Sự cần thiết của hoạt động tham vấn trong trợ giúp cho phụ nữ nhiễm HIV tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 61)

1.1.4.2 .Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV

2.2. Sự cần thiết của hoạt động tham vấn trong trợ giúp cho phụ nữ nhiễm HIV tạ

nhiễm HIV tại Nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ -Thái Nguyên

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thƣờng gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những khó khăn tâm lý khi chứng kiến cái chết của ngƣời thân và bản thân họ cũng phải đối mặt với tình trạng sức khỏe không tốt của mình khi mang trong ngƣời căn bệnh AIDS. Thêm vào đó, họ chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử khá nặng nề của cộng đồng. Do vậy, khó khăn tâm lý của nhóm phụ nữ này rất cần đƣợc quan tâm giải quyết giúp họ có tinh thần khỏe mạnh để chăm sóc con cái, gia đình và tận hƣởng cuộc sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng. Vì vậy, cần phải có hoạt động trợ giúp cho nhóm phụ nữ này và hoạt động tham vấn đƣợc coi là một công cụ hữu ích trong việc trợ giúp cho phụ nữ HIV/AIDS bởi vì hoạt động tham vấn góp phần quan trọng trong việc trợ giúp, chăm sóc toàn diện cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Với những nghiên cứu tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên cho thấy có 98% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hoạt động tham vấn là cần thiết để hỗ trợ những phụ nữ nhiễm HIV gặp khó khăn trong cuộc sống. (Trong đó: 38% ngƣời đƣợc hỏi trả lời rất cần thiết, 60% trả lời cần thiết và chỉ có 2% trả lời không cần thiết). Chị N.H 45 tuổi, có chồng nghiện ma túy, con trai nghiện game nói“Mình thấy hoạt động tham vấn rất cần thiết. Vì đến với các nhà tham vấn mình rất yên tâm, họ là những người có rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống mà mình cần. Ngoài tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, NTV còn hỗ trợ mình cách xử lý các tình huống xung đột giữa vợ chồng, cha mẹ - con cái, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ,… nếu không có sự tư vấn của nhà chuyên môn chắc tôi không vượt qua được những khó khăn đó”.

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tìm đến nhà chuyên môn với mong muốn đƣợc cung cấp kiến thức về HIV, đƣợc chia sẻ, thấu hiểu, đƣợc hỗ trợ các kiến thức kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình hay chăm sóc và giáo dục con cái. Các kỹ năng khắc phục các khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, hành vi hay đƣợc giới thiệu và kết nối các dịch vụ xã hội.

Bảng 2.3.Mong muốn của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS khi tìm đến hoạt động tham vấn

Mong muốn của phụ nữ nhiễm H khi tìm đến với nhà tham vấn ĐTB ĐLC

Đƣợc cung cấp kiến thức về HIV 3,80 0,402

Đƣợc chia sẻ, thấu hiểu 3,64 0,523

Đƣợc hỗ trợ kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe 3,50 0,503 Hỗ trợ các kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát,

cảm xúc, hành vi 3,34 0,590

Đƣợc giới thiệu và kết nối tới các dịch vụ trợ giúp xã hội 3,44 0,538 Có kiến thức, kỹ năng để chăm sóc, giáo dục con cái ảnh hƣởng bởi HIV 3,33 0,739

Số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ tìm đến nhà tham vấn để có thêm kiến thức về HIV là rất cao (ĐTB = 3,80). Chị T.H.M chia sẻ “Mặc dù ngày nay thông tin về HIV rất dễ tìm kiếm ở trên báo đài, tivi, internetư, loa phát thanh, những sổ tay hướng dẫn hay tờ rơi được cộng tác viên phát về tận thôn, bản nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Nhiều những thông tin khi mình đọc nếu không đến với nhà tham vấn mình hiểu sai vấn đề rất nhiều. Khi đến với NTV, các anh các chị ấy giải thích rất cặn kẽ đến khi mình hiểu rõ mới thôi nên mình thường tìm đến để cập nhật kiến thức hoặc khi có những vướng mắc trong cuộc sống”.

Với nhóm mục đích đƣợc chia sẻ thấu hiểu cũng ở mức rất cao (ĐTB = 3,64). Ngƣời đƣợc hỏi công nhận rằng họ tìm đến NTV để đƣợc chia sẻ, thấu hiểu. Chị T.V nói: “Đôi khi gặp những bế tắc không thể chia sẻ với người thân, bạn bè chị thường chọn tìm đến NTV, lắm lần không cần các anh chị ấy phải cho chị lời khuyên hay làm gì cho mình cả, chỉ cần họ ngồi nghe mình chia sẻ là chị đã cảm thấy được chia sẻ, được thấu hiểu rất nhiều”. Đối với những ngƣời cho rằng điều họ tìm đến NTV với mục đích không hoàn toàn là chia sẻ, thấu hiểu lại có ý kiến nhƣ sau: “ Chị thì nghĩ khác, nếu tìm đến với NTV khi chị cần ở họ những gì mình không thể tự giải quyết được như khó khăn về kiến thức, kết nối dịch vụ xã hội, còn việc chia sẻ thấu hiểu thì mình có thể tìm đến bạn bè và người thân để được hỗ trợ”.

Vấn đề sức khỏe với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là vấn đề đƣợc rất nhiều chị em lƣu tâm và luôn là chủ đề đƣợc trao đổi thƣờng xuyên trong các buổi sinh hoạt, tọa đàm hay tham vấn. Qua số liệu thu đƣợc từ khảo sát cho thấy số ngƣời tìm đến tham vấn để đƣợc hỗ trợ kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe là tƣơng đối cao (ĐTB = 3,50). “ Bị bệnh này chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về sức khỏe, thay đổi thời tiết là đau ốm thường xuyên, sức khỏe yếu nên thường xuyên mắc các bệnh lây nhiễm, đường ruột hay bệnh ngoài da. Nên khi tìm đến với NTV tôi luôn mong muốn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe để chăm sóc bản thân và con cái. Mong sao có sức khỏe để lao động giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình (Chị N.Q 37 tuổi, là gái mại dâm).

Với tình trạng nhiễm bệnh và những định kiến từ cộng đồng xã hội thì phụ nữ nhiễm HIV/AIDS cũng gặp rất nhiều các khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, hành vi nên số ngƣời ngƣời tìm đến NTV với mong muốn đƣợc hỗ trợ các kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, hành vi ở mức rất cao (ĐTB = 3,34). Chị T.H nhóm HHD Đại Từ chia sẻ: “Khi biết mình nhiễm bệnh, cuộc sống của chị như địa ngục, tâm trạng lúc nào cũng buồn bực, cáu gắt nên không khí trong gia đình cũng trở nên căng thẳng. Chồng mình chán đi uống rượu cả ngày rồi về ngủ, con cái lúc nào cũng nem nép sợ bố mẹ. Nhưng khi tìm đến NTV mình hiểu ra không thể sống những ngày còn lại như vậy được, ít ra mình cũng phải để con cái có kí ức tốt về bố mẹ của nó. Mình đã được NTV giúp đỡ rất nhiều các anh chị ấy dạy mình cách giao tiếp sao cho tự tin hơn, cách kiềm chế cảm xúc, hành vi để sống tốt hơn. Giờ thì mình đã tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, cuộc sống gia đình cũng bớt căng thẳng hơn nhờ biết kìm chế cảm xúc và hành vi tiêu cực”.

Việc tiếp cận và kết nối với các dịch vụ trợ giúp xã hội là khó khăn mà hầu hết các đối tƣợng yếu thế gặp phải và phụ nữ nhiễm HIV/AIDS cũng không nằm ngoại lệ. Có tới 98% ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng họ tìm đến NTV với mong muốn đƣợc giới thiệu và kết nối tới các dịch vụ trợ giúp xã hội Chị H.H.T nhóm HHD Thái Nguyên nói: “Là người nhiễm HIV/AIDS tôi gặp rất nhiều khó khăn, sự phân biệt đối xử khi tham gia vào các dịch vụ như khám chữa bệnh, xin việc, … Nên khi tìm đến với NTV tôi mong muốn được các anh chị ấy giới thiệu và hỗ trợ trong quá

trình tiếp cận các dịch vụ để những phụ nữ như chúng tôi có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục”.

Đối với trẻ bình thƣờng việc chăm sóc giáo dục cũng là công việc rất khó khăn nếu cha mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng thì với trẻ ảnh hƣởng bởi HIV công việc này còn khó khăn hơn gấp bội lần. Vì thế, nhiều phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tìm đến với NTV vì họ gặp khó khăn trong chăm sóc và giáo dục con cái. Họ mong muốn NTV hỗ trợ họ để họ có kiến thức, kỹ năng để chăm sóc, giáo dục con cái ảnh hƣởng bởi HIV. Con số thống kê đã cho thấy số ngƣời tìm đến NTV với mong muốn có kiến thức, kỹ năng để chăm sóc, giáo dục con cái ảnh hƣởng bởi HIV là rất cao (ĐTB = 3,33). Chị Đ.H.Q nhóm HHD Thái Nguyên nói: “Tôi rất bối rối trong việc chăm sóc con gái bị nhiễm HIV từ mình, cháu thường hay ốm, tâm trạng thất thường và hay khóc khi có ai đó chế nhạo. Nhìn con tôi thấy rất đau lòng mà không biết phải làm sao? Nhưng cuộc sống đã thay đổi khi tôi tìm đến NTV, họ cung cấp cho tôi kiến thức và kỹ năng để giáo dục con. Giờ thì tôi có thể giúp con mình tránh được những tổn thương không cần thiết và cháu cũng hòa nhập tốt hơn”.

Mỗi thân chủ khi tìm đến NTV đều có những mục đích nhất định nên dù mục đích của họ có giống nhau hay khác nhau, có đơn giản hay phức tạp thì nhiệm vụ của NTV là phải đáp ứng và làm thỏa mãn những mục đích ấy. Chỉ từ chối mong muốn của thân chủ khi mong muốn ấy vƣợt quá tầm kiểm soát của NTV, gây hại cho ngƣời khác và bị pháp luật nghiêm cấm.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng hoạt động tham vấn mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Với đa số họ thì nó nhƣ một công cụ trợ giúp không thể thiểu trong việc giải quyết những khó khăn và vƣớng mắc trong cuộc sống. Hoạt động tham vấn đóng vai trò không nhỏ trong việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống, tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nói riêng và gia đình họ nói chung. Vì thế, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện và nâng cao chất lƣợng của hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS để giúp họ giảm bớt khó khăn và có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

2.3.Đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV tại nhóm Hoa hƣớng dƣơng Đại Từ - Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng các loại hình tham vấn được sử dụng cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm Hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS mới bắt đầu phát triển ở Thái Nguyên. Ban đầu hoạt động tham vấn xuất hiện dƣới hình thức các phòng tƣ vấn HIV/AIDS, các trung tâm hỗ trợ, tƣ vấn sức khỏe do các chƣơng trình dự án hỗ trợ.

Bảng 2.4. Các loại hình tham vấn và mức độ sử dụng tham vấn của phụ nữ nhiễmHIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Stt Hình thức tham vấn Mức độ (Tỷ lệ %) ĐTB ĐLC Nhiều lần Một vài lần Một lần Chƣa bao giờ

1 Tham vấn qua điện thoại 18 50 14 18 2,65 0,989

2 Tham vấn qua Internet 5 11 2 82 1,36 0,835

3 Tham vấn qua đài 1 4 95 1,07 0,355

4 Tham vấn qua thƣ báo 1 2 3 94 1,10 0,438

5 Tham vấn cá nhân trực

tiếp tại trung tâm 11 56 14 19 2,47 0,937

6 Tham vấn nhóm 35 53 8 4 3,19 0,720

7 Tham vấn gia đình 11 14 12 63 1,68 1,043

Trong xã hội hiện nay hoạt động tham vấn diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ: Tham vấn trực tiếp tại trung tâm, tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn qua điện thoại, tham vấn nhóm, tham vấn qua đài, báo hay thông qua Internet,… Dữ liệu thu đƣợc từ khảo sát cho thấy số ngƣời tìm đến hình thức tham vấn qua điện thoại là tƣơng đối cao (ĐTB = 2,65 trong đó 18% tìm đến hình thức này nhiều lần, 50% tìm đến vài lần). Theo thông tin thu đƣợc thì các chị cho biết đây là loại hình khá dễ dàng tiếp cận, chỉ cần ở nhà cũng có thể giải quyết đƣợc vấn đề, nhiều ngƣời cảm thấy dễ chia sẻ hơn khi không phải đối mặt trực tiếp với NTV. Chị T.N nói: " Tôi thấy đây là hình thức tham vấn rất dễ tiếp cận, chỉ cần biết số điện thoại của nơi tư vấn là chúng

tôi có thể ở nhà gọi điện đến gặp NTV để yêu cầu trợ giúp, nhiều người ngại không dám tìm đến gặp NTV thì cũng có thể giải quyết vấn đề mà không phải giáp mặt. Tôi thấy như thế là thuận lợi và tôi cũng thích hình thức tham vấn này". Ngoài nhóm ngƣời đã sử dụng hình thức TV qua điện thoại thì số không tìm đến hình thức này cũng có những giải thích nhƣ sau: không sử dụng hình thức này vì không biết gọi cho ai và thông tin về HĐTV rất hạn chế. Chị Trần Thị K thành viên nhóm HHD Đại từ cho biết “Nhiều lúc bế tắc, muốn tìm người hiểu biết để hỏi nhưng quả thực không biết gọi ai, mình cũng không có điện thoại nên cũng đành chịu. Các chị em khác cũng vậy, gọi điện chẳng có tiền, người có tiền thì cũng không biết đâu mà gọi đành chờ khi nào sinh hoạt thì hỏi các chị ấy thôi”. Điều kiện kinh tế khó khăn, không có phƣơng tiện liên lạc, sự truyền thông hạn chế cũng là một trong những yếu tố làm cản trở sự tiếp cận của phụ nữ nhiễm HIV đến hoạt động tham vấn.

Đối với hình thức tham vấn qua Internet thì chỉ có 18% số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đã từng đƣợc tham vấn qua hình thức này. Số phụ nữ này tập trung chủ yếu ở nhóm phụ nữ thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên, những phụ nữ đƣợc tham gia cộng tác cho các chƣơng trình dự án. “Có rất ít chị em tham gia hình thức tham vấn này, có rất nhiều lý do như: không biết dùng máy vi tính, không được tiếp xúc với Internet, không có điều kiện dùng và cũng không biết đến loại tham vấn này. Chúng em may mắn hơn mọi người khi được tham gia hình thức này là do chúng em được tham gia làm cộng tác viên cho một số dự án phi chính phủ, được tập huấn và có điều kiện để làm quen với vi tính” đó là chia sẻ của chị Kim.T thành viên nòng cốt của HHD Đại Từ. 82% còn lại chƣa bao giờ đƣợc sử dụng, biết đến hình thức này và ngay cả đến nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên cũng chƣa cung cấp hình thức tham vấn qua Internet này. Cũng tƣơng tự vậy hình thức tham vấn qua đài, qua báo cũng có rất ít ngƣời tham gia (Tham vấn qua đài 5%, tham vấn qua báo 6%) và hầu nhƣ những hình thức tham vấn này không mang lại hiệu quả, tiếp cận lại khó khăn hơn nên hầu nhƣ chị em không quan tâm đến. Chị Ngọc. H thành viên nhóm chia sẻ “ Đối với chúng tôi mà nói việc tham vấn qua internet, báo, đài là một cái gì đó xa vời và không nghĩ tới. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ nói chuyên riêng của mình với 1 người xa lạ, gửi báo đài thì họ còn nhiều việc chắc gì họ đã đọc đến thư của mình, mà cũng

chẳng biết đâu mà hỏi, có hỏi thì khoảng thời gian chờ đợi kiến người ta cảm thấy bị lãng quên và không giải quyết được ngay vấn đề của mình, vừa phức tạp, vừa mất thời gian nên chúng tôi cũng không muốn tham gia”.

Hình thức tham vấn cá nhân trực tiếp cũng đƣợc khá nhiều chị em lựa chọn, số liệu thống kê cũng cho thấy số phụ nữ thƣờng xuyên sử dụng hình thức tham vấn này ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,49) đã có khoảng 67% chị em đã sử dụng nhiều hơn một lần hình thức này. Nhìn chung chị em khá hài lòng về hình thức này vì họ biết đƣợc ngƣời hỗ trợ mình là ai, vấn đề hỏi sẽ đƣợc giải đáp ngay lập tức, có sự trao đổi rõ ràng từ hai phía nên tạo ra cả m giác yên tâm, thoải mái hơn rất nhiều. “Tham vấn cá nhân tại nhóm là một hình thức tham vấn thuận tiện vì chúng em có thể chủ động lựa chọn NTV vì mỗi tuần đều có bảng thông báo lịch trực của cán bộ dán khu bản tin của nhóm, các vấn đề thắc mắc được lý giải và hỗ trợ luôn, thông tin được đảm bảo” (Chị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 61)