.Khái niệm HIV/AIDS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 26)

* Khái niệm HIV: là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. ( Khoản 1, điều 2, Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS)

* Khái niệm AIDS: AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thƣ và có thể dẫn đến tử vong. ( Khoản 2, điều 2, Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS)

* Các giai đoạn phát triển của HIV: Quá trình nhiễm HIV tiến triển qua bốn giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm HIV (Nhiễm trùng cấp tính) - Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh)

- Giai đoạn 3: Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng (giai đoạn cận AIDS) - Giai đoạn 4: Giai đoạn AIDS

* Phương thức lây truyền HIV

Dựa vào phƣơng thức lây truyền ngƣời ta xác định có ba con đƣờng lây truyền cơ bản là lây truyền qua đƣờng máu, đƣờng tình dục không an toàn và từ mẹ sang con.

* Các con đường không làm lây truyền HIV

HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thƣờng với ngƣời nhiễm HIV nhƣ: Ăn chung mâm, bàn, uống chung cốc,..; HIV không lây khi ôm hôn xã giao, bắt tay, dùng chung nhà tắm, chung xe cộ, bể bơi, chung phòng làm việc…Muỗi, côn trùng đốt, súc vật cắn không làm lây truyền HIV.

* Các biện pháp phòng tránh

- Phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đƣờng tình dục: Chung thủy với một bạn tình duy nhất, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Phòng lây nhiễm qua con đƣờng máu: Thực hiện truyền máu an toàn, không tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của ngƣời bệnh.

1.1.3.2. Những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là nhóm nữ giới đã trƣởng thành hoặc đƣợc cho là đã trƣởng thành về mặt xã hội có nhiễm vius HIV.

Những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS bao gồm :

* Khó khăn về tình cảm: Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những khó khăn về tâm lý, cảm xúc, tình cảm, ... tất cả những khó khăn đó đƣợc biểu hiện thông qua những thay đổi tâm lý đặc trƣng của phụ nữ nhiễm HIV nhƣ : Phủ nhận, tức giận, mặc cảm, lo lắng, sợ hãi, tự kỳ thị, cảm xúc tiêu cực,... Những khó khăn về tình cảm có tác động rất lớn tới cuộc sống của phụ nữ nhiễm HIV bởi lẽ tinh thần là yếu tố then chốt trong quá trình chữa trị, những ngƣời có tinh thần tốt cộng với chế độ điều trị đúng đắn và luyện tập sức khỏe thì họ hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh tới 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Nhƣng nếu yếu tố tinh thần, tình cảm không tốt nhiều ngƣời đã tìm đến cái chết hay chết chỉ sau vài tháng mà nguyên nhân chủ yếu không phải do nhiễm HIV mà do tinh thần quá hoảng loạn.

* Khó khăn về quan hệ xã hội: phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thƣờng xuyên gặp phải sự dè bỉu, trì triết của gia đình nhà chồng, thậm chí có trƣờng hợp bị nhà chồng xua đuổi, nhiều chị bị cách ly với con cái và các thành viên khác trong gia đình. Hơn nữa, các khó khăn trong quan hệ xã hội đối với phụ nữ nhiễm HIV không chỉ dừng lại ở việc bản thân các chị gặp khó khăn mà ngay cả ngƣời thân và con cái các chị cũng bị ảnh hƣởng rất lớn. Nhiều gia đình có ngƣời thân bị nhiễm HIV bị xóm làng cô lập, hạn chế tiếp xúc, con cái họ khó khăn trong quan hệ bạn bè, trong học tập không đƣợc đến trƣờng, đi thăm khám y tế thì tuyến nọ đẩy tuyến kia,….

* Sự kì thị: là một khó khăn nổi bật mà hầu nhƣ phụ nữ nhiễm HIV nào cũng gặp phải. Nếu nhƣ HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của ngƣời nhiễm HIV. Kỳ thị đƣợc biểu hiện ở nhiều trạng thái hành vi và các địa điểm khác nhau:

- Tại cơ sở y tế: Kỳ thị đƣợc biểu hiện nhƣ: từ chối khám và điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV. Nếu không thì cũng miễn cƣỡng khi tiếp xúc với ngƣời nhiễm HIV, chậm phục vụ, trì hoãn, đùn đẩy, cho xuất viện sớm hoặc đẩy tuyến đến các cơ sở y tế khác.

- Tại gia đình có phụ nữ nhiễm HIV thƣờng gặp các hành vi kỳ thị nhƣ:Miễn cƣỡng giao tiếp, gây quan hệ căng thẳng, từ chối, lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng, không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình, hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, ngƣời thân họ hàng thậm chí bắt ở nơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà.

- Tại cộng đồng phụ nữ nhiễm HIV thƣờng gặp các hành vi kỳ thị nhƣ: Xua đuổi ngƣời nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng, bị hạn chế đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng, không đến nhà của những phụ nữ nhiễm HIV hoặc ngƣời có liên quan đến HIV/AIDS, tẩy chay không mua hàng của phụ nữ nhiễm HIV hoặc của gia đình họ, không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ,...

- Tại nơi làm việc: Xa lánh ngại tiếp xúc, cho nghỉ ốm, nghỉ việc khi ngƣời lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động, thuyết phục hoặc bắt buộc phụ nữ nhiễm HIV xin nghỉ việc, thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV, cắt giảm quyền lợi BHYT, BHXH.

* Khó khăn về sức khỏe: Nhƣ chúng ta đã biết ngƣời nhiễm HIV do cơ chế của virus khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật nên họ thƣờng xuyên mắc các bệnh truyền nhiễm nhƣ: Lao, cảm cúm, viêm gan B, nhiễm trùng, nấm, tiêu chảy,… Hầu nhƣ, 100% phụ nữ nhiễm HIV đều có gặp những khó khăn về sức khỏe liên quan đến bệnh tật.

* Khó khăn về kinh tế: Khi sức khỏe giảm sút họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhƣ việc làm và kinh tế. không có sức khỏe họ không thể làm việc nên không có thu nhập, mặt khác chi phí cho khám chữa bệnh và ăn uống lại tăng cao. Điều này đẩy họ vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

* Khó khăn liên quan tới việc làm: Những phụ nữ nhiễm HIV luôn gặp phải những khó khăn liên quan tới việc làm nhƣ: bị kỳ thị xa lánh tại nơi làm việc, bị thuyết phục hoặc bắt buộc thôi việc, không đƣợc tuyển dụng, không tìm đƣợc công việc phù hợp,…

* Các khó khăn về tiếp cận dịch vụ: Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thƣờng xuyên gặp phải các khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ nhƣ y tế, giáo dục, việc làm,… những khó khăn này đƣợc biểu hiện nhƣ: đi thăm khám thì thƣờng bị đẩy tuyến, nếu có đƣợc thăm khám cũng nhận đƣợc những dịch vụ rất hời hợt, qua loa. Con cái họ hặp khó khăn khi xin đi học, thƣờng xuyên nhận dƣợc sự e ngại của nhà trƣờng và phản đối của phụ huynh. Công việc hiện tại thì không đủ sức khỏe làm nếu có chuyển sang những chỗ khác thì cũng bị từ chối hay có những yêu cầu khiến họ không thể đáp ứng, bị phân biệt khi sử dụng các dịch vụ xã hội,…

* Khó khăn liên quan tới chăm sóc, giáo dục con cái: Cũng giống nhƣ bao phụ nữ khác những phụ nữ nhiễm HIV cũng có chức năng làm mẹ, họ cũng phải nuôi dƣỡng chăm sóc và giáo dục con cái. Với ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng công việc này đã khó nhƣng với phụ nữ nhiễm HIV công việc này còn khó khăn hơn nhiều. Những khó khăn ở đây cũng xuất phát từ căn bệnh này. Nhiều đứa trẻ cảm thấy đau khổ suy sụp, khi biết cha mẹ mình nhiễm HIV, hình tƣợng ngƣời mẹ vĩ đại sụp đổ. Chúng thất vọng về cha mẹ, nhiều khi các chị không dám đối mặt với con thậm chí nhiều đứa trẻ phản kháng bằng cách cãi lại, không nghe lời dạy bảo. Các chị luôn phải nỗ lực để bù đắp tinh thần cho con cái. Ngoài việc giáo dục đạo đức các chị cũng luôn phải nghiên cứu cách chăm sóc con cái sao cho chúng không bị lây nhiễm từ cha mẹ. Những đứa trẻ đã bị lây nhiễm thì làm sao cân đối chế độ ăn uống, thuốc thang để đảm bảo sức khỏe. Mọi chuyện tƣởng chừng nhƣ rất đơn giản nhƣng nó yêu cầu và đòi hỏi các chị phải học hỏi và nâng cao kỹ năng thƣờng xuyên để tránh những chuyện đáng tiếc có thể sảy ra.

Con cái của những phụ nữ nhiễm HIV luôn gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè do tâm lý luôn lo lắng sợ bạn bè biết tình trạng bệnh tật của mẹ, sợ bạn bè chê cƣời, xa lánh,... điều đó đã gây nên tâm lý tự ti, mặc cảm khiến trẻ sống thiếu tự tin và khép mình. Con cái của những phụ nữ nhiễm HIV luôn gặp những khó khăn trong học tập nhƣ: Bắt ngồi riêng bàn học, các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập, không có bạn chơi cùng, bị phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em đƣợc tiếp tục đi học hay nhà trƣờng tạo lý do để cho thôi học.

Trên đây là tất cả những cảm xúc, những khó khăn mà phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp phải trong cuộc sống của họ. Biết đƣợc những đặc điểm tâm lý, những khó khăn mà phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp phải giúp cho nhà tham vấn có thể đƣa ra sự trợ giúp đúng đắn và kịp thời để hỗ trợ thân chủ vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống.

1.1.4. Khái niệm hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

1.1.4.1. Khái niệm hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Từ những phân tích ở trên, rút ra khái niệm hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhƣ sau:

Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là quá trình trợ giúp giữa nhà tham vấn và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhằm giúp họ hiểu và chấp nhận hoàn cảnh từ đó thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi để sống tích cực, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân ,những người xung quanh và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.”

* Đặc điểm của hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là một quá trình.

Chủ thể của tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là nhà tham vấn (Ngƣời có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn).

Khách thể là những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS (Ngƣời có vấn đề về cảm xúc, thái độ, hành vi cần đƣợc giúp đỡ).

* Mục đích của tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Mục đích của tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không phải là giúp họ có lời khuyên về giải pháp cho việc ngăn ngừa, chữa trị HIV/AIDS mà là giúp họ tăng cƣờng hiểu biết về bản thân, về HIV/AIDS, về môi trƣờng xung quanh từ đó thay đổi cảm xúc, thái độ hành vi tiêu cực. TV giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ nâng cao sự tự tin, tăng cƣờng khả năng giao tiếp, khả năng phân tích vấn đề, đƣa ra giải pháp hợp lý và thực hiện giải pháp một cách có hiệu quả. Hiểu một cách ngắn gọn tham vấn hƣớng

tới giúp thân chủ nhận biết đƣợc suy nghĩ, cảm xúc và hành vi từ đó có khả năng đƣa ra quyết định và thực hiện giải pháp làm nền tảng cho việc nâng cao chức năng xã hội của cá nhân và gia đình.

Tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhằm giúp họ giảm bớt cảm xúc tiêu cực : chán nản, buồn bã, muốn tự tử,...

Tăng cƣờng sự lạc quan, phát triển niềm tin vào cuộc sống ở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Tăng cƣờng hiểu biết về bản thân và nguồn lực của họ. Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có thể nhận ra những khả năng của mình nhƣ: họ có nghề may, có năng khiếu về văn nghệ,...đấy chính là những nguồn lực mà họ chƣa nhận thấy ở bản thân mình.

Nâng cao sự tự tin, có khả năng đƣa ra những quyết định lành mạnh, thực hiện các quyết định một cách hiệu quả nhƣ: ra quyết định đi xét nghiệm, quyết định sử dụng các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm...

Tăng cƣờng khả năng ứng phó với vấn đề liên quan tới HIV/AIDS: ứng phó với sự kỳ thị, ứng phó với những cảm xúc tiêu cực để hoà nhập với cộng đồng.

Giúp cá nhân nhận thức đƣợc những hành vi có nguy cơ cao gây lây nhiễm để bảo vệ mình và ngƣời xung quanh.

Giúp ngƣời thân hiểu, đồng cảm và chia sẻ, trợ giúp ngƣời nhiễm HIV/AIDS trong sinh hoạt, lao động, học tập và ra quyết định liên quan tới cuộc sống của họ.

* Các hình thức tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS:

Trong thực tế có rất nhiều hình thức tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu của vấn đề này xin đƣa ra một số căn cứ để phân loại các hình thức tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhƣ sau:

Căn cứ vào đối tƣợng tham vấn đƣợc chia thành 3 loại: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm.

Tham vấn cá nhân: Đối tƣợng tham vấn là một cá nhân phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, qua tham vấn, nhà tham vấn giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tháo gỡ đƣợc những vƣớng mắc đang gặp phải nhƣ tâm lý lo sợ, chán nản, muốn tự tử, mặc cảm hay những vấn đề liên quan đến sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV,…

Tham vấn gia đình: Là hình thức mà đối tƣợng làm việc của nhà tham vấn là các thành viên trong gia đình của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những vấn đề trong gia đình nhƣ việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nhiễm, hỗ trợ con cái tiếp cận giáo dục, y tế, phòng tránh lây nhiễm,.... vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề nhƣ thế nào, nguyên nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết.

Tham vấn nhóm: Là hình thức mà đối tƣợng tham vấn là những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS cùng tập hợp lại để thông qua tham vấn đạt đƣợc mục đích nào đó (vd: tham vấn cho nhóm đồng đẳng - những ngƣời bị nhiễm HIV).

Căn cứ vào hình thức tham vấn có thể chia thành 2 loại: tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp

Hình thức tham vấn trực tiếp: phụ nữ nhiễm HIV/AIDS và nhà tham vấn đối thoại với nhau một cách trực tiếp, nhà tham vấn dùng các kĩ năng của mình giúp thân chủ hiểu, nhìn nhận lại vấn đề và tình trạng nhiễm HIV/AIDS một cách tích cực hơn, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, khơi dậy những tiềm năng của thân chủ, để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình .

Tham vấn trực tiếp có nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tham vấn trực tiếp qua điện thoại, tham vấn trực tuyến qua Internet nhƣng hiệu quả nhất vấn là tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn.

Ƣu điểm của hình thức này thì nhà tham vấn và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có sự trao đổi và giao lƣu thông tin hai chiều, các kĩ năng tham vấn đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả nhƣ giao tiếp cơ thể, không lời, kỹ thuật lắng nghe tích cực, quan sát,...

Hạn chế của tham vấn trực tiếp: nhiều ngƣời cảm thấy khó khăn khi phải chia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)