) chỉ có 3% không có băn khoăn khi đƣợc hỏi về hiệu quả của tham vấn. Chị Q “ Đến bây giờ thì cũng chẳng có ai xác thực hiệu quả của tham vấn với bản thân cả, vì nhiều người đến trung tâm tham vấn xong về vẫn thế chẳng thay đổi gì? Có người thì bảo cảm thấy thoải mái hơn chút nhưng nếu khi có chuyện buồn bực tôi chia sẻ với bạn bè được họ động viên an ủi tôi cũng thấy đỡ hơn. Nên thực tình mà nói tôi không rõ tham vấn có hiệu quả hơn không nhưng sau lần này có thể vì tò mò tôi sẽ thử.”

Sợ dƣ luận xã hội cũng là một lý do cản trở chị em tiếp cận hoạt động tham vấn. Nhiều phụ nữ không dám tìm đến phòng tham vấn do e ngại cách nhìn nhận chƣa đúng của những ngƣời khác khi họ đến phòng tham vấn. Đến đó họ sợ bị ngƣời khác ngĩ là “thần kinh”, “có vấn đề” hay là “cái gì ghê gớm lắm”. 100% phụ nữ đến phòng tham vấn đều sợ bị dƣ luận xã hội đánh giá. Trong đó 51% cảm thấy sợ rất nhiều, 41% cảm thấy sợ mức độ bình thƣờng, 8% cảm thấy có một chút sợ. Chị H chia sẻ: “Nhiều khi đến phòng tham vấn mình cũng phải dè chừng, vì một lần trên đường đến đó gặp một chị quen đi từ phía cơ quan ra, chị ấy nhìn mình chằm chằm như thể mình đang làm gì đó rất lạ và từ đấy trở đi gặp lại chị ấy cũng hay nhìn mình với ánh mắt xoi xét khiến mình không thoải mái.”

Hiện nay tham vấn vẫn chƣa đƣợc coi là một nghề nên ngƣời làm tham vấn chƣa có những quy chuẩn đạo đức nhất định, chƣa có cơ quan nào đứng ra giám sát chất lƣợng của hoạt động này. Nên trƣớc nhu cầu tham vấn ngày một tăng cao, các trung tâm tham vấn mở ra một cách ồ ạt, không có sự kiểm soát. Vì thế, ngoài các NTV có chuyên môn, trình độ và đạo đức thì cũng có không ít ngƣời trục lợi, thiếu chuyên môn, đạo đức nên dẫn đến việc các thân chủ không thể phân biệt nơi nào là

thật, nơi nào là giả. Sự thiếu tin tƣởng về chuyên môn và đạo dức của NTV đã cản trở rất nhiều tới việc tìm tới hoạt động tham vấn của họ. 95% ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ thiếu sự tin tƣởng vào NTV tuy nhiên mức độ nhiều ít khác nhau.

Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên chỉ mới bắt đầu xuất hiện, với quy mô còn nhỏ lẻ và mang tính chất thử nghiệm. Các thông tin tuyên truyền quảng bá về dịch vụ này còn rất hạn chế. Chƣa đƣợc thông báo rộng rãi, hầu nhƣ chỉ có các thành viên tham gia nhóm và một số thành viên những nhóm tự lực trên địa bàn biết đến. Có đến 99% trả lời có rất ít thông tin quảng bá về hoạt động này. Vì thế, nhiều ngƣời đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ở các khu vực xa trung tâm, các huyện khó khăn không biết đến sự tồn tại của hoạt động tham vấn này. Những ngƣời biết đến thì không có điều kiện tiếp cận do điều kiện đƣờng xá xa xôi, không có kinh phí di chuyển, gọi điện,… nên cũng không thể tiếp cận hoạt động tham vấn. Mặt khác, do cở sở vật chất còn thiếu thốn nên các phòng tham vấn chủ yếu bố trí chung với các phòng ban chuyên môn khác (mƣợn phòng dạy học) hoặc nơi có nhiều ngƣời qua lại nên việc đảm bảo tính riêng tƣ có phần hạn chế. Đó cũng là lý do phụ nữ nhiễm HIV/AIDS cảm thấy khó tiếp cận hoạt động này. Có 99% phụ nữ đƣợc khảo sát trả lời họ cảm thấy khó tiếp cận hoạt động tham vấn này ( trong đó 36% ở mức độ nhiều, 56% ở mức độ bình thƣờng và 7% cảm thấy khó khăn một chút). Chị M chia sẻ: “ Nhiều khi cũng muốn đến phòng tham vấn lắm. Nhưng quả thật nhiều chị em ở xa không có phương tiện đi lại, không có nhiều thời gian mà tham vấn qua điện thoại thì không có tiền nên việc tiếp cận dịch vụ rất khó khăn, thậm chí là không thể.”

Nhƣ đã phân tích ở trên có rất nhiều yếu tố cản trở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tìm đến hoạt động tham vấn. Chính vì vậy, Ngƣời làm công tác tham vấn, ngƣời quản lý hoạt động tham vấn cần phải nắm đƣợc đâu là yếu tố tích cực, đâu là yếu tố cản trở để có những điều chỉnh phù hợp nhằm phát huy vai trò và tác dụng của hoạt động tham vấn giúp cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có thể tiếp cận hoạt động một cách dễ dàng hơn.

2.4.2. Các yếu tố từ Nhà tham vấn tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên

Nói đến đội ngũ nhà tham vấn cho hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên hiện nay thì vấn đề đầu tiên và cơ bản cần lƣu tâm đó là số lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn. Với số lƣợng hơn 500 thành viên sinh hoạt tại 2 nhóm HHD Đại từ và HHD Thái nguyên, chƣa kể thành viên của một số nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng trên địa bàn cũng đến tham gia tham vấn mà số cán bộ làm công tác tham vấn chỉ có 30 ngƣời là quá ít. Hơn nữa, số cán bộ này hầu hết là làm công tác kiêm nhiệm chỉ dành thời gian làm tham vấn đƣợc khoảng 2 ngày/tháng, chia đều cho 2 điểm tính ra thì mỗi ngày chỉ có 1 cán bộ/điểm.Vì thế, nhiều khi số lƣợng nhà tham vấn thì ít mà ngƣời muốn đƣợc tham vấn thì có nhiều nên không đáp ứng đủ nhu cầu của thân chủ.

NTV chủ yếu là những ngƣời trẻ độ tuổi giao động từ 25 - 40, kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm là chủ yếu, đến từ nhiều nghành nghề khác nhau nên kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống chƣa nhiều, dễ thiếu thấu đáo trong xử lý tình huống. Đến từ nhiều ngành khác nhau nên quan điểm và con ngƣời cũng khác nhau, dễ nảy sinh bất đồng quan điểm hay thống nhất trong nguyên tắc tham vấn. Do việc hành nghề tham vấn ở Việt Nam chủ yếu là phát triển tự phát, nên các quy chuẩn đạo đức và pháp lý trong tham vấn với tƣ cách là một nghề chƣa đƣợc xây dựng. Phần lớn các cán bộ tham vấn khi hành nghề không nắm đƣợc các nguyên tắc đạo đức của nghề. Những sai phạm trong tham vấn và hiệu quả tham vấn kém chủ yếu là do nhiều nhà tham vấn không biết hệ thống các nguyên tắc đạo đức để định lƣợng hành vi của mình. Mặt khác họ cũng chƣa đƣợc trang bị sâu, rộng kiến thức về con ngƣời và tâm lý con ngƣời.

Hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực của nhà tham vấn: Trên cả nƣớc hiện chƣa có cơ sở đào tạo NTV cho phụ nữ nhiễm HIV. Trong các cơ sở đào tạo về tâm lý mới chỉ có môn học tham vấn. Đa số cán bộ làm tham vấn chỉ qua các khóa đào tạo ngắn hạn từ 1-3 tháng do các chƣơng trình dự án hay các tổ chức

phi chính phủ đào tạo. Sau đó qua quá trình làm việc, vừa làm vừa học hỏi lẫn nhau, trau dồi và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ những ngƣời học tâm lý, CTXH mới làm công tác tham vấn. Đội ngũ làm công tác tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại các trung tâm đa phần là cán bộ kiêm nhiệm, vừa làm chuyên môn, vừa tham vấn nhƣ: Bác sĩ kiêm NTV, cán bộ dự án kiêm NTV, cán bộ quản lý kiêm NTV,… Họ đƣợc đào tạo các ngành khác nhƣ y, dƣợc, luật, sƣ phạm, hay những ngành gần nhƣ xã hội học, giáo dục đặc biệt, tâm lý giáo dục, … Trƣớc khi vào tham vấn chính thức cho phụ nữ nhiễm HIV, họ chỉ cần học một số khóa học cơ bản về khai thác thông tin, tiếp cận đối tƣợng và có hiểu biết đôi chút về tâm lý là họ đã có thể hành nghề, thậm chí còn tuyển cả ngƣời chƣa tốt nghiệp đại học. Chính vì vậy, khi làm việc với thân chủ họ đƣa ra cho thân chủ lời khuyên dựa trên sự nhìn nhận vấn đề của mình, đôi khi mang tính áp đặt. Khiến cho thân chủ bị lệ thuộc, trong khi nhà tham vấn không chịu trách nhiệm về lời khuyên của mình. Chị L.T chia sẻ : “Nhiều khi đến tham vấn, chúng tôi còn thấy khó chịu hơn vì vừa mất thời gian mà lại không giải quyết được vấn đề, nhiều cán bộ tham vấn sau khi nghe vấn đề nói tùm lum một đống giải pháp, chị nên thế này, nên thế kia đến khi tôi hỏi khuyên tôi nên chọn giải pháp nào thì lại trả lời đấy là quyền của tôi. Họ chẳng chịu trách nhiệm thay tôi được. Điều đó khiến tôi thấy bối rối và mệt mỏi hơn rất nhiều.”. Tham vấn tại nhóm HHD hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ nói chuyện, chia sẻ, dạy thân chủ một số kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng giải tỏa căng thẳng,…

Hoạt động tham vấn là hoạt động yêu cầu rất cao về yếu tố con ngƣời. Ngƣời tham vấn cần có sự nhạy cảm nhƣng nếu không có sự đào tạo bài bản về chuyên môn thì khi làm việc sẽ không dựa trên khoa học mà chỉ dựa trên cảm tính, lúc này hoạt động tham vấn sẽ mang tính giúp đỡ thông thƣờng. Vì thế, trong quá trình tham vấn các NTV cần thảo luận, giám sát lẫn nhau để cùng rút kinh nghiệm. Có thể khẳng định việc nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, năng lực là điều kiện và yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một nhà tham vấn.

2.4.3. Các yếu tố về cơ chế, tổ chức hoạt động tham vấn của nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên

Nhận thức của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên và xã hội về vị trí, chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 88)