Đánh giá của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS về lợi ích của hoạt động tham vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 81)

nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Đánh giá thế nào về lợi ích của tham vấn đối với phụ nữ

nhiễm HIV/AIDS Nhóm HHD Thái Nguyên Ý kiến đánh giá tỷ lệ % Nhóm HHD Đại từ Ý kiến đánh giá tỷ lệ % Nhiều Bình thƣờng Một chút Hoàn toàn không Nhiều Bình thƣờng Một chút Hoàn toàn không

Không ích lợi gì, chỉ mất thời gian 0 8 42 50 4 12 30 54

Cảm thấy nhẹ nhõm hơn 56 36 8 0 40 44 16 0

Hiểu ra vấn đề và tự tìm cách

giải quyết hợp lý 60 36 4 0 44 46 10 0

Cảm thấy rất có ích, có đƣợc

nhiều thông tin hữu ích 60 30 10 0 56 34 10 0

Từ số liệu thu thập đƣợc, có thể thấy số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ cảm thấy hoạt động tham vấn rất có ích, có đƣợc nhiều thông tin hữu ích ở mức độ rất cao (trong đó : nhóm HHD Thái Nguyên 60% cảm thấy có ích nhiều, 30% cảm thấy có ích mức độ bình thƣờng ; nhóm HHD Đại Từ 56% cảm thấy có ích nhiều, 34% cảm thấy có ích mức độ bình thƣờng ) Chị H.M đã chia sẻ: "Tôi thấy hoạt động tham vấn rất bổ ích, nó mang đến cho chúng tôi sự thoải mái về tâm lý, cung cấp thông tin hữu ích và những cách xử lý vấn đề linh hoạt. Tôi thấy hài lòng về điều đó." Những ngƣời đƣợc tham vấn cũng thấy hoạt động tham vấn giúp họ hiểu ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết hợp lý cho vấn đề đó. Theo kết quả thu đƣợc, số ngƣời trả lời họ hiểu ra vấn đề từ tham vấn cũng ở mức rất cao. Tại nhóm HHD Thái Nguyên 60% hiểu ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết hợp lý thông qua tham vấn, cũng với câu hỏi này ở nhóm HHD Đại Từ số ngƣời hiểu ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết hợp lý thông qua tham vấn chiếm tỷ lệ thấp hơn 44%. Có thể thấy rằng đã có sự khác biệt tuy là cùng một nhóm cán bộ tham

vấn nhƣng ở hoàn cảnh và điều kiện làm việc khác nhau đã xuất hiện những kết quả khác nhau. Ngoài việc cảm thấy có ích, hiểu vấn đề và tự giải quyết đƣợc vấn đề của mình thì số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định tham vấn giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn cũng ở mức rất cao (trong đó : nhóm HHD Thái Nguyên 92% cảm thấy nhẹ nhõm ở mức nhiều và bình thƣờng, nhóm HHD Đại Từ 88% cảm thấy nhẹ nhõm ở mức nhiều và bình thƣờng) Chị Q.T 24 tuổi – Nhiễm HIV từ bạn tình nói: "Tôi là người thường xuyên tham gia sinh hoạt nhóm, các buổi tham vấn nhóm, tham vấn cá nhân và thậm chí cả tham vấn gia đình. Tôi thấy hoạt động tham vấn mang lại cho tôi cảm giác nhẹ nhõm hơn rất nhiều, không phải lúc nào vấn đề cũng được NTV giải quyết, nhưng chỉ cần nói được ra, có người lắng nghe và chia sẻ là tôi đã thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Cũng phải công nhận một điều rằng NTV đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều vấn đề trong cuộc sống để từ đó tôi áp dụng vào tự giải quyết vấn đề của mình. Tôi cảm thấy hoạt động tham vấn của nhóm HHD Thái Nguyên thật hữu ích, mong rằng nó sẽ phát triển hơn nữa để giúp đỡ nhiều chị em khó khăn như chúng tôi".

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ và hài lòng thì cũng có những ý kiến chƣa hài lòng và chƣa thấy đƣợc tác dụng của tham vấn. Tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tham vấn không mang lại lợi ích và chỉ mất thời gian ở mức thấp. Chỉ có 4% ngƣời đƣợc hỏi tại HHD Đại Từ cảm thấy không mang lại lợi ích và chỉ mất thời gian ở mức nhiều. Phỏng vấn chị Q.C Nhóm HHD Đại Từ đã trả lời nhƣ sau: "Tôi đã từng tham gia tham vấn, nói chung là sau khi được tham vấn tôi cũng thấy nhẹ nhõm đôi chút nhưng vấn đề của tôi vẫn không giải quyết được nên tôi thấy không mang lại lợi ích cho mình và hơi lãng phí thời gian nên không tham gia nữa".

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng và không hài lòng với hoạt động tham vấn trong đó phải kể tới nhƣ: Cơ sở cật chất, vị trí địa điểm, loại hình tham vấn, chất lƣợng tham vấn và các thủ tục hành chính. Những yếu tố bên ngoài này có tác động trực tiếp lên hoạt động tham vấn theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực vì thế NTV cũng cần chú ý để phát huy những mặt tích cực và kiềm chế những mặt tiêu cực của các tác nhân này.

Bảng 2.11. Đánh giá của thân chủ về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Yếu tố Nhóm HHD Thái Nguyên Ý kiến đánh giá tỷ lệ % Nhóm HHD Đại từ Ý kiến đánh giá tỷ lệ % Rất tốt Tốt Bình Thƣờng Kém Rất tốt Tốt Bình Thƣờng Kém Cơ sở vật chất 10 40 48 2 2 16 68 14 Vị trí, địa điểm 2 20 63 8 8 34 56 2 Hình thức tham vấn 10 56 34 0 8 50 42 0 Chất lƣợng tham vấn 16 52 32 0 8 54 38 0 Các thủ tục hành chính 14 56 30 0 4 42 52 2

Hoạt động tham vấn của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên ra đời dựa trên nhu cầu tham vấn tâm lý của nhóm phụ nữ nhiễm HIV sinh hoạt tại nhóm. Ban đầu chỉ là phòng tƣ vấn, cung cấp thông tin liên quan đến HIV/AIDS nhƣng sau do nhu cầu của chị em về việc đƣợc trợ giúp nhằm giải tỏa cảm xúc tiêu cực, nâng cao kỹ năng trong ứng phó và giải quyết vấn đề tăng nhanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho thành viên nhóm, ban quản lý nhóm đã bàn bạc và thống nhất cho ra đời phòng tham vấn với hai hình thức tham vấn cá nhân và qua điện thoại. Chỉ sau 1 thời gian hoạt động do số lƣợng chị em tham gia nhóm ngày càng đông và chị em có nhu cầu tham vấn ngày càng cao thì hình thức tham vấn nhóm và gia đình tiếp tục đƣợc bổ xung để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết tham vấn chƣa đƣợc công nhận là một nghề chính thức, các trung tâm tham vấn mở ra chỉ mang tính tự phát và xuất phát từ nhu cầu của một nhóm ngƣời nhất định vì thế về điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn rất hạn chế và phòng tham vấn của nhóm HHD Thái Nguyên cũng vậy. Chỉ là một phòng nhỏ đƣợc ngăn cách với văn phòng nhóm HHD ( Đƣợc Trung tâm Dạy nghề 20-10 cho mƣợn 1 phòng thực hành của lớp học để vừa làm văn phòng vừa làm phòng tƣ vấn). Do không phải đƣợc thiết kế từ ban đầu để làm phòng tƣ vấn nên cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, không có lối đi riêng vẫn phải đi chung với khu làm việc, học tập vì thế nhiều ngƣời cũng rất ngại khi đến tham vấn vì sợ gặp phải ngƣời quen. Chị T.K chia sẻ “ Nhiều chị em không dám vào phòng tham vấn, hoặc khi vào phải nhìn trước ngó sau vì họ rất sợ gặp phải người quen”.

Phòng ốc đƣợc bài trí đơn sơ chỉ có 1 chiếc bàn, vài chiếc ghế nhỏ, 1 tủ sách bé ở góc phòng với một số loại sách truyền thông do dự án và Hội LHPN tỉnh thái Nguyên cung cấp. Một số sách đã rất cũ và lạc hậu, sách liên quan đến tham vấn thì khá hạn hẹp chủ yếu là các tập bài giảng và truyền thông do cán bộ tham vấn tham gia các khóa tập huấn mang về .

Do chia đôi từ một phòng học lớn nên chỉ đƣợc ngăn cách với văn phòng nhóm bằng một khung nhôm kính có dán giấy mầu, không có cách âm điều này cũng gây ảnh hƣởng rất lớn trong quá trình tham vấn. Vì khi văn phòng nhóm sinh hoạt nói bằng mic hay các hoạt động văn nghệ tập thể phòng tƣ vấn sẽ không có đƣợc sự yên tĩnh cần thiết. Chị M cán bộ tƣ vấn chia sẻ “ Vì 2 phòng chỉ được ngăn cách bằng tấm nhôm kính nên khi văn phòng sinh hoạt phòng này sẽ rất ồn, thông thường chúng tôi sẽ điều chỉnh giờ tham vấn tránh vào các giờ nhóm làm việc. Vì 1 tuần chỉ có 2 ngày tham vấn nhóm và 02 lần sinh hoạt/ tháng nên cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Điều này chúng tôi đang khắc phục như vậy và các chị em cũng đồng ý với phương án này”.

Phòng tham vấn của nhóm HHD Đại Từ thì là một phòng làm việc của hội LHPN xã Hùng Sơn – huyện Đại Từ. Cũng do không phải đƣợc thiết kế từ ban đầu để làm phòng tƣ vấn nên cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Phòng đƣợc bài trí rất đơn sơ chỉ có bộ bàn ghế, 1 tủ sách bé ở góc phòng với số lƣợng sách hạn chế, một số sách đã cũ hỏng. Tuy nhiên, ở nhóm HHD Đại Từ vị trí phòng Tham vấn đƣợc đánh giá là kín đáo hơn của nhóm HHD Thái Nguyên vì phòng đƣợc bố trí ngay đầu dẫy của khu nhà cũ của UBND cạnh lối vào cổng sau nên ít ngƣời qua lại. Vì thế chị em cũng an tâm đến tham vấn không sợ bị nhiều ngƣời dòm ngó. Có đến 42% chị em tại nhóm HHD Đại Từ cho điểm đánh giá vị trí ở mức rất tốt và tốt trong khi tại nhóm HHD Thái Nguyên số ngƣời cho điểm đánh giá vị trí ở mức rất tốt và tốt chỉ chiếm 20%. Nhƣ vậy có thể nói vị trí điạ điểm của phòng tham vấn cũng rất quan trọng, nó ảnh hƣởng rất nhiều tới tâm lý của ngƣời đƣợc tham vấn. Chị Thúy H 29 tuổi – có con trai bị nhiễm HIV nói: “ Thú thực mình rất ngại xuống sinh hoạt tại nhóm HHD Thái Nguyên vì phòng tham vấn ở ngay gần đƣờng đi lớn, nhiều ngƣời qua lại, cạnh khu làm việc nhiều ngƣời ở đó. Đôi khi họ không nhìn mình

nhƣng mình thì cứ phải ngó trƣớc ngó sau sợ gặp ai đó quen mặt. Còn ở đây mình thấy thoải mái hơn vì lối đi gần nhƣ riêng biệt, ít ngƣời qua lại, tách biệt khu làm việc của ủy ban.”

Từ các số liệu thu thập đƣợc và kết quả của phỏng vấn sâu có thể thấy sự tác động của cơ sở vật chất tới sự hài lòng của thân chủ với hoạt động tham vấn cho phụ nữ HIV/AIDS tại nhóm thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tại nhóm HHD Thái Nguyên có 10% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá điều kiện cơ sở vật chất của nhóm là rất tốt, 40% đánh giá là tốt, 48% đánh giá mức độ trung bình và 2% đánh giá chất lƣợng kém. Tại nhóm HHD Đại Từ có 2% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá điều kiện cơ sở vật chất của nhóm là rất tốt, 16% đánh giá là tốt, 68% đánh giá mức độ trung bình và 14% đánh giá chất lƣợng kém. Sự đánh giá này cũng chỉ mang tính tƣơng đối bởi vì nhóm phụ nữ này cũng dựa trên cảm nhận của các cá nhân và không theo tiêu chuẩn nào. Nhiều ngƣời mới chỉ tham gia tham vấn tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên nên họ không có sự so sánh với các trung tâm khác. Chị N.V thành viên nhóm chia sẻ “Tôi chỉ biết đến tham vấn khi tham gia sinh hoạt nhóm HHD, từ đó đến nay tôi cũng chưa tham vấn ở nơi nào khác vì thế về phía tôi mà nói. Cơ sở như vậy là tốt rồi, có nơi để sinh hoạt và tham vấn đã là điều may mắn cho chúng tôi rồi.” Nhƣng qua đánh giá cũng có thế thấy về cơ sở vật chất tại nhóm HHD Đại Từ hạn chế hơn hẳn do điều kiện nằm xa khu trung tâm, mƣợn lại phòng làm việc cũ của ủy ban và gần nhƣ một nhánh của HHD nên các trang thiết bị và tài liệu tập trung chủ yếu ở HHD Thái Nguyên.

Ngoài việc lấy thông tin từ ngƣời đƣợc tham vấn (phụ nữ nhiễm HIV) nghiên cứu cũng lấy ý kiến đánh giá từ NTV để so sánh sự đánh giá giữa ngƣời đƣợc tham vấn và ngƣời làm công tác tham vấn có cùng quan điểm hay không? Anh T cán bộ tham vấn chia sẻ: "Để mà so sánh cơ sở nào là tốt, cơ sở nào là không tốt thì rất khó, bởi chúng ta không chỉ căn cứ vào phòng tham vấn nào to đẹp, hay phòng tham vấn nào xấu. Mà bất cứ sự so sánh nào cũng nên căn cứ vào điều kiện phát triển ở mỗi vùng miền, nguồn lực tài chính ở mỗi trung tâm hay đối tượng hưởng thụ dịch vụ đó. Vì thế tôi nghĩ với điều kiện của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên thì duy trì được hoạt động tham vấn đã là điều rất tốt.” Cơ sở vật chất của nhóm

bộ tham gia tham vấn thì đó cũng là điều kiện tƣơng đối để duy trì hoạt động. Cả hai bên cùng cố gắng để khắc phục những hạn chế và tìm kiếm nguồn lực để xây dựng cơ sở ngày một tốt hơn.

Chất lƣợng tham vấn là yếu tố đáng quan tâm, tác động trực tiếp đến sự hài lòng của TC với hoạt động tham vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại nhóm HHD Thái Nguyên có 16% đánh giá rất tốt, 52% đánh giá tốt và 32% đánh giá bình thƣờng và nhóm HHD Đại Từ có 8% đánh giá rất tốt, 54% đánh giá tốt và 38% đánh giá bình thƣờng. Chị M.H chia sẻ: "Tôi cũng đã sử dụng dịch vụ tham vấn ở một số nơi rồi nhưng nhìn chung mà nói tôi thấy chất lượng hoạt động tham vấn của nhóm HHD Thái Nguyên là tốt, tôi cảm thấy hài lòng với những gì hoạt động tham vấn mang lại, những thắc mắc về kiến thức được NTV giải thích, tâm lý căng thẳng lo sợ giảm đi rất nhiều và thái độ của NTV thì rất nhẹ nhàng và niềm nở, là người được tham vấn tôi thấy rất hài lòng. Tôi coi HHD Thái Nguyên như ngôi nhà thứ 2 của mình, cảm ơn HHD đã giúp chúng tôi có một nơi để chia sẻ tâm tình, một nơi để tìm đến khi gặp khó khăn trong cuộc sống". Sự đánh giá này cho thấy chất lƣợng tham vấn của 2 nhóm không quá chênh lệch do có cùng đội ngũ làm công tác tham vấn. sự chênh lệch này có thể do một số yếu tố về cơ sở vật chất mang lại. Tuy nhiên những đánh giá về chất lƣợng tham vấn cũng đƣợc xem là yếu tố tác động tích cực đến sự hài lòng của TC với hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS của nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên.

Thủ tục hành chính luôn là một trở ngại đối với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS khi tiếp cận các dịch vụ xã hội. Trong nghiên cứu này thủ tục hành chính cũng đƣợc xem xét nhƣ là nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và sự hài lòng của TC với hoạt động tham vấn. Tại nhóm HHD Thái Nguyên 70% ngƣời đƣợc hỏi trả lời thủ tục hành chính là tốt và rất tốt, 30% trả lời bình thƣờng và nhóm HHD Đại Từ 46 % ngƣời đƣợc hỏi trả lời thủ tục hành chính là tốt và rất tốt, 52% trả lời bình thƣờng và 2% trả lời kém. Chị M.T nói: "Là một người dân bình thường nhiều khi đi làm các thủ tục hành chính ở xã, phường, trường học, bệnh viện,... họ đã gặp rất nhiều khó khăn vì những giấy tờ và thủ tục phức tạp. Đối với chúng tôi thì lại càng khó, nhiều nơi gây khó khăn khiến chúng tôi phải đi lại nhiều lần thậm chí là bỏ cuộc.

Nhưng tôi thấy, thủ tục để tiếp cận với hoạt động tham vấn cũng rất đơn giản, có thể gọi điện hẹn trước hay đến gặp trực tiếp NTV, nếu NTV bận chúng tôi có thể để lại thông tin liên hệ để NTV liên lạc khi sắp xếp được thời gian. Thủ tục vào nhóm cũng đơn giản chúng tôi điền vào phiếu đăng ký có sẵn và cộng thêm người giới thiệu là có thể bắt đầu tham gia sinh hoạt, cộng thêm một số xác nhận từ địa phương để cán bộ có căn cứ làm chính sách chế độ cho chúng tôi. Tôi thấy không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV.AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 81)