Các loại hình tham vấn nhóm đang cung cấp và mức độ sử dụng tham vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 69 - 74)

của nhóm phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Stt Hình thức Tham vấn của nhóm HHD

Tỷ lệ (%)

HHD Thái nguyên HHD Đại Từ Đã sử

dụng Chƣa sử dụng Đã sử dụng sử dụng Chƣa

1 Tham vấn qua điện thoại 88 12 70 30

2 Tham vấn cá nhân trực

tiếp tại trung tâm 92 8 72 28

3 Tham vấn nhóm 95 2 92 8

Các hình thức tham vấn đều đƣợc triển khai đồng bộ và phụ nữ nhiễm HIV có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào để sử dụng nhƣng kết quả thu đƣợc lại cho thấy số phụ nữ lựa chọn hình thức tham vấn nhóm là khá cao. Có tới 95% phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Thái Nguyên và 92% phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ đã sử dụng hình thức tham vấn nhóm. Lý giải cho nguyên nhân hình thức này đƣợc lựa chọn nhiều nhất. Chúng ta có thể thấy tham vấn nhóm là một hình thức tham vấn, trong đó các vấn đề của cá nhân sẽ đƣợc đề cập đến trong phạm vi nhóm. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ và kinh nghiệm của mình với các thành viên còn lại, đón nhận sự phản hồi, hỗ trợ của các thành viên khác và nhà tham vấn. Có nhiều thuận lợi khi sử dụng tham vấn nhóm nhƣ: làm việc với nhóm cho phép nhà tham vấn hỗ trợ nhiều ngƣời cùng lúc. Đối với các thành viên trong nhóm tham vấn, việc đƣợc gặp gỡ với những ngƣời có cùng vấn đề hay khó khăn với mình có thể giúp họ cảm thấy bớt lẻ loi và cô độc, thấy rằng mọi ngƣời quan tâm đến họ và những điều họ nói. “ Tham gia tham vấn nhóm mình thấy vấn đề mình gặp phải cũng nhẹ nhõm hơn rất nhiều, vì khi chia sẻ mới biết không chỉ một mình như vậy mà còn nhiều người khác khó khăn hơn, các buổi tham vấn nhóm mà cán bộ tổ chức không giống như trước đây mình nghĩ tham vấn phải là làm cái gì ghê gớm, hay chỉ có vấn đề về tâm lý mới cần tham vấn mà tham vấn ở đây là cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ vấn đề. Mình sẽ tiếp tục tham gia các buổi tham vấn này vì nó mang lại cho mình rất nhiều điều có ích.” (Chị T. L 26 tuối công nhân may, có bạn tình là ngƣời nghiện ma túy)

Một lý do mà nhóm phụ nữ này lựa chọn tham vấn nhóm là hình thức để giải quyết vấn đề chính là tham vấn nhóm đƣợc cán bộ tham vấn tổ chức nhƣ một hoạt động thƣờng xuyên định kỳ 1 lần/tuần. Theo từng nhóm vấn đề để chị em quan tâm đều có thể đến tham gia. Điều này cũng đã làm cho chị em cảm thấy bớt e ngại với tâm lý “có vấn đề về tâm lý mới đi tham vấn”. Chị M cán bộ tham vấn chia sẻ:“có rất nhiều chị em khi gặp khó khăn muốn tìm tới NTV, nhưng sợ mọi người biết sẽ cho là mình không bình thường, không dám chia sẻ vấn đề với người khác. Biết được tâm lý đó của chị em nhóm cán bộ tham gia tham vấn chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền, thay đổi hình thức tiếp cận để làm

sao cho hoạt động tham vấn trở thành cái gì đó thân thuộc và gần gũi. Chính bởi lý do đó, chúng tôi đã thử nghiệm phương pháp tham vấn nhóm dưới dạng thức trao đổi, nói chuyện theo chủ đề cho chị em tiếp cận. Thời gian đầu các chị cũng còn e ngại, không chia sẻ và ít tham gia nhưng dần do hiệu quả mà hoạt động này mang lại đối với chị em, cộng với sự tuyên truyền thuyết phục của nhóm chị em đã tham gia mà số lượng chị em tham gia ngày càng đông. Theo báo cáo thống kê của chúng tôi hiện chỉ có khoảng 6% chị em tham gia nhóm chưa tham gia hình thức tham vấn này. Tập trung chủ yếu vào nhóm phụ nữ ít nói, nhà xa, sức khỏe yếu không có điều kiện tham gia.”

Về phía NTV cũng có 66.7% cán bộ tham vấn đƣợc hỏi đánh giá phƣơng pháp tham vấn này rất hiệu quả đối với cả nhà tham vấn và thân chủ nhƣ anh T chia sẻ:” Làm tham vấn nhóm giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian vì trong cùng 1 lúc tôi có thể hỗ trợ nhiều thân chủ mặt khác khi làm việc nhóm thân chủ cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi thấy có nhiều người gặp phải vấn đề như mình, họ sẽ không cảm thấy đơn độc và có niềm tin để cố gắng hơn”.

Bên cạnh hình thức tham vấn nhóm, thì tham vấn cá nhân và tham vấn qua điện thoại ở nhóm cũng đƣợc chị em lựa chọn nhƣ một giải pháp tối ƣu cho vấn đề của mình. Đối với hình thức tham vấn cá nhân cũng có 92% phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm HHD Thái Nguyên đã sử dụng hình thức tham vấn này trong khi đó tại nhóm HHD Đại Từ con số này chỉ chiếm 72%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này cũng đƣợc nhóm phụ nữ này chia sẻ nhƣ sau: “ Chị em chúng tôi ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp, công việc bận rộn quanh năm, không làm thì biết lấy gì mà ăn. Nhiều khi sắp xếp thời gian để tham gia sinh hoạt nhóm đã khó rồi, thời gian đâu mà tham gia sinh hoạt cá nhân nữa” ( chị Q 37 tuổi, có chồng nghiện ma túy).

Đối với hình thức tham vấn qua điện thoại thì có 88% phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Thái Nguyên đã sử dụng và 70% số ngƣời đƣợc hỏi tại nhóm HHD Đại Từ cũng sử dụng hình thức tham này. Lý giải cho sự khác biệt này, đã có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu vào nhóm yếu tố kinh tế, chị em tại nhóm HHD Đại Từ do điều kiện đa phần là làm nông nghiệp, xa

thành phố nên không có thu nhập khác bằng các công việc nhƣ buôn bán, công nhân, làm thêm,…nên thu nhập hạn chế. Chị em không có điều kiện để gọi điện tham vấn. “ Nhiều khi buồn, ốm cũng muốn gọi điện hỏi và nhờ các cán bộ tham vấn nhưng gọi điện cũng thấy tốn kém lắm, nói chuyên lâu lâu là cũng mất mấy chục nghìn như chơi. Nhà nonong chúng em kiếm cả ngày còn chẳng được vài chục mà gọi hết con em lấy gì ăn chứ” ( Chị TT 40 tuổi, có chồng và 2 con nhiễm HIV).

Những phụ nữ chọn hình thức này chia sẻ những thông tin nhƣ: không phải vấn đề nào cũng mang ra chia sẻ với nhóm đƣợc vì thế họ vẫn cần có những khoảng không gian riêng. Để đảm bảo tính bí mật và riêng tƣ thì hai hình thức này đƣợc đánh giá là tốt. Đối với những thành viên gặp khó khăn trong việc chia sẻ vấn đề với ngƣời khác thì tham vấn qua điện thoại vừa đảm bảo tính khuyết danh và thân chủ cũng tự tin khi chia sẻ hơn. Chị T.Q nhóm HHD Đại Từ có nói:

“Không phải ai cũng dám đứng trước mặt người khác nói lên những vấn đề của mình vì thế họ cần những sự trợ giúp mang tính bí mật thậm chí người giúp đỡ cũng không biết họ là ai.”

Tham vấn gia đình là hình thức ít đƣợc lựa chọn nhất.(Trong đó: Phụ nữ nhiễm HIV tại HHD Thái Nguyên đã sử dụng là 46% và nhóm HHD Đại Từ đã sử dụng là 12%) Nguyên nhân của việc lựa chọn này là do tâm lý của ngƣời Việt không muốn mang chuyện gia đình ra bàn luận, các thành viên có thể dễ dàng chia sẻ với ngƣời ngoài về những khó khăn hơn là các thành viên trong gia đình, tình cảm của đa số họ cũng đã có những tổn thƣơng và rạn nứt nhất định nên họ không muốn đề cập tới. Những ngƣời tìm đến hình thức tham vấn này chủ yếu tham vấn về cách nuôi dạy con cái, sức khỏe của các thành viên. Chị Đ.Q ngƣời đã từng đƣợc tham vấn gia đình “Em chẳng bao giờ nghĩ sẽ phải tham vấn gia đình nếu không có chuyện con em sảy ra. Cháu chán trường, cãi lời cha mẹ khi bị bạn bè trêu trọc là con người nhiễm HIV, cháu bỏ nhà đi nhiều lần, khuyên ngăn mãi không được. Em suy sụp và trong một lần tham vấn nhóm em có chia sẻ câu chuyện này, chị T cán bộ tham vấn đã nói chuyện và bảo em thử đưa cháu đến gặp chị xem, ban đầu khi cháu gặp

và làm việc với chị ấy, em đã thấy cháu có những thay đổi và khi em được chị T nói mời cả gia đình cùng ngồi lại, sau nhiều buổi làm việc em thấy cứ nghĩ người một nhà là hiểu nhau nhưng em và chồng em đã không hiểu gì về con hết, gia đình em đã hóa giải được những mâu thuẫn, con em giờ đã lên cấp III và là một học sinh chăm ngoan học giỏi, em rất cảm ơn những cán bộ tham vấn đã giúp đỡ gia đình em”.

Qua những phân tích trên có thể thấy mặc dù cùng triển khai thực hiện hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nhƣng ở 2 nhóm lại có những khác biệt nhất định ở mức độ sử dụng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng có thể tóm lại nhƣ sau: Do yếu tố kinh tế xã hội, quan điểm, điều kiện về nơi ở, mức sống và việc làm cũng làm tăng hay giảm mức độ sử dụng tham vấn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Dựa trên những đánh giá từ phía nhà tham vấn và các thông tin thu đƣợc từ thân chủ có thể thấy hình thức tham vấn tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của thân chủ, tuy nhiên ở mỗi hình thức cũng tồn tại những thuận lợi và khó khăn nhất định đã đƣợc đội ngũ cán bộ, quản lý nhóm nhìn nhận và sẽ tiến hành khắc phục trong những thời gian tiếp theo để hoạt động tham vấn của nhóm ngày càng hoàn thiện.

2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên HIV/AIDS tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng của hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên ngoài việc xem xét các yếu tố nhƣ các loại hình tham vấn, mức độ sử dụng tham vấn thì nghiên cứu còn đặc biệt quan tâm đến những cán bộ làm công tác tham vấn. Bởi lẽ, ngoài những yếu tố khác thì yếu tố con ngƣời cũng đóng vai trò quan trọng và quyết định nên sự thành công của ca tham vấn. Bất cứ một nghành nghề nào, ngƣời công tác trong lĩnh vực đó muốn làm tốt thì trƣớc hết họ phải đƣợc qua đào tạo và có những kiến thức cơ bản nhất về công việc mà họ đang làm thì mới có thể nâng cao tay nghề và phát triển đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 69 - 74)