Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 47 - 52)

1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tình hình HIV/AIDS tại Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km). Diện tích tự nhiên 3.562,82 km², với dân số 1,15 triệu ngƣời. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Số học sinh, sinh viên đến học tập tại Thái Nguyên là khá lớn. Bên cạnh đó, Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều điểm khai thác khoáng sản, kim loại quý, dẫn đến có nhiều lao động di biến động, có nguy cơ sử dụng ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS.

Thái Nguyên hiện là một trong 10 tỉnh, thành phố có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đứng đầu trong cả nƣớc, tỷ lệ hiện nhiễm của tỉnh là 565 trƣờng hợp/100.000 dân. 9/9 huyện/thị/thành với 178/180 xã/ phƣờng phát hiện có ngƣời nhiễm HIV. Tính đến ngày 30/9/2014, số ngƣời nhiễm HIV đƣợc quản lý là 8 số ngƣời nhiễm HIV đƣợc quản lý là 7.368 trƣờng hợp, đã tử vong do AIDS 1.916 trƣờng hợp. Hiện tại còn 5.452 ngƣời đang sống chung với HIV ở cộng đồng trong tỉnh, ngoài tỉnh và trong các cơ sở giáo dƣỡng nhân phẩm, trong đó có 3.698 ngƣời đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Ngƣời nhiễm chủ yếu ở lứa tuổi 20 - 40 (chiếm 80,2%) và nguyên nhân chủ yếu do tiêm chích ma tuý (chiếm gần 60%). (Nguồn: baothainguyen.org.vn)

Những năm gần đây, tình hình dịch HIV ở Thái Nguyên có xu hƣớng giảm rõ rệt nhƣng chƣa đảm bảo tính bền vững bởi chƣa thể kiểm soát hết đƣợc tệ nạn ma tuý, mại dâm, sự giao lƣu, biến động của ngƣời dân giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh. Theo số liệu của ngành Công an, ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 ngƣời sử dụng ma tuý trong đó 95% là nghiện chích ma túy, mặc dù đã đƣợc các ngành, các cấp quản lý giáo dục nhƣng tỷ lệ tái nghiện và không hoàn lƣơng rất cao. Là tỉnh đang phát triển nên sự giao lƣu rất đa dạng, số

ngƣời di biến động lớn, đây là những điều kiện thuận lợi cho dịch HIV lan tràn nếu ngƣời dân lơ là, không thực hiện phòng lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

Nhiều năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS đã nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, sở Y tế, sự phối hợp của các cấp, ngành, sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức thực hiện. Các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở đƣợc thực hiện thƣờng

xuyên. Ngành Y tế Thái Nguyên đã đã triển khai hoạt động chăm sóc điều trị cho

bệnh nhân HIV/AIDS tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện. Trên địa bàn tỉnh có 9 phòng khám điều trị HIV/AIDS; 15 cơ sở dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trẻ em nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế đã đƣợc bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, hiện nay tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm đồng đẳng, những nhóm ngƣời có HIV hoạt động tích cực nhƣ: Hoa Hƣớng Dƣơng, Vì ngày mai tƣơi sáng, Sƣơng mùa hè, Bạn giúp bạn, Tự tin, Nối vòng tay lớn, Gió ngàn, Hoa huệ Thái Nguyên… Những nhóm này bƣớc đầu đã có các hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền, điều trị dự phòng, hỗ trợ ngƣời có HIV khám chữa bệnh, điều trị và tham vấn tâm lý,... Tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhóm tự lực của ngƣời có HIV hoạt động hiệu quả và mở rộng mạng lƣới. Việc mở rộng hoạt động và sinh hoạt của nhóm ngƣời có HIV, đồng đẳng viên đã giúp các cơ quan chức năng rút ra đƣợc những cách làm, kinh nghiệm hay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, góp phần giảm sự lây lan của HIV ra cộng đồng.

Để phòng chống HIV ngày càng hiệu quả, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS nhƣ: xây dựng đề án, kế hoạch, mô hình cụ thể, triển khai có hiệu quả, giám sát chặt chẽ về chất lƣợng hoạt động, lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống HIV/AIDS dƣới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho mọi ngƣời dân trong phòng, chống HIV/AIDS,

xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những ngƣời nhiễm HIV, giúp họ hòa nhập cộng đồng, duy trì cuộc sống, tôn trọng bảo vệ quyền con ngƣời; tăng cƣờng khả năng cung cấp các dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho những ngƣời có nhu cầu; phát huy tính chủ động của ngƣời nhiễm HIV trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS...

1.3.2. Đặc điểm nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Đại Từ -Thái Nguyên, đƣợc thành lập vào năm 2006 tại huyện Đại Từ (103 thành viên) và thành phố Thái Nguyên (247 thành viên), cung cấp các hỗ trợ cho các bà mẹ nhiễm HIV dƣơng tính và gia đình của họ. Nhóm đại diện cho quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những ngƣời sống chung với HIV đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại Đại Từ - Thái Nguyên, góp phần vào sự nghiệp phòng chống HIV/AIDS.

Mục tiêu của nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên là hỗ trợ cho các bà mẹ nhiễm HIV dƣơng tính, những phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. Mặc dù hầu hết nguồn lực nhóm dành những hỗ trợ đặc biệt và nâng cao năng lực cho phụ nữ có HIV để họ có thể nuôi dạy con cái của họ nhƣng những ngƣời cha (tƣơng lai) vẫn có thể tham gia nhiều hoạt động của nhóm Hoa Hƣớng dƣơng.

Thành viên mới đƣợc vận động tham gia nhóm qua một số cách thức khác nhau, bao gồm cả các hoạt động tiếp cận cộng đồng do các thành viên nhóm thực hiện và thông qua các giới thiệu chuyển tuyến từ các cơ sở y tế địa phƣơng. Mỗi thành viên sẽ lập một kế hoạch phát triển cá nhân , trong đó họ phác thảo các nhu cầu xã hội, y tế và nhu cầu kinh tế của mình. Hỗ trợ cụ thể sẽ đƣợc thực hiện dựa trên những nhu cầu đã đƣợc họ phác thảo.

Nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên hoạt động theo phƣơng pháp cùng tham gia, có nghĩa là tất cả các hoạt động đều đƣợc lên kế hoạch, triển khai, đánh giá và giám sát bởi thành viên nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng và một số cơ sở y tế đóng vai trò là cơ quan đối tác. Mỗi nhóm có ba hoặc bốn thành viên nòng cốt (TVNC), những ngƣời đã đƣợc đào tạo về điều hành nhóm, và một nhóm trƣởng do

các thành viên trong nhóm bầu và chịu trách nhiệm tƣ vấn, tham vấn cho các thành viên khác. Mỗi nhóm họp từ 1- 4 lần mỗi tháng, với mục đích để các thành viên nhóm có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, cũng nhƣ đƣợc cập nhật các thông tin về chăm sóc và điều trị HIV và các chủ đề có liên quan. Các khách mời thƣờng xuyên đƣợc mời tham gia định kỳ trong các cuộc họp nhóm. Nhóm còn thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện xã hội vào các dịp nhƣ: Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), Trung thu… Nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên cũng hợp tác với các cơ sở y tế địa phƣơng để tổ chức một loạt các hoạt động chủ yếu nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần cho các thành viên và gia đình của họ.

Nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên đề cử 2 thành viên làm ủy viên Ban điều hành của mạng lƣới Hoa Hƣớng Dƣơng. Ủy viên này sẽ là đại diện của nhóm mình, đóng góp các ý kiến trong hoạt động chung của toàn mạng lƣới. Mỗi năm, mạng lƣới có 2 cuộc họp định kỳ nhằm mục đích các nhóm báo cáo về hoạt động đƣợc triển khai tại nhóm mình cũng nhƣ nghe mạng lƣới báo cáo các hoạt động đã làm đƣợc cũng nhƣ cập nhật các thông tin để về chia sẻ lại cho thành viên của từng nhóm.

Các hoạt động đƣợc từng nhóm tổ chức dựa trên nhu cầu và lợi ích của các thành viên. Đến nay, các hoạt động tập trung chủ yếu vào các hỗ trợ xã hội, hỗ trợ y tế, hỗ trợ kinh tế, thăm quan học tập và vận động chính sách.

Hỗ trợ xã hội bao gồm hỗ trợ về học phí và thƣơng thuyết nhằm giúp đỡ con em của các gia đình sống chung với HIV đƣợc học tập tại các trƣờng công lập, giải quyết xung đột và tƣ vấn HIV trong gia đình, tập huấn dinh dƣỡng gia đình và các lớp học nấu ăn nhằm phát triển sức khỏe của các thành viên trong gia đình có ngƣời nhiễm HIV... thành viên có thể tham gia vào tập huấn truyền thông nhằm nâng cao lòng tự trọng của bản thân cũng nhƣ giúp họ tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp với những ngƣời khác nhƣ các đối tác, gia đình, các thành viên nhóm, các nhân viên y tế và trong cộng đồng rộng lớn hơn.

Hỗ trợ y tế bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ toàn diện và miễn phí trong đó có đếm CD4 cho các thành viên và con cái của họ, các chăm sóc y tế cần thiết và khẩn cấp (tất cả các thành viên nhóm, chồng và con cái của họ đƣợc tiếp cận điều trị ARV, nhiễm

trùng cơ hội và phòng lây truyền mẹ con (PLTMC) - những phƣơng pháp trị liệu có sẵn tại Việt Nam và đào tạo về điều trị và dự phòng nhiễm trùng cơ hội, tuân thủ điều trị ARV, phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc cho bệnh nhân AIDS tại nhà.

Trƣớc khi nhiễm HIV, các thành viên nhóm kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhƣng sau khi nhiễm HIV/AIDS, họ thƣờng thiếu cơ hội việc làm và các kỹ năng nghề, hoặc thấy rằng họ cần phải cải thiện sinh kế của họ để trang trải các chi phí gia tăng. Để tạo điều kiện cho các thành viên bảo đảm thu nhập tốt hơn, các nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng cung cấp hỗ trợ kinh tế. Hỗ trợ kinh tế đến nay bao gồm tiếp cận vốn vay, tƣ vấn kinh doanh và tƣ vấn việc làm và có thể là sắp xếp việc làm.

Những TVNC nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng Thái nguyên đầu tiên đã tham gia vào công tác vận động chính sách, đóng vai trò tƣ vấn chính quyền cơ sở và các tổ chức quần chúng, với mục đích cải thiện chính sách, thúc đẩy phát triển và thực hiện luật pháp và hành động thiết thực để có thể đại diện cho lợi ích của những phụ nữ nhiễm HIV dƣơng tính tại địa bàn. Ví dụ Bệnh viện A, bệnh viện đa khoa TW tuyển dụng, mời các thành viên nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng tham gia vào các chƣơng trình dự án, hỗ trợ ngƣời nhiễm HIV để nâng cao chất lƣợng chăm sóc trong bệnh viện và cộng đồng. Ngoài ra các thành viên nhóm cũng thực hiện các buổi nói chuyện trực tiếp tại các trƣờng học và các trƣờng đại học,....để góp phần vào công cuộc đấu tranh chống HIV/AIDS.

Để hỗ trợ tối đa các dịch vụ đƣợc cung cấp cho các thành viên, mỗi nhóm Hoa Hƣớng Dƣơng đƣợc liên kết với một mạng lƣới các nhà cung cấp dịch vụ địa phƣơng, nơi cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổng hợp.

* Địa chỉ liên hệ HHD Đại Từ - Thái Nguyên:

Giờ làm việc của HHD Đại Từ - Thái Nguyên là từ 1 đến 5 giờ chiều các ngày từ, thứ Hai đến thứ Sáu. Họp nhóm: Từ 8h sáng các ngày 1,5,10,15, 25 hàng tháng. Địa chỉ: Tại TP Thái Nguyên - Hội LHPN Thái Nguyên, phƣờng Trƣng Vƣơng -Thái Nguyên .Điện thoại: (0280) 221 1484.

Tại Đại Từ - Hội LHPN huyện Đại Từ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHỤ NỮ NHIỄM HIV/AIDS TẠI NHÓM HOA HƢỚNG DƢƠNG ĐẠI TỪ-THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 47 - 52)